Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và nguồn lợi hải miên ở vùng biển ven đảo tại đảo cồn cỏ tỉnh quảng trị (Trang 28)

Đặc điểm địa hình:

Đảo Cồn Cỏ đƣợc hình thành do kết quả phun trào của hoạt động núi lửa, tạo nên địa hình vòm thoải, cao ở giữa và thấp dần ra xung quanh đảo. Từ đặc điểm kiến tạo có thể thấy ở Cồn Cỏ những dạng địa hình chính sau đây:

+ Dạng địa hình thoải, tƣơng đối bằng: là dạng địa hình tƣơng đối cơ bản của đảo, phần lớn có độ dốc dƣới 80. Độ cao bình quân của dạng địa hình này so với mực nƣớc biển là 5 - 10 m. Đây là dạng địa hình thuận lợi để bố trí các khu dân cƣ, tổ chức các hoạt động kinh tế sản xuất và xây dựng các công trình phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - đời sống và an ninh quốc phòng.

16

+ Dạng địa hình đồi thấp: dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở khu vực đồi 63 gần trung tâm đảo và khu vực Đài tƣởng niệm (đồi 37). Khu đồi 63 (có độ cao 63 m, cao nhất đảo) đƣợc coi là chóp của núi lửa, có sƣờn dốc nhất của đảo (20 - 250

). Khu Đài tƣởng niệm là dải đồi yên ngựa với 2 điểm cao 36 và 37 m. Độ dốc sƣờn đồi từ 10 - 150 đến trên 200.

+ Dạng địa hình dải thềm biển: có bề mặt khá bằng phẳng, có nơi mở rộng đến 200 m. Dải thềm này phân bố chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam đảo với độ cao từ 4 - 7 m.

+ Dạng địa hình bãi biển: đây là dạng địa hình ít gặp ở đảo Cồn Cỏ. Chiều rộng của bãi thƣờng không quá 20 m đƣợc cấu thành bởi nền vụn san hô, đá cục xen lẫn đá tảng. Phân bố của các bãi này tập trung chủ yếu ở bến Hà Đông, bến Nghè và bến Tranh (phía Đông, Đông Nam và Nam đảo). Những bãi này nếu đƣợc đầu tƣ cải tạo có thể sử dụng làm bãi tắm cho hoạt động du lịch - nghỉ dƣỡng.

+ Ngoài những dạng địa hình đã nêu, trên đảo còn có dạng địa hình bờ mài mòn khá phổ biến quanh đảo (gồm các bờ mài mòn trên trầm tích vụn bở, trên đá gốc Neogen và trên lớp đá bazan). Những bờ mài mòn này có thể coi nhƣ chứng tích kiến tạo của tự nhiên, góp phần làm phong phú thêm cảnh quan của đảo và tạo ra sức hút cho các hoạt động du lịch sinh thái [2].

Đặc điểm địa chất

+ Lớp đá phun trào bazan: Phân bố cả trên cạn lẫn dƣới nƣớc ven bờ với bề dày lớp thay đổi từ 1,4 - 4,8 m. Thành phần là đá phun trào bazan với chỉ tiêu cơ lý nhƣ sau: độ ẩm tự nhiên 3,2%, khối lƣợng thể tích 2,04 g/cm2, khối lƣợng riêng 2,5 g/cm2, cƣờng độ nén phá hỏng 2,18 kg/cm2

.

+ Lớp cát sạn: phân bố rộng, bề dày từ 1 - 5,2 m. Thành phần chủ yếu là cát sạn lẫn đá và san hô, trạng thái chặt bão hòa nƣớc. Phân tích các chỉ tiêu cơ lý cho thấy: Thành phần hạt: trên 5 mm - 22,1%, 5 - 2 mm - 24,4%, từ 2 - 0,24 mm - 42,3%, từ 0,25 - 0,01 mm - 13,5% và dƣới 0,01 mm - dƣới 0,005 mm chiếm 1,7%. Chỉ tiêu khác: độ ẩm tự nhiên 17,8%, khối lƣợng thể tích 13,6 g/cm2, khối lƣợng riêng 2,81 g/cm2

