Phỏng vấn sâu đốivới quản lý cấp cao trong Công ty

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng sản phẩm trong công ty cổ phần phát triển công nghệ và thiết bị mỏ luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 02 pdf (Trang 52)

5. Kết cấu luận văn

2.1.1.2. Phỏng vấn sâu đốivới quản lý cấp cao trong Công ty

Việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thƣờng tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng. Do đó đối tƣợng của nghiên cứu định tính đƣợc chọn trong phỏng vấn sâu là ban lãnh đạo, cán bộ quản lý trong Công ty.

Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa ngƣời đi hỏi và ngƣời đƣợc hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Theo Caplow (1970), phỏng vấn là phƣơng pháp đƣợc ƣa chuộng nhất trong các phƣơng pháp thu thập dữ liệu đƣợc sử dụng ở các nƣớc phƣơng Tây.

Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu (phụ lục 02). Trong quá trình phỏng vấn tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, trình độ chuyên môn và chức năng quản lý của họ, ngƣời phỏng vấn đặt ra các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra đƣợc những khía cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị.

Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực diện mặt đối mặt (face – to – face). Các câu trả lời đƣợc ngƣời phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi. Ngoài ra toàn bộ nội dung của cuộc phỏng vấn cũng đƣợc ghi âm. Theo L.TH.Baker (1994) thì trong trƣờng hợp này điều tra viên sẽ là yếu tố quyết định đối với tính khách quan và chính xác của thông tin. Do đó điều tra viên cần hiểu rõ cuộc phỏng vấn, cam kết hoàn thành phỏng vấn, giảm thiểu tối đa ảnh hƣởng của tính cách, tình cảm cá nhân lên cuộc phỏng vấn.

41

Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo phòng Kế toán, phòng Kế hoạch, Phòng tổng hợp và Phòng Vật tƣ.

Địa điểm phỏng vấn: Do tính chất công việc của ngƣời đƣợc phỏng vấn là ban lãnh đạo Công ty thƣờng bận bịu, vất vả nên địa điểm phỏng vấn đƣợc chọn là tại trụ sở Công ty CP Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, số 342 Ngô Gia Tự, Gia Lâm, Hà Nội.

Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo dài trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lƣợng cuộc phỏng vấn phù hợp.

Thời điểm phỏng vấn: Phỏng vấn viên sẽ điện thoại liên hệ trƣớc với các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tƣợng phỏng vấn sao cho ngƣời đƣợc hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện phỏng vấn viên.

Một số lưu ý trong quá trình phỏng vấn: Ngƣời phỏng vấn cần luôn giữ đƣợc tính trung lập trong suốt quá trình phỏng vấn. Trong bất kỳ trƣờng hợp nào phỏng vấn viên cũng không đƣợc để lộ quan điểm riêng của mình đối với vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt trong nghiên cứu này phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện sau khi đã có kết quả của nghiên cứu định lƣợng (bảng hỏi) do đó phỏng vấn viên càng cần trung lập tránh dẫn dắt cuộc phỏng vấn theo kết quả nghiên cứu định lƣợng đã có. Nhịp độ cuộc phỏng vấn là vừa phải, với những câu hỏi đòi hỏi ngƣời đƣợc phỏng vấn cần suy luận thì cần dành một khoảng thời gian nhƣng không quá dài. Mọi diễn biến trong cuộc phỏng vấn mặc dù đƣợc ghi âm toàn bộ nhƣng vẫn cần đƣợc phỏng vấn viên ghi chép đầy đủ, trung thực, rõ ràng bằng bút. Ngoài việc ghi chép các câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng

42

vấn, phỏng vấn viên chú ý ghi chú cả ngữ điệu, hành vi, nét mặt, điệu bộ của ngƣời trả lời.

Dữ liệu đƣợc thu thập từ năm 2012 đến năm 2014 thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. Để hỗ trợ việc thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng một thời gian biểu thực địa, trình bày chi tiết các thông tin về ngƣời tham gia, thời gian tiến hành phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn… Mọi thông tin thu thập đƣợc trong quá trình phỏng vấn sau khi dỡ băng sẽ đƣợc xử lý lôgic bằng cách đƣa các phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ lôgic của các sự kiện. Mục đích của xử lý định tính, nói cho cùng là nhận dạng bản chất và mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện.

