Nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng sản phẩm trong công ty cổ phần phát triển công nghệ và thiết bị mỏ luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 02 pdf (Trang 76)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1.2. Nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm của Công ty

 Nhóm nhân tố khách quan bên ngoài :

- Môi trƣờng kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ: Trong giai đoạn tới, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu sau khi gia nhập WTO, tạo cơ hội cho Công ty tiếp cận nhanh và tận dụng triệt để những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học công nghệ thế giới đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm Manhetit. Đây là tiền đề cơ bản giúp đội ngũ kỹ sƣ, công nhân nâng cao năng lực hiểu biết và ứng dụng công nghệ tiến bộ nhất vào lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Tuy nhiên, kỹ thuật công nghệ trên thế giới phát

65

triển nhanh cũng chính là một thách thức đối với công tác sản xuất sản phẩm của công ty. Công ty không kịp thời áp dụng các công nghệ sản xuất mới sẽ nhanh chóng bị tụt hậu, khó cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Nhu cầu của thị trƣờng: Thị trƣờng chủ yếu của Công ty hiện nay là cung phục vụ công nghệ than cho Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - tức là tự mình cung cấp cho mình, trong khi đó rất nhiều cơ sở sản xuất than trong nƣớc có nhu cầu sử dụng sản phẩm Manhetit thay thế việc nhập khẩu sản phẩm này từ nƣớc ngoài, do đó cần phải phát triển hơn nữa thị trƣờng kinh doanh của Công ty, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.

- Hiệu lực của cơ chế quản lý nhà nƣớc: do tác động của chính sách khuyến khích đầu tƣ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nƣớc, nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp sản xuất Manhetit đã và đang đƣợc xây dựng làm tăng đối thủ cạnh tranh, khi đó công ty sẽ gặp khó khăn hơn trong việc phát triển thị trƣờng kinh doanh của mình.

 Những nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Lực lƣợng lao động trong doanh nghiệp: Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, đòi hỏi kỹ sƣ, công nhân làm việc tại Xƣởng sản xuất Manhetit phải nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm trong việc sản xuất, giao nhận hàng, công tác sau bán hàng.

- Máy móc, thiết bị bên trong của doanh nghiệp: Công ty đang sử dụng công nghệ nghiền, phân cấp, sau đó tuyển từ trên máy tuyển từ từ trƣờng yếu để lấy ra quặng tinh Manhetit cao cấp, hiện nay, các nƣớc trên thế giới đều đang sử dụng công nghệ này.

- Chất lƣợng nguyên vật liệu: Công ty sử dụng 03 nguồn quặng đầu vào cho sản xuất bột Manhetit trên dây chuyền sản xuất gồm 02 máy nghiền liên hoàn là quặng Lào Cai, quặng Phú Yên, quặng Phú Thọ. Nguyên liệu khi

66

nhận về đƣợc lấy mẫu theo quy định, ký mẫu lƣu với bên chủ phƣơng tiện vận chuyển, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào.

3.3.2. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty

Tại Công ty, công tác quản lý về chất lƣợng sản phẩm là công tác tổng hợp. Nó liên quan đến mọi ngƣời, mọi phòng ban và các cán bộ công nhân tại phân xƣởng sản xuất. Nhƣng ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất trƣớc ban giám đốc công ty là Quản đốc xƣởng. Đây là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về mặt kỹ thuật đối với sản phẩm của công ty. Chỉ đạo việc quản lý công tác đảm bảo chất lƣợng, quy trình công nghệ, kiểm tra chất lƣợng bán thành phẩm, sản phẩm trong quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của hệ thống chất lƣợng, thống nhất và hiệu chuẩn thiết bị đó.

a) Quản lý chất lƣợng trong khâu cung ứng

 Đối với quặng có nguồn gốc Lào Cai với tất cả các loại máy thì lƣợng vôi cấp kèm phải đảm bảo:

-Hàm lƣợng S trong quặng thô <2%: lƣợng vôi cấp kèm 7,5kg vôi đã tôi trên 1 tấn quặng đầu vào.

-Hàm lƣợng S trong quặng thô 2<S<5%: lƣợng vôi cấp kèm 12kg vôi đã tôi trên 1 tấn quặng đầu vào.

Khi hòa với nƣớc để tạo thành nƣớc vôi tôi đậm đặc trƣớc khi trộn với quặng, 1kg vôi tôi tƣơng ứng 2,5 lít nƣớc sạch. Đối với quặng có nguồn gốc khác, tùy theo chất lƣợng đầu vào sẽ có điều chỉnh phù hợp và có phƣơng án điều chỉnh quy trình kỹ thuật riêng cho từng loại quặng đầu vào do Giám đốc Công ty ban hành.

