Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và nguồn lợi hải miên ở vùng biển ven đảo tại đảo cồn cỏ tỉnh quảng trị (Trang 26 - 27)

Năm 1898, Lindgren [29] đã ghi nhâ ̣n 20 loài hải miên ở vùng biển Nha Trang nhƣng không có loài nào thuô ̣c nhóm hải miên đào đ áy (excavating sponge). Đến năm 1952, trong báo cáo khu hê ̣ đô ̣ng vâ ̣t đáy ở vùng biển Đông Dƣơng , Dawydoff đã thống kê la ̣i 20 loài mà Lindgren ghi nhận . Năm 1961 [28], Lévi công bố thành phần 28 loài của khu hệ hải miên ở Việt Nam , đây là công trình đầu tiên báo cáo riêng về đối tƣơ ̣ng hải miên ở vùng biển Viê ̣t Nam.

Năm 1984, trong chuyến khảo sát của tàu nghiên cƣ́u RV «Odissey» ở vùng biển sâu xa bờ Viê ̣t nam , Oleg P. Poltarukha, nhà khoa học thuộc Viện Hà n Lâm khoa ho ̣c Nga đã bắt gă ̣p các mẫu vâ ̣t hải miên ở đô ̣ sâu 450-500 m (Oleg P. Poltarukha, 2010). Đó là các loài Scalpellum stearnsii var. inerme, Arcoscalpellum sociabile sociabile

Rostratoverruca intexta. Cùng ở vùng biển sâu miề n Trung và biển sâu xa bờ , trong chƣơng trình điều tra nguồn lợi san hô đỏ , Lê Doãn Dũng đã ghi nhâ ̣n 3 loài hải miên thuô ̣c ho ̣ Clathrinidae ở đô ̣ sâu 200-350 m. Tuy nhiên, số mẫu thu đƣợc rất ít , tần suất bắt gă ̣p thấp cho thấy mƣ́c đô ̣ phong phú của hải miên ở vùng biển sâu xa bờ Viê ̣t Nam không cao.

Tại Việt Nam có tác giả Thái Trần Bái [5] nêu lên những đặc điểm chung của ngành động vật thân lỗ nói chung và những hiểu biết về vai trò và tác dụng cuả loài động vật này đối với hệ sinh thái tại Việt Nam nhƣng chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện.

Năm 2002, Hooper [22] đã đƣa ra danh mục các loài hải miên bắt gặp ở vùng biển Đông, trong đó có Việt Nam có 161 loài thuộc 3 lớp. Lớp Hexactinellida có 22 loài, 2 họ, và chiếm 1,3% tổng số loài; tiếp theo là Calcarea có 6 loài, 3 họ chiếm 3,7%. Đa số nằm trong lớp Desmosponge với 153 loài, chiếm 95% tổng số loài đã ghi nhận ở Việt Nam.

Công trình nghiên cứu đa dạng sinh học hải miên gần đây nhất đã đƣợc thực hiện bởi các nhà khoa học ngƣời Ý và Viện sinh thái tài nguyên sinh vật trong khuôn khổ hợp tác triển khai chƣơng trình “Hợp tác khoa học công nghệ (2002-2005): Nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn ven biển Việt Nam” đã khảo sát đa dạng sinh học hải miên ở hồ trong hang động và vùng ven đảo Vịnh Hạ Long. Kết quả nghiên cứu đƣợc

14

đã bắt gặp 63 loài hải miên mềm. Trong số 46 loài bắt gặp ở hồ trong hang động, có 23 loài không bắt gặp ở các hệ sinh thái biển bên ngoài thuộc vùng Vịnh Hạ Long. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm 12 loài lần đầu tiên đƣợc ghi nhận tại Việt Nam [7].

Theo nghiên cứu của Châu Văn Minh và các cộng sự (2007) [1] trong đề tài Nghiên cứu thành phần phần hóa học của loài hải miên Xestospongia testudinaria thu thập tại Việt Nam, kết quả đã phân lập đƣợc 8 hợp chất là saringosterol (1), 5,8 - epidioxycholest -6-en-3-ol (2), cholest-7-en-3-one (3), cholesterol (4), thymidine (5), thymine (6), batilol (7) và chimyl alcohol (8) từ cặn chiết metatnol của loài hải miên

Xestospongia testudinaria

Nhận xét chung

Trên thế giới, Hải miên là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu khá lâu. Đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản và nuôi những loài Hải miên có giá trị trong lĩnh vực y học và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Tuy nhiên, tại Việt Nam đối tƣợng này còn rất mới và hầu nhƣ chƣa có một nguồn tài liệu chính thống nào nêu lên đặc điểm sinh học, sinh sản phân bố của chúng trong vùng biển Việt Nam. Đã có khá nhiều chƣơng trình nghiên cứu về đa dạng sinh học và nguồn lợi hệ sinh thái rạn san hô của nhiều cơ quan đơn vị khác nhau nhƣ Viện Hải dƣơng học, Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển, Viện Nghiên cứu Hải sản, các dự án của WWF, DANIDA, IUCN… Nhƣng hải miên rất hạn chế đƣợc đề cập đến nhƣ các đối tƣợng hải sản khác về các thành phần loài, phân bố, trữ lƣợng, cũng nhƣ đặc điểm sinh học. Hải miên chỉ đƣợc biết đến là một hợp phần đáy, là một nhóm chỉ thị trong việc đánh giá sức khỏe hệ sinh thái rạn san hô. Do vậy, việc nghiên cứu này góp phần mô tả chi tiết danh mục thành phần loài, đánh giá trữ lƣợng, đặc điểm sinh học, mối quan hệ sinh thái sẽ là thông tin nền quan trọng cho việc nghiên cứu sâu hơn trong tƣơng lai, đặc biệt là việc chiết xuất các hợp chất tự nhiên phục vụ cho y dƣợc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và nguồn lợi hải miên ở vùng biển ven đảo tại đảo cồn cỏ tỉnh quảng trị (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)