Hải miên phân bố ở khắp các vùng biển trên thế giới, chúng xuất hiện ở tất cả các dải độ sâu, tại các dải ven bờ không bị ô nhiễm. Sự phân phố tập trung nhiều trong khu vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song chi phối trực tiếp là dạng địa hình (độ nghiêng nền đáy, độ dốc đáy), độ trong của nƣớc biển, cƣờng độ thuỷ động học và phụ thuộc vào từng đối tƣợng loài khác nhau. Cồn Cỏ nằm ở khu vực ven bờ miền Trung, vùng biển có nhiệt độ nƣớc thƣờng xuyên cao trên 200
C, chịu ảnh hƣởng lớn của biển khơi và ít bị ảnh hƣởng từ nguồn nƣớc từ lục địa, là điều kiện thuận lợi cho các loài hải miên phát triển. Kết quả khảo sát về ranh giới phân bố hải miên theo độ sâu và vùng phân bố tập trung của một số vùng rạn xung quanh đảo Cồn Cỏ đƣợc thể hiện ở hình 3.16, khoảng độ sâu đƣợc tính bằng mét so với 0 m hải đồ.
Từ hình 3.21 cho thấy, hải miên bắt gặp phân bố trên tất cả các điểm khảo sát từ độ sâu 3 m đến 21 m. Số loài bắt gặp nhiều nhất ở khu vực trạm 4 có 22 loài (độ sâu 6 m), khu vực trạm 3 có 21 loài (độ sâu 7 m). Càng dƣới sâu thì sự bắt gặp hải miên
52
càng ít. Tại trạm 1 có 8 loài (độ sâu 21 m) và trạm 6 có 9 loài (độ sâu 20 m), trạm 14 có 7 loài (độ sâu 16m), trạm 15 (10 m) có số lƣợng loài ít nhất (4 loài) (hình 3.16).
Đặc điểm phân bố tập trung thành phần loài của quần xã hải miên thƣờng từ độ sâu 3m đến 10m tùy thuộc vào từng khu vực, giới hạn phân bố sâu cao nhất 21m là vùng rạn thuộc phía bắc đảo Cồn Cỏ, các vùng rạn khác độ sâu dao động trong khoảng 12 đến 16m nƣớc. Địa hình đáy biển Cồn Cỏ đặc trƣng là đáy đá cứng, đáy là các rạn san hô. Mặt khác, khu vực tập trung phân bố hải miên nhiều cũng là khu vực có rạn đá, rạn san hô hoặc đáy cứng, ít chịu ảnh hƣởng của sóng gió và có độ sâu vừa phải. Điển hình nhƣ khu vực phía trong đảo có trạm 3 và trạm 4 có dải độ sâu từ 6 đến 7 m có số loài nhiều nhất là từ 21 đến 22 loài/trạm (hình 3.21).
Hình 3. 21. Phân bố hải miên theo độ sâu khảo sát
3.2.3. Quan hệ giữa điều kiện môi trường với đặc điểm phân bố
Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis về sự phân bố hải miên giữa các trạm nghiên cứu thể hiện ở hình 3.22. Mức tƣơng đồng các trạm nghiên cứu 75% chia thành 7 nhóm: trạm 13, trạm 7, trạm 8; trạm 16, trạm 19, trạm 20, trạm 6, trạm 5, trạm 21, trạm 4, trạm 18, trạm 3, trạm 17; trạm 2; trạm 12; trạm 11, trạm 14, trạm 9, trạm 10; trạm 1 và trạm 15. Trong đó, trạm có mức tƣơng đồng cao nhất (gần 100%) thuộc cặp trạm 9 và trạm 10, mức tƣơng đồng gần 95% thuộc về cặp trạm 5 và trạm 21.
53
Hình 3. 22. Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng của hải miên tại các trạm nghiên cứu
Trên không gian phân bố hai chiều MSD cũng cho thấy mối tƣơng đồng giữa các trạm nghiên cứu đều cao hơn 75% đƣợc chia thành 7 nhóm riêng biệt. Các trạm càng gần nhau có mức tƣơng đồng càng cao, các trạm càng xa nhau thì có mức tƣơng đồng càng thấp. Trạm gần nhau nhất, có mức tƣơng đồng phân bố hải miên cao nhất điển hình nhƣ trạm 9 và trạm 10. Trạm xa nhau, có mức tƣơng đồng thấp nhất, điển hình nhƣ trạm 15 với trạm 7, trạm 8 (hình 3.23).