 Lƣợng nƣớc cấp vào để nghiền phải đạt tỷ lệ Rắn/Lỏng là 85/15 còn khi đƣa vào bơm xoáy lốc hoặc bơm đứng phải hòa lỏng theo tỷ lệ ngƣợc lại (15/85). Việc xác định tỷ lệ rắn lòng bằng phƣơng pháp lấy mẫu cắt dòng ở miệng tràn máy liên hoàn, đầu vào máy tuyển từ kết hợp kinh nghiệm thực tế.

67

 Bổ sung bi: bổ sung bi vào máy căn cứ sản lƣợng từng máy để bổ sung sao cho với quặng mịn là 0,6kg bi/tấn, siêu mịn là 1,7kg/tấn. Căn cứ vào điều kiện sản xuất thực tế, nếu không bổ sung đƣợc hàng ca thì ít nhất khi sản lƣợng đạt 250 tấn đến 300 tấn/máy phải bổ sung một lần theo quy định trên. Việc bổ sung bi còn có thể căn cứ vào chất lƣợng sản phẩm đầu ra (kiểm tra nhanh chỉ tiêu cỡ hạt mẫu cắt dòng sản phẩm).

 Với 02 máy liên hoàn: 06 tháng 1 lần đổ bi ra ngoài để tịnh lại bi trong máy: loại bỏ bi vỡ, nhỏ quá cỡ và bổ sung cho đủ theo quy định của máy. Khối lƣợng của bi trong máy tùy theo chất lƣợng quặng đầu vào sẽ có điều chỉnh phù hợp (máy to là 8000kg, máy nhỏ là 2700 kg)

 Máy tuyển từ: Năng suất tối đa 4 tấn/giờ, dùng nguồn nƣớc giếng khoan để tuyển. Việc xác định năng suất máy tuyển từ căn cứ vào lƣợng quặng cấp đầu vào của dât chuyền.

 Phải tổ chức bơm bùn thải ra ngoài khi lƣợng chất thải lắng trong bể vƣợt quá mức 2/3 thể tích (đối với bể chứa bùn thải) và ½ thể tích (đối với bể môi trƣờng). Tổ chức thuê, bốc xúc, vận chuyển bùn thải ra khu vực sân phơi bùn, đảm bảo sản xuất an toàn và vệ sinh môi trƣờng.

 Nạp nguyên liệu đầu vào:

Hiện tại Công ty sử dụng 03 nguồn quặng đầu vào cho sản xuất bột Manhetit trên dây chuyền sản xuất gồm 02 máy nghiền liên hoàn. Quặng cấp liên tục đúng quy định tùy thuộc vào sản phẩm mịn hay siêu mịn. Trƣớc khi xúc lên băng tải, quặng cần đƣợc tập kết tại đầu băng để tƣới nƣớc vôi (đối với quặng đầu vào có nguồn gốc từ Công ty mỏ đồng Sinh Quyền). Khối lƣợng cấp liệu quy định nhƣ sau:

68

Bảng 3.9. Nguồn nguyên vật liệu sản xuất Manhetit

STT Tên nguồn Chỉ tiêu chất lƣợng (%)

Năng suất cấp liệu máy nghiền

(tấn/h)

Ghi chú

γ– 0,074mm Fe3O4 Sk MN1 MN2

I Sản xuất bột Manhetit mịn

1 Quặng Lào Cai 80 82 3 – 7 4,5 3,5

2 Quặng Phú

Yên 75 89 0 4,5 3,5

3 Quặng Phú

Thọ 58 85 0 4 3

II Sản xuất bột Manhetit siêu mịn

1 Quặng Lào Cai 80 82 3 – 7 3,5 2,5

2 Quặng Phú

Yên 75 89 0 3,5 2,5

3 Quặng Phú

Thọ 58 85 0 3 2

Nguồn: Phòng vật tư

b) Quản lý chất lƣợng trong khâu sản xuất

 Sục rửa quặng:

-Xƣởng bố trí 01 ngƣời giảm sát sục rửa quặng thƣờng xuyên trong cả quá trình tuyển.

-Sau khi dừng máu bố trí 01 ngƣời tiến hành sục rửa, hoàn thiện sản phẩm tại bể trƣớc khi đóng bao ép nƣớc.

 Phơi, sấy đảo quặng:

-Trƣờng hợp thời tiết nắng ráo quặn thành phẩm sau khi kiểm tra chất lƣợng đảm bảo chất lƣợng cho phép, Quản đốc Xƣởng cho công nhân đóng

69

bao ép nƣớc sau đó chuyển ra sân phơi cuốc tới, 2.5-3 giờ đảo quặng một lần đảm bảo độ ẩm cho phép, tổ chức vận chuyển vào kho chứa quặng thành phẩm.

