Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn hóa học lớp 10 chương trình cơ bản (Trang 124)

3.4.1. Xử lý kết quả thực nghiệm

3.4.1.1. Phân tích số liệu

Khi thực nghiệm: Các bài kiểm tra tại mỗi cặp do một GV chấm theo một biểu điểm chung. Để có thể so sánh kết quả thu được từ bài KT, phân tích sâu các số liệu thu được, chúng tôi thu gọn các bảng số liệu thành một vài số liệu tiêu biểu gọi là các tham số đặc trưng của bảng.

Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu về điểm số, về ý kiến nhận định của các GV và HS, chúng tôi tổng kết các kết quả lần lượt trong các bảng sau:

a. Kết quả thực nghiệm cặp TN1-ĐC1

Bảng 3.2: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy của cặp TN1-ĐC1

Điểm số xi số SV đạt điểm xi %SV đạt điểm xi % SV đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 2 0 5 0 5 3 1 4 2.63 10 2.63 15 4 5 9 13.16 22.5 15.79 37.5 5 4 6 10.53 15 26.32 52.5 6 9 6 23.68 15 50 67.5 7 10 8 26.32 20 76.32 87.5 8 7 4 18.42 10 94.74 97.5 9 1 1 2.63 2.5 97.37 100 10 1 0 2.63 0 100 100 38 40

Bảng 3.3: Kết quả học tập của học sinh của cặp TN1-ĐC1

YK TB K G

TN 15.79 34.21 44.74 5.26

ĐC 37.5 30 30 2.5

Bảng 3.4: Các tham số thống kê đặc trưng của cặp TN1-ĐC1

Lớp XTB S2 S V ε t

TN 6.37 2.46 1.57 24.60 0.25

2.70

ĐC 5.38 2.68 1.64 30.47 0.26

Chọn α = 0,05 với k = 38+40-2=76 ; 1,99 < t α,k <2,00

b. Kết quả thực nghiệm cặp TN2-ĐC2

Bảng 3.5: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy của cặp TN2-ĐC2

Điểm số xi số SV đạt điểm xi %SV đạt điểm xi % SV đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 2 0 5.13 0 5.13 3 3 4 7.69 10.26 7.69 15.38 4 5 9 12.82 23.08 20.51 38.46 5 7 8 17.95 20.51 38.46 58.97 6 9 6 23.08 15.38 61.54 74.36 7 9 8 23.08 20.51 84.62 94.87 8 4 2 10.26 5.13 94.87 100 9 2 0 5.13 0 100 100 10 0 0 0 0 100 100 39 39

Bảng 3.6: Kết quả học tập của học sinh của cặp TN2-ĐC2

YK TB K G

TN 20.51 41.03 33.33 5.13 ĐC 38.46 35.9 25.64 0

Bảng 3.7: Các tham số thống kê đặc trưng của cặp TN2-ĐC2

Lớp XTB S2 S V ε t

TN 5.92 2.55 1.60 26.94 0.26

2.28 ĐC 5.13 2.07 1.44 28.08 0.23

Chọn α = 0,05 với k = 39+39-2=76 ; 1,99 < t α,k <2,00.

c.Kết quả thực nghiệm cặp TN3-ĐC3

Bảng 3.8: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy của cặp TN3-ĐC3

Điểm số xi số SV đạt điểm xi %SV đạt điểm xi % SV đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 3 0 7.32 0 7.32 3 1 3 2.5 7.32 2.5 14.63 4 7 8 17.5 19.51 20 34.15 5 5 9 12.5 21.95 32.5 56.1 6 7 9 17.5 21.95 50 78.05 7 12 5 30 12.2 80 90.24 8 5 3 12.5 7.32 92.5 97.56 9 1 1 2.5 2.44 95 100 10 2 0 5 0 100 100 40 41

Bảng 3.9: Kết quả học tập của học sinh của cặp TN3-ĐC3

YK TB K G

TN 20 30 42.5 7.5

ĐC 34.15 43.9 19.51 2.44

Bảng 3.10: Các tham số thống kê đặc trưng của cặp TN3-ĐC3

Lớp XTB S2 S V ε t

TN 6.28 2.87 1.69 27 0.27

2.96 ĐC 5.22 2.15 1.47 28.08 0.23

Chọn α = 0,05 với k = 40+41-2=79 ; 1,99 < t α,k <2,00.

d.Kết quả thực nghiệm cặp TN4-ĐC4

Bảng 3.11: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy của cặp TN4-ĐC4

Điểm số xi số SV đạt điểm xi %SV đạt điểm xi % SV đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 3 0 7.69 0 7.69 4 2 6 5.13 15.38 5.13 23.08 5 6 8 15.38 20.51 20.51 43.59 6 9 9 23.08 23.08 43.59 66.67 7 10 8 25.64 20.51 69.23 87.18 8 10 4 25.64 10.26 94.87 97.44 9 2 1 5.13 2.56 100 100 10 0 0 0 0 100 100 39 39

Bảng 3.12: Kết quả học tập của học sinh của cặp TN4-ĐC4

YK TB K G

TN 5.13 38.46 51.28 5.13 ĐC 23.08 43.59 30.77 2.56

Bảng 3.13: Các tham số thống kê đặc trưng của cặp TN4-ĐC4

Lớp XTB S2 S V ε t

TN 6.67 1.7 1.3 19.57 0.21

2.83 ĐC 5.74 2.35 1.53 26.71 0.25

Chọn α = 0,05 với k = 39+39-2=76 ; 1,99 < t α,k <2,00

e. Kết quả thực nghiệm cặp TN5-ĐC5

Bảng 3.14: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy của cặp TN5-ĐC5

Điểm xi số SV đạt điểm xi %SV đạt điểm xi % SV đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 3 0 7.5 0 7.5 3 0 3 0 7.5 0 15 4 3 7 7.5 17.5 7.5 32.5 5 5 6 12.5 15 20 47.5 6 6 9 15 22.5 35 70 7 12 8 30 20 65 90 8 8 3 20 7.5 85 97.5 9 3 1 7.5 2.5 92.5 100 10 3 0 7.5 0 100 100 40 40

