Loài Haliclona (Gellius) cymaeformis (Esper, 1794)
- Vị trí phân loại Giới: Động vật Ngành: Porifera Lớp: Desmospongiae Bộ: Haplosclerida Họ: Chalinidae Giống: Haliclona
Loài: Haliclona (Gellius) cymaeformis (Esper, 1794) [42, 43]
- Mô tả đặc điểm loài:
+ Hình thái: Cơ thể mọc dài ra chia thành nhiều nhánh, bám, phủ trên nền đáy + Màu sắc: Xanh (sắc tố diệp lục), đôi khi màu xanh lá cây và màu xanh vàng + Lỗ bề mặt: Có lỗ nhỏ trên các nhánh cành.
+ Bề mặt: Xốp, ráp. + Cảm nhận: xốp, dai
+ Cấu trúc xƣơng: kiểu isodictyal reticulate, có xƣơng nằm rải rác. + Vi xƣơng lớn: xƣơng oxeas 2-4 x 90-140µm
+ Các vi xƣơng nhỏ: Sigma nhỏ: 1x 12-15µm + Độ sâu phân bố: từ 1-20 m
+ Thủy vực: nƣớc mặn
Hình ảnh sống Cấu trúc xƣơng
44
Loài Rhabdastrella globostellata (Carter, 1883)
- Vị trí phân loại: Giới: Động vật Ngành: Porifera Lớp: Desmospongiae Bộ: Tetractinellida Họ: Ancorinidae Giống: Rhabdastrella
Loài: Rhabdastrella globostellata (Carter, 1883)[42, 43]
- Mô tả đặc điểm loài:
+ Hình thái: Hình cầu, lớn
+ Màu sắc: Màu vàng cam sáng hoặc màu socola. Bên trong màu vàng tƣơi.. + Lỗ bề mặt: Có nhiều lỗ bề mặt, to và rõ.
+ Bề mặt: Sần sùi
+ Cảm nhận: Dày dặc, không nén đƣợc.
+ Cấu trúc xƣơng: Tạo thành bó lớn, nằm rải rác. + Vi xƣơng lớn: Oxaes dài 1-37 x 260-1450µm.
Orthotriaenes: 11-26 x 498-923µm Oxyspheraster euasters: 9-50µm. + Độ sâu phân bố: từ 1-20 m
+ Thủy vực: nƣớc mặn
Hình ảnh sống Cấu trúc xƣơng Vi xƣơng
45
Loài: Neopetrosia exigua (Kirkpatrick, 1900)
- Vị trí phân loại: Giới: Động vật Ngành: Porifera Lớp: Desmospongiae Bộ: Haplosclerida Họ: Petrosiidae Giống: Neopetrosia
Loài: Neopetrosia exigua (Kirkpatrick, 1900) [42, 43]
- Mô tả đặc điểm loài:
+ Hình thái: Bám, phủ trên nền đáy cứng tạo thành những nếp gấp dựng đứng, nếp gấp dựng đứng giống nhƣ những ngón tay, thấp.
+ Màu sắc: Có màu nâu sẫm, kem; màu nâu, màu vàng nâu, màu đỏ
+ Lỗ bề mặt: Có nhiều lỗ phân bố trên đỉnh của những nếp gấp đó và có đƣờng kính từ 1-2 mm
+ Bề mặt: mịn
+ Cảm nhận: Giòn, dễ vỡ, bẻ rất dễ dàng + Cấu trúc xƣơng bên ngoài: không có
+ Cấu trúc xƣơng bên trong: Các xƣơng nhỏ nằm trong các bó, dòng tăng dần dày đặc hơn so với kết nối
+ Vi xƣơng lớn: xƣơng oxeas 5,5 x 100-135 + Các vi xƣơng nhỏ: không có
+ Độ sâu phân bố: từ 1-15 m Thủy vực: nƣớc mặn
Hình ảnh sống Cấu trúc xƣơng Vi xƣơng
46
Cinachyrella australiensis (Carter, 1886)
- Vị trí phân loại: Giới: Động vật Ngành: Porifera Lớp: Desmospongiae Bộ: Tetractinellida Họ: Tertillidae Giống: Cinachyrella
Loài: Cinachyrella australiensis (Carter, 1886) [42, 43]. Tên thƣờng gọi: Hải miên quả cam, hải miên bóng golf.