Có sự khác nhau về tính tƣơng đồng giữa các trạm nhiên cứu, có thể giải thích là do cấu trúc nền đáy xung quanh đảo Cồn Cỏ chủ yếu là đáy cứng và hầu hết các trạm nghiên cứu đều có sự phân bố của hải miên thể hiện bằng giá trị độ phủ của hải miên khung định lƣợng. Nhƣ vậy, cấu trúc nền đáy tại vùng biển ven đảo Cồn Cỏ là môi trƣờng phù hợp cho hải miên phân bố.
54
Hình 3. 23. Không gian 2 chiều MDS của hải miên tại các trạm nghiên cứu
3.2.4. Mối quan hệ phân bố giữa Hải miên với các hợp phần đáy khác nhau
3.2.4.1. Chỉ số tương đồng Bray - Curtis
Dựa trên số liệu độ phủ của hải miên trên khung định lƣợng, cùng với độ phủ của 09 hợp phần đáy nhƣ: san hô cứng, san hô mềm, đá và san hô chết, san hô mới chết, san hô gãy vụn, rong cỏ, cát, bùn và nhóm khác, tiến hành tính chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis về phân bố hải miên với hợp phần đáy (hình 3.24).
Kết quả phân tích cho thấy, phân bố của hải miên với các hợp phần đáy có sự khác nhau và chia thành 04 nhóm ở mức tƣơng đồng 45%. Nhóm 1 là bùn, nhóm 2 là san hô cứng, đá và san hô chết, san hô mềm, cát, rong biển, nhóm 3 là san hô mới chết, san hô gãy vụn và nhóm 4 là nhóm khác. Tính tƣơng đồng cao (80%) là nhóm có sự xuất hiện của hải miên với hợp phần có san hô cứng, san hô mềm, đá và san hô chết,…hay nói cách khác sự phân bố hải miên thể hiện trên các hợp phần đáy cứng chiếm tỷ lệ cao. Ngƣợc lại, chỉ số tƣơng đồng giữa hải miên với hợp phần đáy có bùn thấp biểu hiện bằng mức độ càng xa nhau của nhánh có bùn và hải miên. Nên sự xuất hiện của hải miên ở nền đáy có bùn có tính tƣơng đồng thấp (nhỏ hơn 20%) (hình 3.24).
55
Hình 3. 24. Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng của phân bố hải miên với các 9 hợp phần đáy
Trên không gian phân bố hai chiều MSD thể hiện rõ hơn mối quan hệ về sự phân bố của hải miên với các hợp phần đáy (hình 3.25). Các điểm càng gần nhau thì có mức tƣơng đồng càng cao. Nhóm có hải miên gồm có san hô mềm, rong cỏ, san hô cứng, đá và san hô chết, cát có mức tƣơng đồng 40%; đây là các yếu tố cố định và biểu hiện bằng các điểm trên biểu đồ gần sự phân bố hải miên nhất. Do đó, sự phân bố hải miên hải miên có mối liên quan với các yếu tố trên là nhiều hơn với các yếu tố nhƣ nhóm khác hay với bùn.
56
Hình 3. 25. Không gian 2 chiều MSD của hải miên với 9 hợp phần đáy
Nhìn chung, qua biểu đồ càng chứng tỏ sự phân bố của hải miên phù hợp với đặc tính sống bám đáy và trong môi trƣờng có sự phân bố của các sinh vật. Những nơi có nền đáy cứng và có sinh vật sống (san hô cứng, san hô mềm, rong cỏ,…) đều có sự xuất hiện của hải miên. Nền đáy có bùn hoặc san hô mới chết hoặc nhóm sinh vật khác thì sự xuất hiện của hải miên thấp hơn. Nhƣ vậy, sự phân bố của hải miên gắn bó chặt chẽ với môi trƣờng có nền đáy cứng (đáy đá, rạn san hô), đồng thời trên nền đáy có sự phân bố của các sinh vật nhƣ san hô mềm, rong cỏ, san hô cứng. Điều đó bổ sung cho thực tế rằng, những khu vực có hải miên miên phân bố thì thƣờng có rất nhiều loài cùng sinh sống.
3.2.4.2. Một số đặc điểm đặc trưng của hải miên
Hải miên có cấu trúc xốp đặc biệt, rỗng bên trong nên là môi trƣờng ký sinh của hầu hết các động vật đáy và các loài cá. Các loài cá, các loài ốc, hàu hà và đặc biệt là các loài đuôi rắn chúng sinh sống trong thân của hải miên rất nhiều. Cơ thể hải miên cũng là nơi ký sinh của nhiều loài vi khuẩn, trong quá trình sinh sống chúng tiết ra các độc tố. Đây là quá trình cộng sinh giúp một số loài hải miên chống lại một số loài cá và các động vật khác. Nhờ đó mà các loài sống ký sinh trên hải miên cũng tồn tại và phát triển đƣợc.