-Trƣờng hợp thời tiết mƣa ẩm, quặng phơi lâu khô, Quản đốc Xƣởng cho công nhân vận chuyển quặng đã phơi dở dang hoặc quặng đã đóng bao ép nƣớc để tổ chức sấy đảo quặng. Yêu cầu quặng sấy đƣợc đảo thƣờng xuyên 30 phút/lần và đảo từ trên xuống dƣới để tránh quặng bị cháy đổi màu. Khi sấy đến độ ẩm cho phép vận chuyển vào kho chứa thành phẩm.

-Không đƣợc trộn lẫn quặng sấy nóng với quặng ƣớt để nghiền đóng bao thành phẩm gây nên các phản ứng làm nóng cháy quặng, giảm chất lƣợng quặng (đặc biệt đối với quặng đầu vào có nguồn gốc từ Công ty mỏ đồng Sinh Quyền).

 Làm tơi quặng và đóng bao thành phẩm:

-Phải kiểm tra chất lƣợng của lô quặng rời trong kho trƣớc khi quá máy nghiền búa làm tơi để đóng bao quặng thành phẩm.

-Công ty quy định quặng thành phẩm cho phép đƣợc đóng bao. Trƣờng hợp chất lƣợng sản phẩm không đạt đƣợc yêu cầu tối thiểu trên yêu cầu thì không đƣợc đóng bao thành phẩm và xuất kho tiêu thụ cho khách hàng.

 Bảo quản kho thành phẩm và luân chuyển sản phẩm:

Để đảm bảo cung cấp hàng đảm bảo chất lƣợng, đối với quặng có nguồn gốc từ Lào Cai và nguồn quặng có hàm lƣợng lƣu huỳnh cao, để tránh tồn kho gây đóng vón sản phẩm Công ty quy định mức tồn kho thành phẩm Manhetit nhƣ sau:

+ Đối với Manhetit siêu mịn:

Thành phẩm đóng bao: ≤10 tấn

Thành phẩm khô chờ qua máy nghiền làm tơi, đóng bao: 50 tấn

70 + Đối với Manhetit ,ịn:

Thành phẩm đóng bao: 50 tấn

Thành phẩm khô chờ qua máy nghiền làm tơi, đóng bao: 100 tấn

Thành phẩm dở dang, ƣớt: 70 ÷ 100 tấn.

c) Thử nghiệm mẫu và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm

-Quặng đƣa vào sản xuất phải đƣợc phân tích chất lƣợng theo quy định TCVC – 6532:1999. Các phép thử nghiệm mẫu theo quy định đảm bảo các tính chất của Manhetit trên cơ sở thông số bắt buộc là: Độ ẩm W, thành phẩn độ hạt, làm lƣợng tổng Manhetit.

-Bộ phận thử nghiệm mẫu, kiểm tra phân tích chất lƣợng sản phẩm, Xƣởng sản xuất Manhetit quản lý và điều hành mọi hoạt động lấy mẫu theo tiêu chuẩn.

-Căn cứ vào điều kiện sản xuất thực tế của Xƣởng, bộ phận lấy mẫu chủ động đề xuất trang bị công vụ, dụng cụ lấy mẫu, phân tích mẫu cho phù hợp, đƣa ra quy trình lấy mẫu của mỗi khâu sản xuất nhƣ:

+ Manhetit đầu vào khi đã xuất kho; + Manhetit ƣớt đầu ra;

+ Manhetit thải tại bể bùn;

+ Manhetit thành phẩm đóng bao.

-Sản phẩm mỗi ca trong ngày phải đƣợc phân tích ngay và thông báo cho Quản đốc để điều hành chế độ nghiền hợp lý cho ca sau.

-Các mẫu phân tích phải ghi phiếu xác nhận vào sổ theo dõi. Phiếu phân tích phải lƣu hồ sơ quản lý theo từng lô quặng đầu vào có chữ ký của ngƣời phân tích và có xác nhận của Quản đốc để có biện pháp xử lý.

- Nếu lô hàng nào không đảm bảo chất lƣợng, khách hàng không công nhận thì công nhân trực tiếp sản xuất lô hàng đó và cán bộ phân tích kiểm tra

71

chất lƣợng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về vật chất theo quy định của Công ty, đồng thời hạ mức thƣởng thi đua.

-Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu phải đƣợc thực hiện đúng quy trình Công ty đã ban hành đối với tất cả các mẫu. Kết quả phân tích phải đƣợc ghi vào sổ và báo cáo về phòng Kỹ thuật.