, dung trọng chặt 1,69 g/cm2, áp lực tính toán quy ƣớc 3,5 kg/cm2

17

1.3.3. Khí tượng thủy văn

 Khí hậu:

Cồn Cỏ chịu ảnh hƣởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do ảnh hƣởng của chế độ khí hậu đại dƣơng nên những đặc điểm khí hậu mang sắc thái ôn hòa hơn so với khí hậu đất liền Quảng Trị. Những đặc điểm chính của chế độ khí hậu ở Cồn Cỏ nhƣ sau:

+ Chế độ nhiệt: Nền nhiệt bình quân trong năm là 25,30C, tuy nhiên biến động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn. Thấp nhất là 23,40C vào những tháng mùa đông và cao nhất là 27,90C vào các tháng mùa hạ.

+ Chế độ ẩm: Lƣợng mƣa bình quân trong năm khá cao 2.278 mm. Lƣợng mƣa tập trung cao nhất từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau (chiếm 73,6% lƣợng mƣa cả năm). Các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 9, 10 và 11 với lƣợng mƣa trung bình đạt khoảng 500 mm. Với lƣợng mƣa khá dồi dào và kéo dài hơn so với vùng đồng bằng Quảng Trị, nếu các hộ dân và những ngƣời sống trên đảo có giải pháp giữ nƣớc thì đây sẽ là nguồn nƣớc quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất trên đảo trong mùa khô, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nƣớc ngọt trên đảo.

Ở Cồn Cỏ lƣợng bốc hơi thấp, tổng lƣợng bốc hơi bình quân trong năm xấp xỉ 1.013 mm chỉ bằng khoảng 44,5% lƣợng mƣa. Tuy nhiên, có thời kỳ lƣợng bốc hơi cao hơn lƣợng mƣa (tháng 5, 6, 7), đây là thời gian khô hạn trên đảo, trong đó tháng 7 với lƣợng bốc hơi vƣợt lƣợng mƣa gần 2,1 lần. Với chế độ mƣa và lƣợng bốc hơi nhƣ trên, độ ẩm không khí của đảo khá tốt, bình quân trong năm 85%.

+ Chế độ gió: Tốc độ gió trung bình trong năm ở đảo Cồn Cỏ đạt 3,9 m/s, lớn hơn gió ở Côn Đảo (2,6 m/s) và Cồn Cỏ (2,9 m/s). Tốc độ gió nhỏ nhất là 2,7 m/s (tháng 4, 5), gió mạnh nhất ở các tháng 10 - 12 (4,6 - 5,3 m/s). Các hƣớng gió chính là hƣớng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây - Tây Bắc, Bắc và gió Tây Nam. Tuy nhiên chế độ gió trên đảo cũng tạo yếu tố thuận lợi để có thể khai thác điện năng từ gió.

+ Một số đặc điểm thời tiết khác ở Cồn Cỏ

Bão: Cồn Cỏ chịu ảnh hƣởng của chế độ bão miền Trung, là nơi hàng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão. Mùa bão thƣờng trùng với thời kỳ mƣa lớn tập trung và

18

kèm theo gió mạnh. Với chế độ bão miền Trung, vị trí của Cồn Cỏ càng đặc biệt quan trọng vì có thể trở thành nơi trú đậu, tránh gió bão an toàn cho tàu thuyền trên biển vào những lúc thời tiết khắc nghiệt.

Sương mù: Sƣơng mù thƣờng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trung bình mỗi năm có từ 22 - 24 ngày có sƣơng mù, mỗi tháng có từ 1 - 4 ngày có sƣơng mù.

Dông tố: Trung bình có 4 - 6 ngày dông/1 tháng. Tuy nhiên, các tháng 12 và tháng 1 không thấy xuất hiện dông.

Mây và nắng: Lƣợng mây ở Cồn Cỏ trung bình 7,4/10 bầu trời. Số giờ nắng hơn 1.900 giờ/năm và số ngày nắng trên 200 ngày/1 năm. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc ứng dụng điện mặt trời.