- Mô tả đặc điểm loài:
+ Hình thái: Hình cầu, có kích thƣớc từ 1,5 – 2,5 cm
+ Màu sắc: Có trầm tích đáy bao phủ, bên trong thƣờng có màu cam, vàng + Lỗ bề mặt: Có nhiều lỗ xuất hiện trên bề mặt, lỗ thƣờng lớn.
+ Bề mặt: Ráp, có những gai (mịn nhƣ lông) bao phủ, có nhiều lỗ xuất hiện + Cảm nhận: Cứng, khó nén
+ Cấu trúc xƣơng bên ngoài: Nhiều gai xƣơng nhô ra bên ngoài + Cấu trúc xƣơng bên trong: Xƣơng tạo thành bó nhô ra bên ngoài + Vi xƣơng lớn: Loại xƣơng Oxea: rất dài 7.000-9.000µm,
Loại xƣơng Anatriaenes: dài >1000µm Loại xƣơng Protriaenes: dài > 1000µm + Vi xƣơng nhỏ: Loại xƣơng Sigmas: 14-20µm,
Loại xƣơng raphides thành từng bó nhỏ: dài khoảng 150µm + Độ sâu phân bố: từ 1-20 m
+ Thủy vực: nƣớc mặn
Hình ảnh Cấu trúc xƣơng Vi xƣơng
47
Chondrilla mixta (Schulze, 1877)
- Vị trí phân loại: Giới: Động vật Ngành: Porifera Lớp: Desmospongiae Bộ: Chondrillida Họ: Chondrillidae Giống: Chondrilla
Loài: Chondrilla mixta (Schulze, 1877) [42, 43]
- Mô tả đặc điểm loài:
+ Hình thái: Cơ thể bám phủ trên thành mảng dày trên đá, rạn san hô. Cấu trúc đặc có độ dày 3-5 mm, cá biệt có cho dày khoảng 1cm.
+ Màu sắc: Màu đen, bên trong màu trắng. + Bề mặt: Nhẵn mịn, bóng.
+ Cảm nhận: Mềm, khó xé, cảm giác nhƣ cao su.
+ Cấu trúc xƣơng: Các xƣơng hình cầu (Spheraster và oxyspherasters) nằm trong lớp collagen dày.
+ Vi xƣơng lớn: Spheraster và oxyspherasters có đƣờng kính từ 70-135µm + Các vi xƣơng nhỏ: Spheraster và oxyspherasters nhỏ có đƣờng kính từ 10-15- 30-65µm.
+ Độ sâu phân bố: từ 1-20 m + Thủy vực: nƣớc mặn
Hình ảnh Cấu trúc xƣơng Vi xƣơng
48
3.1.4. Chỉ số tương đồng
Trên cơ sở bản đồ quy hoạch khu bảo tồn biển Cồn Cỏ phân vùng khu vực bảo vệ và với thực tế khảo sát. Để đánh giá mức độ tƣơng đồng thành phần loài hải miên vùng ven đảo Cồn Cỏ, tác giả chia khu vực biển Cồn Cỏ thành 02 vùng là vùng trong (phía tây) và vùng ngoài (phía đông), sử dụng công thức Sorensen (S) để đánh giá. Khu vực vùng trong là khu vực bao gồm các mặt cắt nhƣ sau: trạm 4, trạm 21, trạm 3, trạm 16, trạm 17, trạm 18, trạm 20. Khu vực vùng ngoài bao gồm các mặt cắt sau: trạm 1, trạm 2, trạm 7, trạm 8, trạm 5, trạm 6, trạm 9, trạm 10, trạm 11, trạm 19, trạm 13, trạm 14, trạm 15, trạm 12 (hình 3.19).
Chỉ số S theo công thức Sorensen (S) có giá trị từ 0 đến 1, S càng gần 1 thì chỉ số tƣơng đồng loài giữa các khu vực nghiên cứu càng cao. Các mức phân chia để đánh giá nhƣ sau : mức ít tƣơng đồng (S từ 0 đến 0,34), mức tƣơng đồng vừa (S từ 0,35 đến 0,69) và mức rất tƣơng đồng (S từ 0,7 đến 1). Kết quả tính toán cho thấy, chỉ số tƣơng đồng của vùng trong (phía tây) và vùng ngoài (phía đông) có giá trị S = 0,58. Nhƣ vậy, chỉ số S thuộc mức tƣơng đồng vừa, mức độ giống nhau về thành phần loài là 58%.