3.4. Đánh giá hoạt động quản lý chất lƣợng sản phẩm tại Công ty CP Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ

3.4.1. Thành công

- Nhìn chung, công tác quản lý của Công ty đã đi vào ổn định, hệ thống văn bản trong hệ thống chất lƣợng đã đƣợc xây dựng tƣơng đối đầy đủ; công tác triển khai nhanh chóng, chặt chẽ, khoa học, tạo nên môi trƣờng chất lƣợng tốt.

- Chính sách chất lƣợng dễ hiểu, phản ánh đƣợc sự đổi mới trong nhận thức về chất lƣợng và hƣớng tới sự thỏa mãn của khách hàng.

- Việc quản lý nguồn nguyên vật liệu đầu vào tốt, nguồn nguyên vật liệu phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lƣợng đƣợc đề ra mới đƣợc đƣa vào sản xuất, các yêu cầu về chỉ tiêu chất lƣợng đƣợc phân loại rõ ràng với tùy từng nguồn nguyên vật liệu.

- Máy móc, thiết bị đƣợc trang bị để sản xuất Menhatit hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học, kỹ thuật trên thế giới, máy đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất và sử dụng.

- Công ty đã ban hành quy định về quản lý loại hình sản xuất và tiêu thụ Manhetit, theo đó, việc sản xuất Manhetit từ khâu cung ứng đến sản xuất và kiểm tra đều đƣợc thực hiện đúng quy trình, đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đúng và đủ chất lƣợng trƣớc khi đóng bao thành phẩm và xuất kho tiêu thụ cho khách hàng.

72

- Việc phân tích, kiểm tra sản phẩm đƣợc thực hiện đầy đủ, đúng quy trình và đƣợc ghi chép đầy đủ để kiểm soát, xử lý sai phạm (nếu có).

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Thị trƣờng kinh doanh Công ty hƣớng tới hiện nay chƣa rộng, mới chỉ bó hẹp trong việc sản xuất sản phẩm để tự cung ứng và cung cấp cho một vài doanh nghiệp sản xuất than trong nƣớc, trong khi hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế có nhu cầu sử dụng nguồn nguyên vật liệu này cho sản xuất tuyển than.

Nguyên nhân: Do sản phẩm sản xuất ra với số lƣợng ít, nên chƣa thể cung ứng nhiều cho các thị trƣờng bên ngoài.

- Quy trình quản lý chất lƣợng sản phẩm và biện pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm chƣa đƣợc quy định rõ ràng.

- Việc kiểm soát chất lƣợng sản phẩm chƣa tốt, do chƣa có một đội ngũ chuyên trách làm công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm, các kiểm soát viên hiện tại chỉ làm công việc kiêm nhiệm.

- Chƣa có nhiều biện pháp đào tạo nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho ngƣời lao động trong Công ty. Các công nhân mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức, tiếp nhận và thực hiện chỉ thị từ cấp trên giao xuống một cách máy móc mà chƣa có sự hiểu biết rõ ràng để vận hành và khai thác đƣợc hết những trình độ khoa học – kỹ thuật và máy móc mà Công ty đã trang bị. Việc đào tạo mới dừng lại ở lý thuyết chung chung, chƣa sâu, tài liệu hƣớng dẫn, tra cứu còn hạn chế và chủ yếu từ nƣớc ngoài, chƣa thực sự phù hợp với nền kinh tế của nƣớc ta hiện nay.

73

CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ MỎ

4.1. Dự báo triển vọng và định hƣớng phát triển của Công ty CP Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ

* Bối cảnh chung của nền kinh tế:

Việt Nam đang dần hội nhập vào nền kinh tế các khu vực, vì vậy, nƣớc ta đã tiến hành điều chỉnh chính sách thƣơng mại theo hƣớng minh bạch và thông thoáng hơn , ban hành nhiều luật và các văn bản dƣới luật để thực hiện cam kết đa phƣơng, mở cửa thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ, cũng nhƣ các giải pháp cải cách đồng bộ trong nƣớc nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vƣợt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Chính thì vậy, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển nhƣng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hội nhập do những hạn chế về công nghệ và quản lý. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng nhiều hơn trong việc phát huy tối đa các nguồn lực nhằm đạt đƣợc hiệu quả lao động cao nhất để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thƣơng trƣờng đang trên đà hội nhập quốc tế.

* Các mục tiêu định hƣớng:

Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh cụ thể của Công ty CP Phát triển Công nghệ và thiết bị Mỏ là tập trung nâng cao chất lƣợng hoạt động và thoả mãn khách hàng, cải tiến liên tục để đáp ứng mọi thay đổi của môi trƣờng, đầu tƣ mở rộng sản xuất, đáp ứng mọi thay đổi, mọi yêu cầu của thị trƣờng, Công ty

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng sản phẩm trong công ty cổ phần phát triển công nghệ và thiết bị mỏ luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 02 pdf (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)