Chế độ thủy văn

+ Chế độ thủy triều: Cồn Cỏ nằm trong khu vực biển có chế độ bán nhật triều không đều và có mực nƣớc thủy triều không lớn: mực triều trung bình năm là 0,76m; lúc triều cƣờng là 0,9 - 1,2m và lúc ròng là 0,3 - 0,6m. Thời kỳ nƣớc triều mạnh từ tháng 9 đến hết tháng 1 năm sau, mạnh nhất là tháng 10, 11 (lúc triều cực đại có thể lên tới 1,4m). Thời kỳ triều nhỏ nhất khoảng các tháng 5, 6 và 7, vào giai đoạn này lúc triều cƣờng nhất đạt< 1m và triều ròng nhất 0,1m.

+ Đặc điểm sóng: Sóng ở Cồn Cỏ khá lớn và có 3 hƣớng thịnh hành. Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, hƣớng sóng thịnh hành là Đông Bắc; các tháng 4 - 6, sóng thịnh hành theo hƣớng Đông Nam và các tháng 7, 8 sóng thịnh hành là hƣớng Tây Nam. Độ cao trung bình của sóng là 0,7 - 0,9m, cao nhất có thể tới 3 - 3,5m. Trong dông và bão, sóng ở vùng biển Cồn Cỏ rất lớn, độ cao tới 6 - 7m, đặc biệt thời điểm cực đại trong bão (9/1979) độ cao sóng lên tới 9m.

+ Đặc điểm dòng chảy: Vùng biển Cồn Cỏ nằm trong khu vực có dòng chảy tƣơng đối mạnh và hƣớng dòng chảy thay đổi theo mùa. Các tháng 6 - 8 hƣớng chảy Đông Nam - Tây Bắc, tốc độ trung bình 0,6 hải lý/giờ. Những tháng còn lại dòng chảy có hƣớng Tây Bắc - Đông Nam với tốc độ trung bình 0,5 - 1,0 hải lý/giờ [2].

19

1.3.4. Một số đặc điểm và kết quả nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển Cồn Cỏ vật biển Cồn Cỏ

Công tác điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật biển Cồn Cỏ đƣợc tiến hành chủ yếu từ năm 1996 trở lại đây. Trong các năm 1996 - 1997, Viện Địa lý Hà Nội và Phân viện Hải dƣơng học Hải Phòng thuộc Viện Khoa học& Công nghệ Việt Nam đã tiến hành triển khai 3 đợt thực địa điều tra khảo sát Cồn Cỏ với nhiều chuyên ngành khác nhau nhằm xây dựng sơ đồ quy hoạch tổng thể Cồn Cỏ, kế hoạch di dân ra đảo, phát triển KT - XH và đảm bảo an ninh quốc phòng (Viện Địa lý, 1997). Năm 1999, nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng “Luận chứng khoa học kỹ thuật thiết lập và quản lý KBTB Cồn Cỏ”. Từ năm 2005 đến 2007, đề tài “Cá rạn - dốc thềm lục địa” khi nghiên cứu về cấu trúc RSH Cồn Cỏ đã cho biết không có sự thay đổi trong cấu trúc rạn. RSH Cồn Cỏ bao gồm 3 đới mặt bằng rạn, dốc rạn và chân rạn với các thành phần loài SHC và sinh vật sống đặc trƣng của mỗi đới (Đỗ Văn Khƣơng, 2008) [2].