49
Hình 3. 19. Phân chia các trạm khảo khảo sát theo vùng địa lý đảo Cồn Cỏ 3.2. Đặc điểm phân bố
3.2.1. Phân bố Hải miên theo nền đáy
Để đánh giá mức độ phân bố theo nền đáy của hải miên trong các chuyến điều tra, khảo sát năm 2013 và 2014, căn cứ vào điều kiện địa hình, dạng nền đáy, rạn san hô, bãi triều, bãi đá, vị trí phân bố của các nhóm hải miên. Luận văn đã tổng hợp trên 21 mặt cắt khảo sát để nghiên cứu, phân tích và đánh giá. Kết quả cho thấy, có sự khác
Vùng trong (phía tây)
Vùng ngoài (phía đông)
50
nhau tƣơng đối về sự phân bố của các loài hải miên ở vùng biển ven đảo Cồn Cỏ. Khu vực trạm 4 có số loài đa dạng nhất với 22 loài hải miên đƣợc xác định. Tiếp đến là khu vực trạm 3 là 21 loài, thứ 3 khu vực trạm 16 là 18 loài, khu vực trạm 17 là 15 loài, hai khu vực trạm 2 và trạm 21 có 12 loài, khu vực trạm 7 có 11 loài, các khu vực trạm 9, trạm 12 có 10 loài, thấp nhất là khu vực trạm 15 với 4 loài đƣợc xác định (hình 3.20).
Hình 3. 20. Số loài hải miên đƣợc xác định tại các khu vực
Sự khác nhau về số lƣợng loài phân bố ở các khu vực nghiên cứu, khảo sát chủ yếu là do địa hình và chất đáy. Theo kết quả báo cáo đề tài KC.09.04/06-10 [3] thì dạng địa hình dải thềm biển Cồn Cỏ có bề mặt khá bằng phẳng, có nơi mở rộng đến 200 m. Xung quanh đảo mực nƣớc thƣờng dao động từ 3-10 m độ sâu. Khu vực có bãi đá cứng phù hợp cho phân bố sống bám của các loài hải miên.
Với những đánh giá ở trên kết hợp với kiểu địa hình và chất đáy ở từng khu vực nghiên cứu, có thể ghi nhận sự phân bố của hải miên ven đảo Cồn Cỏ chủ yếu trên ba kiểu dạng địa hình đáy chính sau:
- Dạng đáy cát có lẫn vụn, vỏ động vật thân mềm, vụn san hô chết: Đây là dạng đáy phổ biến ở các vùng triều ven đảo phía Đông, Đông Nam Cồn Cỏ. Dạng đáy này thƣờng khá bằng phẳng, rộng và có độ dốc nhỏ, độ cao từ 3 - 10 m. Phân bố trên dạng đáy này chủ yếu là các loài Clathria reinwardti (Vosmaer, 1880), Haliclona (Gelius)
51
angulata (Bowerbank, 1866), Spirastrella cunctatrix (Schmidt, 1868), Dragmacidon reticulatum (Ridley & Dendy, 1886), Mycale sp.và một số loài khác.
- Dạng đáy đá và rạn san hô chết: Đây là dạng đáy khá phổ biến ở ven đảo Cồn Cỏ. Dạng đáy này thƣờng hẹp và có độ dốc lớn hơn dạng đáy cát có lẫn vụn, vỏ động vật thân mềm, vụn san hô chết. Những chỗ rộng hơn thƣờng là phần tiếp giáp phía ngoài của dạng đáy cát lẫn vụn, vỏ động vật thân mềm và san hô chết. Phân bố phổ biến trên dạng đáy này là các loài Lendenfeldia cf. chondrodes, Ptilocaulis walpersii
(Duchassaing & Michelotti, 1864), Haliclona spp..
- Dạng đáy là rạn san hô: Đây là dạng đáy phổ biến nhất ở ven đảo Cồn Cỏ. Dạng đáy này thƣờng hẹp và có độ dốc lớn hơn hai loại đáy trên. Tuy nhiên cũng có một số khu vực dạng đáy này tƣơng đối thoải và khá rộng nhƣ khu vực phía Bắc, phía Đông và Đông Nam Cồn Cỏ. Các loài hải miên phân bố trên dạng địa hình này chủ yếu thuộc các loài Corticium candelabrum (Schmidt, 1862), Haliclona (Gellius) fibulata (Schmidt, 1862), Rhabdastrella distincta (Thiele, 1900), Clathria reinwardti (Vosmaer, 1880), Spirastrella cunctatrix (Schmidt, 1868), Spheciospongia sp.