57
Hải miên cũng có cấu đặc trƣng là những gai silic nhỏ, sắc nhọn và cứng. Cùng với độc tố gây ngứa, gây độc với kẻ săn mồi. Đây cũng là hình thức tự vệ tích cực giúp hải miên sống đƣợc trong rạn san hô, trong môi trƣờng nhiều địch hại.
Hình thức cạnh tranh môi trƣờng sống còn thể hiện rõ giữa hải miên và san hô. Hải miên bám trên rạn san hô sống, dần dần tiết độc tố làm chết san hô. Nhờ phƣơng thức sống này mà ngày nay, các nhà khoa học quan tâm để chiết xuất một số hoạt tính sinh học hiện có ở các loài hải miên phục vụ đời sống con ngƣời.
Hải miên thích nghi rất tốt, chúng phân bố ở hầu hết các thủy vực; nƣớc mặn, nƣớc ngọt. Phân bố ở các độ sâu khác nhau từ trên triều đến dƣới triều, sâu dƣới đáy đại dƣơng hàng trăm mét vẫn thấy sự xuất hiện của hải miên. Mỗi loài hải miên thích nghi với một kiểu nền đáy khác nhau. Có loài phân bố trên đáy bùn, có những loài phân bố trên nền đáy cát, rong cỏ biển và rạn san hô nhƣng đa số các loài phân bố trên nền đáy cứng nhƣ nền đá, rạn san hô.
Xestospongia testudinaria Loài Neopetrosia exigua (màu vàng)
Loài Cinachyrella sp. Loài Biemna sp.
58
3.3. Hiện trạng nguồn lợi
3.3.1. Mật độ, sinh khối
3.3.1.1. Theo đới rạn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hải miên phân bố trên tất cả các mặt cắt thuộc các đới rạn khác nhau. Sự phân bố không đồng đều thể hiện ở số đo về mật độ trung bình tập đoàn/m2 và khối lƣợng trung bình tập đoàn/m2. Với mật độ trung bình tập đoàn/m2 tập trung lớn nhất ở khu vực chân rạn, mật độ thu đƣợc trung bình trên khu vực này là 16,38 tập đoàn/m2 khung định lƣợng. Thấp nhất là khu vực dốc rạn, mật độ trung bình là 4,30 tập đoàn/m2.
Về khối lƣợng tập đoàn trên khung định lƣợng có xu hƣớng ngƣợc lại với phân bố mật độ, ở khu vực mặt bằng rạn khối lƣợng thu đƣợc trung bình lớn nhất là 109,24 g/m2, khu vực dốc rạn khối lƣợng trung bình là 97,09 g/m2, khu vực chân rạn có khối lƣợng thấp nhất, trung bình là 89,57 g/m2
(hình 3.27). Kết quả không tƣơng đồng về mật độ trung bình cá thể với khối lƣợng trung bình cá thể trên đơn vị khung định lƣợng nhƣ vậy đƣợc giải thích là do cấu trúc đặc biệt của hải miên. Hải miên là động vật có cấu trúc phức tạp. Ở một số loài nhƣ trong nhóm Haliclona spp. Cơ thể chúng xốp và rất nhẹ, hầu nhƣ toàn bộ cơ thể chỉ là cấu trúc bó xƣơng silic. Nhóm này lại chiếm đa số số lƣợng loài 23 loài (hình 3.4) trong khi đó những loài Rhabdastrella globostellata, Neopetrosia exigua tuy xuất hiện với mật độ ít nhƣng chúng tạo thành những tập đoàn lớn bao phủ lên nền đáy. Cơ thể chúng có cấu tạo bởi lớp thịt dày nên khối lƣợng chúng lớn. Đặc biệt một số loài trong cơ thể có lẫn cả cát, sỏi nhỏ nhƣ loài
59
Hình 3. 27. Mật độ và khối lƣợng tập đoàn hải miên phân theo đới rạn
3.3.1.2. Theo dải độ sâu
Sự phân bố của hải miên theo dải độ sâu cũng rất đa dạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở các dải độ sâu khác nhau thì mật độ trung bình tập đoàn phân bố khác nhau (dao động từ 4,22 - 13,17 tập đoàn/m2
). Mật độ trung bình lớn nhất thuộc dải độ sâu 15-21 m (trung bình 13,17 tập đoàn/m2), sau đó tới dải độ sâu 5-10 m (trung bình 10,26 tập đoàn/m2, dải độ sâu 10-15 m mật độ thấp hơn (trung bình 4,75 tập đoàn/m2), thấp nhất dải độ sâu 0-5 m (trung bình 4,22 tập đoàn/m2).