Kết quả khảo sát của đề tài KC.09.04/06-10 cho thấyđa dạng sinh học (ĐDSH) các hệ sinh thái (HST) biển xung quanh đảo Cồn Cỏ khá cao so với các đảo khác trong vịnh Bắc Bộ. Có tổng số 164 loài thực vật phù du (TVPD) thuộc 3 ngành tảo: ngành tảo silic (Bacillariophyta), tảo giáp (Pyrrophyta) và tảo lam (Cyanophyta); 67 loài động vật phù du (ĐVPD) thuộc 3 nhóm chính nhóm giáp xác chân chèo (Copepoda) có 48 loài (chiếm 71,6%); nhóm giáp xác râu ngành (Cladocera) có 3 loài (chiếm 4,5%); nhóm giáp xác có vỏ (Ostracoda) có 3 loài (chiếm 4,5%); 52 loài rong biển thuộc 3 ngành: ngành rong nâu (Phaeophyta) có 15 loài thuộc 6 họ (chiếm 28,85% về tổng số loài), ngành rong đỏ (Rhodophyta) có 26 loài thuộc 11 họ (chiếm 50%) và ngành rong lục (Chlorophyta) có 11 loài thuộc 7 họ (chiếm 21,15%); 135 loài động vật đáy cỡ lớn thuộc 51 họ thuộc ngành thân mềm (Mollusca) chiếm ƣu thế trong cấu trúc động vật đáy của đảo với 99 loài thuộc 37 họ (chiếm 73,3% tổng số loài ĐVĐ); tiếp đến là ngành chân khớp (Arthropoda) (hầu hết là lớp giáp xác) có 24 loài thuộc 6 họ (chiếm 17,8%); ngành da gai (Echinodermata) có 12 loài thuộc 8 họ (chiếm 8,9%). Đặc biệt có 44 loài có giá trị kinh tế, 5 loài quý hiếm có nguy cơ đe doạ ở mức lớn và rất lớn; 90 loài cá rạn thuộc 48 giống và 25 họ thì có 43 loài có giá trị kinh tế, 2 loài có nguy cơ đe doạ ở mức lớn; và 114 loài san hô cứng thuộc 42 giống và 14 họ thì có 10

20

loài có nguy cơ đe doạ lớn và rất lớn đƣợc xác định phân bố xung quanh đảo Cồn Cỏ [3].

Nhận xét chung: Các kết quả nghiên cứu tại đảo Cồn Cỏ từ trƣớc tới nay chủ yếu tập trung nghiên cứu về đa dạng sinh học với những đối tƣợng cỡ lớn nhƣ cá rạn, giáp xác, da gai, ĐVPD, TVPD và những loài có giá trị kinh tế trực tiếp. Chƣa có một bất kỳ nghiên cứu riêng biệt về hải miên cũng nhƣ vai trò của hải miên đối với đời sống con ngƣời. Vì vậy, khoảng trống sự hiểu biết về thành phần loài hải miên, đặc điểm phân loại, phân bố và vai trò của hải miên vẫn chƣa đƣợc biết đến. Đây là vấn đề đƣợc đề cập và nghiên cứu của luận văn.

21

Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu, khảo sát ngoài thực địa: 02 chuyến khảo sát thực địa ven biển Cồn Cỏ vào tháng 5/2013 và tháng 10/2014.

- Thời gian nghiên cứu, phân tích, đánh giá trong phòng thí nghiệm: từ tháng 11/2013 đến tháng 3/2014.

Phạm vị nghiên cứu ngoài thực địa

Phạm vi nghiên cứu từ vùng triều ven bờ đến độ sâu khoảng 20m nƣớc so với mực nƣớc 0m hải đồ. Tiến hành khảo sát 1 đợt/năm x 2 năm (khảo sát đợt 1 vào tháng 5/2013 và khảo sát đợt 2 lặp lại vào tháng 10/2014). Khảo sát 21 trạm đại diện cho các vùng sinh thái ven đảo để đánh giá tốt nhất các chỉ tiêu nghiên cứu. Các trạm khảo sát đƣợc xác định vị trí bằng định vị toàn cầu GPS và đƣợc thực hiện lặp lại 2 lần trong hai năm (hình 2.1). Mỗi trạm tiến hành khảo sát ghi nhận thành phần loài, độ phủ hải miên và đặc điểm phân bố.

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu, phân tích đánh giá

- Nghiên cứu hiện trạng đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân loại, độ phủ, chỉ số tƣơng đồng.