3.2.2. Phân bố Hải miên theo độ sâu
Hải miên phân bố ở khắp các vùng biển trên thế giới, chúng xuất hiện ở tất cả các dải độ sâu, tại các dải ven bờ không bị ô nhiễm. Sự phân phố tập trung nhiều trong khu vực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song chi phối trực tiếp là dạng địa hình (độ nghiêng nền đáy, độ dốc đáy), độ trong của nƣớc biển, cƣờng độ thuỷ động học và phụ thuộc vào từng đối tƣợng loài khác nhau. Cồn Cỏ nằm ở khu vực ven bờ miền Trung, vùng biển có nhiệt độ nƣớc thƣờng xuyên cao trên 200
C, chịu ảnh hƣởng lớn của biển khơi và ít bị ảnh hƣởng từ nguồn nƣớc từ lục địa, là điều kiện thuận lợi cho các loài hải miên phát triển. Kết quả khảo sát về ranh giới phân bố hải miên theo độ sâu và vùng phân bố tập trung của một số vùng rạn xung quanh đảo Cồn Cỏ đƣợc thể hiện ở hình 3.16, khoảng độ sâu đƣợc tính bằng mét so với 0 m hải đồ.
Từ hình 3.21 cho thấy, hải miên bắt gặp phân bố trên tất cả các điểm khảo sát từ độ sâu 3 m đến 21 m. Số loài bắt gặp nhiều nhất ở khu vực trạm 4 có 22 loài (độ sâu 6 m), khu vực trạm 3 có 21 loài (độ sâu 7 m). Càng dƣới sâu thì sự bắt gặp hải miên
52
càng ít. Tại trạm 1 có 8 loài (độ sâu 21 m) và trạm 6 có 9 loài (độ sâu 20 m), trạm 14 có 7 loài (độ sâu 16m), trạm 15 (10 m) có số lƣợng loài ít nhất (4 loài) (hình 3.16).
Đặc điểm phân bố tập trung thành phần loài của quần xã hải miên thƣờng từ độ sâu 3m đến 10m tùy thuộc vào từng khu vực, giới hạn phân bố sâu cao nhất 21m là vùng rạn thuộc phía bắc đảo Cồn Cỏ, các vùng rạn khác độ sâu dao động trong khoảng 12 đến 16m nƣớc. Địa hình đáy biển Cồn Cỏ đặc trƣng là đáy đá cứng, đáy là các rạn san hô. Mặt khác, khu vực tập trung phân bố hải miên nhiều cũng là khu vực có rạn đá, rạn san hô hoặc đáy cứng, ít chịu ảnh hƣởng của sóng gió và có độ sâu vừa phải. Điển hình nhƣ khu vực phía trong đảo có trạm 3 và trạm 4 có dải độ sâu từ 6 đến 7 m có số loài nhiều nhất là từ 21 đến 22 loài/trạm (hình 3.21).
Hình 3. 21. Phân bố hải miên theo độ sâu khảo sát
3.2.3. Quan hệ giữa điều kiện môi trường với đặc điểm phân bố
Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis về sự phân bố hải miên giữa các trạm nghiên cứu thể hiện ở hình 3.22. Mức tƣơng đồng các trạm nghiên cứu 75% chia thành 7 nhóm: trạm 13, trạm 7, trạm 8; trạm 16, trạm 19, trạm 20, trạm 6, trạm 5, trạm 21, trạm 4, trạm 18, trạm 3, trạm 17; trạm 2; trạm 12; trạm 11, trạm 14, trạm 9, trạm 10; trạm 1 và trạm 15. Trong đó, trạm có mức tƣơng đồng cao nhất (gần 100%) thuộc cặp trạm 9 và trạm 10, mức tƣơng đồng gần 95% thuộc về cặp trạm 5 và trạm 21.