Về khối lƣợng trung bình tập đoàn (g/m2 khung định lƣợng) có sự khác nhau rõ rệt. Khối lƣợng lớn nhất đo đƣợc nằm trong khu vực có dải độ sâu từ 0-5 m trung bình là 170,99 g/m2, sau đó đến dải độ sâu từ 15-21 m khối lƣợng trung bình là 141,52 g/m2, dải độ sâu 5-10 m có khối lƣợng trung bình là 85,87 g/m2 và khu vực có khối lƣợng trung bình thấp nhất ở dải độ sâu từ 10-15 m khối lƣợng trung bình thu đƣợc là 43,82 g/m2 (hình 3.28).
Nhƣ vậy, ở những khu vực mặt bằng rạn quanh đảo, có dải độ sâu thấp (0-10 m) tuy có mật độ trung bình tập đoàn/m2 thấp nhƣng lại tập trung khối lƣợng lớn hơn
60
những khu vực khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ trung bình tập đoàn/m2 hải miên tỷ lệ thuận với độ sâu phân bố và tỷ lệ nghịch với khối lƣợng trung bình (g/m2).
Hình 3. 28. Mật độ và khối lƣợng tập đoàn hải miên phân theo dải độ sâu
3.3.2. Trữ lượng tức thời
Dựa trên kết quả thống kê phân bố mật độ và khối lƣợng trung bình trên khung định lƣợng của một số loài hải miên thƣờng gặp. Kết hợp với phƣơng pháp Matatow có sử dụng định vị GPS để xác định diện tích phân bố rạn san hô và phƣơng pháp khảo sát lặn Scuba xác định điện tích phân bố thực tế của hải miên. Căn cứ trên bản đồ quy hoạch khu bảo tồn biển Cồn Cỏ có tổng diện tích là 4302 ha diện tích phân bố rạn san hô (bao gồm vùng lõi, vùng đệm và vùng phát triển) [4]. Giới hạn khu vực nghiên cứu trong phạm vi độ sâu 21 m nƣớc có tổng diện tích khoảng 274 ha làm cơ sở cho việc tính trữ lƣợng tức thời nguồn lợi các loài hải miên thƣờng gặp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng trữ lƣợng tức thời của các loài hải miên thƣờng gặp tại khu vực biển đảo Cồn Cỏ đến độ sâu 21 m nƣớc là khoảng 276,217 tấn.
3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn nguồn lợi hải miên
Để thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi hải miên tại vùng biển ven đảo Cồn Cỏ, tác giả đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
61
3.4.1. Giải pháp cơ chế chính sách và hành chính
- Theo Quyết định số 2090/QĐ-UBND ngày 14/10/2009, của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thành lập KBTB đảo Cồn Cỏ. Theo đó, quy mô KBTB đảo Cồn Cỏ có tổng diện tích là 4.532 ha, bao gồm 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 534 ha, phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 1.392 ha, phân khu phát triển có diện tích 2.376 ha. Đây đƣợc coi là khu bảo tồn loài, sinh cảnh thủy sinh, đáp ứng các tiêu chí là khu vực tự nhiên, là môi trƣờng sống, sinh trƣởng và phát triển của các loài động thực vật có giá trị kinh tế và khoa học, giáo dục, đặc biệt là góp phần xây dựng huyện đảo Cồn Cỏ trở thành huyện đảo du lịch và giải trí trong thời gian tới. - Nghiêm chỉnh thực hiện Luật Thủy sản (2003). Điều 6 của Luật Thủy sản đã đề cập đến việc nghiêm cấm khai thác, huỷ hoại trái phép các bãi san hô, bãi rong cỏ biển nhằm bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn biển Cồn Cỏ. Vì sự phân bố của nhóm hải miên gắn bó mật thiết với hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái rong cỏ biển.
- Nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tƣớng chính phủ về Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020. Nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để sớm thành lập Khu bảo tồn biển Phú Quý. Thực hiện Nghị định 57/2008/NĐ-TTg ngày 2/5/2008 về việc Ban hành quy chế hoạt động các Khu bảo tồn biển. Điều 5 trong Nghị định này đề cập đến việc tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát triển các loài động thực vật thuỷ sinh.
3.4.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
Hiện nay, giá trị của hải miên hầu nhƣ rất ít đƣợc biết đến. Ngoài những giá trị về đa dạng sinh học còn có những giá trị rất lớn lao về y học phục vụ đời sống. Cho nên cần phải có các giải pháp tuyên truyền, giáo dục cộng đồng để mọi ngƣời hiểu và có ý thức bảo vệ nguồn lợi nhƣ:
- Tổ chức các buổi tập huấn, giáo dục cộng đồng, phổ biến, thông tin tuyên truyền những hiểu biết về giá trị nguồn lợi và vai trò quan trọng của các rạn san hô,