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố: Phân bố theo nền đáy, phân bố theo độ sâu, mối quan hệ giữa: điều kiện môi trƣờng cơ bản với đặc điểm phân bố hải miên và mối quan hệ phân bố hải miên với các sinh vật khác.

- Phân tích hiện trạng nguồn lợi một số loài thƣờng gặp: mật độ sinh khối theo nền đáy, theo độ sâu và trữ lƣợng tức thời một số loài hải miên ƣu thế tại vùng biển ven đảo Cồn Cỏ.

22

23

Hình 2. 2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

2.3. Nguồn số liệu sử dụng

Số liệu thu thập, phân tích, sử dụng từ 02 chuyến điều tra; khảo sát tháng 5/2013 và tháng 10/2014 của đề tài: Khảo sát hiện trạng nguồn lợi hải miên trong

Nghiên cứu đặc điểm thành phần loài, phân bố và nguồn lợi Hải miên ở biển ven đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng đa dạng

thành phần loài

Điều tra, nghiên cứu đặc điểm phân bố Hiện trạng nguồn lợi một số loài thƣờng gặp Đặc điểm phân loại: (hình thái, đặc điểm gai xƣơng vi xƣơng) Mật độ, sinh khối (theo nền đáy, theo dải độ sâu) Trữ lƣợng nguồn lợi tức thời

- Đánh giá hiện trạng đa dạng TP loài, phân bố, độ phủ, trữ lƣợng nguồn lợi - Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn nguồn lợi hải miên.

Kết luận và đề xuất Đa dạng thành phần loài Chỉ số tƣơng đồng Đặc điểm phân bố Hải miên theo nền đáy Đặc điểm phân bố Hải miên theo độ sâu MQH điều kiện môi trƣờng cơ bản với đặc điểm phân bố hải miên MQH phân bố hải miên với các sinh vật

24

hệ sinh thái ven đảo và đánh giá khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho y dượcdo TS. Nguyễn Khắc Bát làm chủ nhiệm. Tôi là ngƣời trực tiếp tham gia.

Nguồn cơ sở dữ liệu nghiên cứu về đa dạng sinh học vùng biển Cồn Cỏ đang đƣợc lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hải sản và các tài liệu tham khảo trong và ngoài nƣớc khác.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, mẫu vật

 Thiết kế hệ thống điểm điều tra thu mẫu:

Hệ thống điểm điều tra và thu mẫu hải miên đƣợc thiết kế đại diện cho cả vùng rạn san hô và vùng ven đảo. Để đảm bảo thu thập mẫu vật và đánh giá nguồn lợi hải miên đƣợc chính xác, hệ thống điểm điều tra thu mẫu đƣợc thiết kế theo:

- Điều tra theo mặt rộng: Đánh giá phạm vi phân bố theo mặt rộng và mức độ đa dạng thành phần loài của vùng điều tra ở các mức thủy triều (triều cao, triều giữa, triều thấp và dƣới triều). Việc xác định giới hạn vùng triều dựa vào lịch thuỷ triều năm 2013 và 2014 theo từng địa điểm nghiên cứu.

- Điều tra theo mặt cắt: Đánh giá thành phần loài, phân bố, sinh lƣợng, trữ lƣợng... theo các dây mặt cắt. Trên mỗi trạm khảo sát tiến hành đánh giá độ phủ hải miên bằng khung định lƣợng có diện tích 1 m2 (kích thƣớc 01x01m) tại 04 vị trí khác nhau (ở các điểm 0 m; 25 m; 50 m; 75 m) của dây mặt cắt đó. Tọa độ, vị trí các mặt cắt tại mỗi khu vực khảo sát đƣợc xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS và cố định đảm bảo tính lặp lại theo không gian và thời gian trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài.

 Phƣơng pháp khảo sát, thu mẫu

Thu mẫu hải miên vùng dƣới triều dựa theo tài liệu hƣớng dẫn của English,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và nguồn lợi hải miên ở vùng biển ven đảo tại đảo cồn cỏ tỉnh quảng trị (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)