53
Hình 3. 22. Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng của hải miên tại các trạm nghiên cứu
Trên không gian phân bố hai chiều MSD cũng cho thấy mối tƣơng đồng giữa các trạm nghiên cứu đều cao hơn 75% đƣợc chia thành 7 nhóm riêng biệt. Các trạm càng gần nhau có mức tƣơng đồng càng cao, các trạm càng xa nhau thì có mức tƣơng đồng càng thấp. Trạm gần nhau nhất, có mức tƣơng đồng phân bố hải miên cao nhất điển hình nhƣ trạm 9 và trạm 10. Trạm xa nhau, có mức tƣơng đồng thấp nhất, điển hình nhƣ trạm 15 với trạm 7, trạm 8 (hình 3.23).
Có sự khác nhau về tính tƣơng đồng giữa các trạm nhiên cứu, có thể giải thích là do cấu trúc nền đáy xung quanh đảo Cồn Cỏ chủ yếu là đáy cứng và hầu hết các trạm nghiên cứu đều có sự phân bố của hải miên thể hiện bằng giá trị độ phủ của hải miên khung định lƣợng. Nhƣ vậy, cấu trúc nền đáy tại vùng biển ven đảo Cồn Cỏ là môi trƣờng phù hợp cho hải miên phân bố.
54
Hình 3. 23. Không gian 2 chiều MDS của hải miên tại các trạm nghiên cứu
3.2.4. Mối quan hệ phân bố giữa Hải miên với các hợp phần đáy khác nhau
3.2.4.1. Chỉ số tương đồng Bray - Curtis
Dựa trên số liệu độ phủ của hải miên trên khung định lƣợng, cùng với độ phủ của 09 hợp phần đáy nhƣ: san hô cứng, san hô mềm, đá và san hô chết, san hô mới chết, san hô gãy vụn, rong cỏ, cát, bùn và nhóm khác, tiến hành tính chỉ số tƣơng đồng Bray-Curtis về phân bố hải miên với hợp phần đáy (hình 3.24).
Kết quả phân tích cho thấy, phân bố của hải miên với các hợp phần đáy có sự khác nhau và chia thành 04 nhóm ở mức tƣơng đồng 45%. Nhóm 1 là bùn, nhóm 2 là san hô cứng, đá và san hô chết, san hô mềm, cát, rong biển, nhóm 3 là san hô mới chết, san hô gãy vụn và nhóm 4 là nhóm khác. Tính tƣơng đồng cao (80%) là nhóm có sự xuất hiện của hải miên với hợp phần có san hô cứng, san hô mềm, đá và san hô chết,…hay nói cách khác sự phân bố hải miên thể hiện trên các hợp phần đáy cứng chiếm tỷ lệ cao. Ngƣợc lại, chỉ số tƣơng đồng giữa hải miên với hợp phần đáy có bùn thấp biểu hiện bằng mức độ càng xa nhau của nhánh có bùn và hải miên. Nên sự xuất hiện của hải miên ở nền đáy có bùn có tính tƣơng đồng thấp (nhỏ hơn 20%) (hình 3.24).
55
Hình 3. 24. Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng của phân bố hải miên với các 9 hợp phần đáy
Trên không gian phân bố hai chiều MSD thể hiện rõ hơn mối quan hệ về sự phân bố của hải miên với các hợp phần đáy (hình 3.25). Các điểm càng gần nhau thì có mức tƣơng đồng càng cao. Nhóm có hải miên gồm có san hô mềm, rong cỏ, san hô cứng, đá và san hô chết, cát có mức tƣơng đồng 40%; đây là các yếu tố cố định và biểu hiện bằng các điểm trên biểu đồ gần sự phân bố hải miên nhất. Do đó, sự phân bố hải miên hải miên có mối liên quan với các yếu tố trên là nhiều hơn với các yếu tố nhƣ nhóm khác hay với bùn.
56
Hình 3. 25. Không gian 2 chiều MSD của hải miên với 9 hợp phần đáy
Nhìn chung, qua biểu đồ càng chứng tỏ sự phân bố của hải miên phù hợp với đặc tính sống bám đáy và trong môi trƣờng có sự phân bố của các sinh vật. Những nơi có nền đáy cứng và có sinh vật sống (san hô cứng, san hô mềm, rong cỏ,…) đều có sự xuất hiện của hải miên. Nền đáy có bùn hoặc san hô mới chết hoặc nhóm sinh vật khác thì sự xuất hiện của hải miên thấp hơn. Nhƣ vậy, sự phân bố của hải miên gắn bó chặt chẽ với môi trƣờng có nền đáy cứng (đáy đá, rạn san hô), đồng thời trên nền đáy có sự