2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiện tƣợng chứ chƣa thể hiện đƣợc bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tƣợng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã đƣợc công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu do các lý do:

- Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp ngƣời quyết định đƣa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trƣờng hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp.

- Ngay cả khi dữ liệu thứ cấp không giúp ích cho việc ra quyết định thì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề.

43

- Dữ liệu thứ cấp bên trong: Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Chẳng hạn nhƣ dữ liệu về doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng hay các chi phí khác sẽ đƣợc cung cấp đầy đủ thông qua các bảng báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Những thông tin khác có thể tìm kiếm lâu hơn nhƣng thật sự không khó khăn khi thu thập loại dữ liệu này.

Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp là thu thập đƣợc một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí.

- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài: Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã đƣợc xuất bản có đƣợc từ các nghiệp đoàn, chính phủ, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các hiệp hội thƣơng mại, các tổ chức chuyên môn, các ấn phẩm thƣơng mại, các tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp… Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ internet. Trong thực tế, có rất nhiều dữ liệu thứ cấp có thể sử dụng đƣợc và có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau.Vì vậy, điều quan trọng là phải phân loại nguồn dữ liệu để có một phƣơng thức tìm kiếm thích hợp.

Tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp với:

- Nguồn bên trong: tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014. Báo cáo tài chính trong 3 năm, chất lƣợng sản phẩm và công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm tại Công ty.

- Nguồn bên ngoài: Chủ yếu là các tài liệu liên quan đến lý luận về nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đó là các giáo trình, sách nghiên cứu khoa học, các luận văn khóa trƣớc.

44

2.1.3. Phương pháp thống kê

Thống kê các kết quả thu đƣợc từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.

2.1.4. Phương pháp phân tích

Căn cứ vào các câu trả lời thu đƣợc từ cán bộ tại công ty qua phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn để phân tích thực trạng nâng cao chất lƣợng sản phẩm của Công ty, từ đó đánh giá và đƣa ra các giải pháp phù hợp.

2.1.5. Phương pháp tổng hợp

Căn cứ vào kết quả thu đƣợc từ phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn chuyên gia, nguồn dữ liệu ngoại vi để đƣa ra các kết luận để nâng cao chất lƣợng sản phẩm tại công ty.

2.2. Phân tích quá trình nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thể hiện qua tổng hợp quá trình nghiên cứu dƣới đây:

Hình 2.2. Sơ đồ phân tích quá trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả nghiên cứu

Căn cứ trên tên đề tài nghiên cứu và điều kiện thực tiễn thực hiện luận văn cũng nhƣ điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Công nghệ và thiết bị Mỏ, tác giả đề xuất lịch trình nghiên cứu nhƣ sau :

- Bƣớc 1 : Xác định vấn đề và mục đích nghiên cứu

- Bƣớc 2: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới chất lƣợng sản phẩm và quản lý chất lƣợng sản phẩm

Vấn đề và mục

đích nghiên cứu Cơ sở lý luận

Tìm kiếm thông tin dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

Kết luận, kiến nghị và đề xuất

Phân tích, so

45

- Bƣớc 3: Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả tiến hành sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia để tìm các vấn đề liên quan tới quản lý chất lƣợng sản phẩm tại Công ty.

Thu thập dữ liệu thứ cấp về hoạt động công tác chất lƣợng sản phẩm và quản lý chất lƣợng sản phẩm của Công ty CP Công nghệ và Thiết bị Mỏ. - Bƣớc 4: Tổng hợp thông tin thu thập đƣợc

- Bƣớc 5 : Phân tích thực trạng quản lý chất lƣợng sản phẩm của Công ty Cổ phẩn Công nghệ và Thiết bị Mỏ.

- Bƣớc 6: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng sản phẩm của Công ty.

2.3. Khung nghiên cứu

Dựa trên cơ sở khoa học về Hệ thống tài liệu nghiên cứu trong chƣơng 1, tác giả xin đƣa ra khung nghiên cứu về chất lƣợng sản phẩm và quản lý chất lƣợng sản phẩm của Công ty CP Phát triển Công nghệ và thiết bị Mỏ ở chƣơng 3.

Hình 2.3. Khung nghiên cứu chất lƣợng sản phẩm

Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu

Chất lƣợng sản phẩm Tính năng của

sản phẩm

Tuổi thọ của sản phẩm

Độ tin cậy của sản phẩm Độ an toàn của sản phẩm Tính tiện dụng Tính kinh tế Yếu tố vô hình Dịch vụ kèm theo Các yêu cầu từ khách hàng Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

46

Hình 2.4. Khung nghiên cứu quản lý chất lƣợng sản phẩm

Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu

Quản lý chất lƣợng sản phẩm Khâu thiết kế Khâu cung ứng Khâu sản xuất Nguồn lực của doanh nghiệp Chất lƣợng sản phẩm

47

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ

THIẾT BỊ MỎ

3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty CP Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ

3.1.1. Khái quát chung về Công ty CP Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. - Tên viết tắt: CPCTM.

- Tên giao dịch quốc tế: Development of Mining technology and Equipment Joint Stock Company.

- Vốn điều lệ: 3.332.000.000 VNĐ.

- Số ngƣời lao động trong Công ty: 320 ngƣời.

- Trụ sở chính: Số 3 Phan Đình Giót – Phƣơng Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội.

- Văn phòng đặt tại địa chỉ: 342 Ngô Gia Tự - Long Viên – Hà Nội. - Điện thoại: 04.38647871.

- Fax: 04.36641487. - Website: cpctm.com.vn.

- Vào ngày 01/10/2014, Công ty chuyển từ Công ty TNHH 1 thành viên Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin thành Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ căn cứ vào quyết định số 1210/QĐ-HĐTV ngày 16/6/2014 của Hội đồng thành viên Tập đoàn.

48

- Công ty Cổ phần Công nghệ và Thiết bị Mỏ có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập; có con dấu riêng; đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; đƣợc đăng ký doanh nghiệp; đƣợc tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ phù hợp với Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

3.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty

- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác; - Sản xuất thiết bị điện khác;

- Sửa chữa thiết bị khác;

- Hoạt động kiến trúc và tƣ vấn kỹ thuật có liên quan; - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;

- Khai khoáng khác chƣa đƣợc phân vào đâu; - Sản xuất khác chƣa đƣợc phân vào đâu;

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác.

3.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty

* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mỗi liên hệ phụ thuộc lẫn nhau đƣợc chuyên môn hóa và có trách nhiệm, quyền hạn nhất định, đƣợc bố trí thành những cấp những khâu khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích

49

chung của Công ty, hiện nay sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm phòng ban và đội nhƣ sau:

Hình 3. 1. Cơ cấu tổ chức Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

* Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các phòng ban

Trong Công ty tùy theo trách nhiệm cụ thể mà các phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhƣng lại phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cho hoạt động của Công ty đƣợc thông suốt.

- Giám đốc: là ngƣời có quyền hành cao nhất chịu mọi trách nhiệm với nhà nƣớc và cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó giám đốc kỹ thuật: là ngƣời chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, kiểm tra giám sát toàn bộ khâu kỹ thuật trong sản xuất, an toàn lao động, Đội Thí nghiệm hiệu chỉnh I Đội Thí nghiệm hiệu chỉnh II Xƣởng sửa chữa và phục hồi thiết bị mỏ Xƣởng sản xuất bột quặng Manhêtít

50

đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu đề ra các giải pháp đổi mới kỹ thuật, đầu tƣ chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng cao chất lƣợng sản phẩm.

- Phó giám đốc nội chính: là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành công tác Đảng, đoàn thể, phong trào thi đua, an ninh trật tự, đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

- Phòng tài chính kế toán: giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê kế toán, quản lý hoạt động tài chính của Công ty, điều hòa phân phối tổ chức sử dụng vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nƣớc, là nơi phân bổ nguồn thu nhập, tích lũy. Theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dƣới hình thức vốn để phản ánh cụ thể chi phí đầu vào và đầu ra.

- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, điều động sản xuất, xây dựng sửa đổi định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu.

- Phòng tổ chức lao động tiền lƣơng: có trách nhiệm lƣu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Tham mƣu cho giám đốc bố trí, sử dụng lao động, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, xây dựng sửa đổi định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng phù hợp với từng thời kỳ nhằm khuyến khích sản xuất.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng sản phẩm trong công ty cổ phần phát triển công nghệ và thiết bị mỏ luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 01 02 pdf (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)