Bảng 3.15: Kết quả học tập của học sinh của cặp TN5-ĐC5

YK TB K G

TN 7.5 27.5 50 15

ĐC 32.5 37.5 27.5 2.5

Bảng 3.16: Các tham số thống kê đặc trưng của cặp TN5-ĐC5

Lớp XTB S2 S V ε t

TN 6.95 2.56 1.6 23.03 0.25

4.40 ĐC 5.4 2.28 1.51 27.96 0.24

Chọn α = 0,05 với k = 40+40-2=78 ; 1,99 < t α,k <2,00.

f. Số liệu tổng hợp của 10 lớp tiến hành thực nghiệm

Bảng 3.17: Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy tổng hợp

Điểm số xi số SV đạt điểm xi %SV đạt điểm xi % SV đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 10 0 5.03 0 5.03 3 5 17 2.55 8.54 2.55 13.57 4 22 39 11.22 19.6 13.78 33.17 5 27 37 13.78 18.59 27.55 51.76 6 40 39 20.41 19.6 47.96 71.36 7 53 37 27.04 18.59 75 89.95 8 34 16 17.35 8.04 92.35 97.99 9 9 4 4.59 2.01 96.94 100 10 6 0 3.06 0 100 100 196 199

Bảng 3.18: Kết quả học tập tổng hợp của học sinh

YK TB K G

TN 13.78 34.18 44.39 7.65 ĐC 33.17 38.19 26.63 2.01

Bảng 3.19: Các tham số thống kê đặc trưng tổng hợp

Lớp XTB S2 S V ε t

TN 6.44 2.5 1.58 24.58 0.11

6.84 ĐC 5.37 2.28 1.51 28.09 0.11

Chọn α = 0,05 với k = 196+199-2=393 ; t α,k =1,96.

3.4.1.2. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị

Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích của cặp TN1-ĐC1

Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích của cặp TN2-ĐC2

Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích của cặp TN3-ĐC3

Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích của cặp TN4-ĐC4

Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích của cặp TN5-ĐC5

Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích tổng hợp

Hình 3.12. Biểu đồ xếp loại học tập

3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

Căn cứ vào kết quả xử lý số liệu thực nghiệm cho thấy:

* Các giá trị tham số đặc trưng

- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC ở tất cả các bài kiểm tra.

- Giá trị độ lệch chuẩn S và hệ số biến thiên V của lớp TN bao giờ cũng thấp hơn lớp ĐC, chứng tỏ độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn, chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.

* Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê:

- Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử student với xác suất sai lầm α=0,05; f=393. Tra bảng phân phối student tìm giá trị tα=1,96. Tính t của mỗi lần kiểm tra đều nhận thấy t > tα, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α = 0,05. Kết quả có được là do hiệu quả của việc sử dụng các nội dung đã được nghiên cứu trong đề tài luận văn chứ không phải do ngẫu nhiên.

* Xét tỉ lệ HS yếu – kém, trung bình, khá – giỏi:

- Qua các biểu đồ phân loại kết quả ở hình 3.12, ta thấy tỉ lệ % số HS đạt điểm yếu - kém (từ điểm 0 – 4) ở lớp TN luôn thấp hơn ở lớp ĐC, ngược lại tỉ lệ % HS đạt điểm khá (7 – 8) và giỏi (9 – 10) ở lớp TN luôn cao hơn ở lớp ĐC.

* Xét đồ thị đường lũy tích:

- Qua các đồ thị trình bày ở hình 3.11, ta thấy đồ thị đường lũy tích của lớp TN luôn nằm bên phải, phía dưới các đường lũy tích của lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

Tóm lại, các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm về căn bản đã chứng minh tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã đề ra.

* Ý kiến của giáo viên khi tiến hành thực nghiệm:

- Giáo viên Nguyễn Thị Thanh Thủy (Trường THPT Trường Chinh, Gia Lai): Việc sử dụng tài liệu yêu cầu học sinh nâng cao tinh thần tự lực học tập. Tiết đầu học sinh còn chưa quen với phương pháp sử dụng tài liệu này nên khi đến lớp học sinh chưa thực sự sôi nổi phát xây dựng bài, còn lạ với hình thức tự kiểm tra, tự đánh giá, nên chưa thấy sự khác biệt nhiều giữa hai lớp TN và ĐC. Nhưng sau đó, các em đã tự giác chuẩn bị bài tốt hơn, thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn chất lượng giờ dạy được nâng cao đáng kể.

- Giáo viên Trương Quốc Thắng(Trường THPT Hòa Hội, Bà Rịa – Vũng Tàu): Đối tượng học sinh là những em có học lực trung bình, khá. Việc chuẩn bị từng hoạt động cụ thể đã giúp các em hiểu bài hơn, rút ngắn thời gian truyền đạt lý thuyết trên lớp, tăng hoạt động củng cố, luyện tập các em được hoạt động nhiều nên tự tin và hứng thú học tập hơn.

Kết quả điểm cho thấy kết quả học tập của HS được nâng cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này chúng tôi đã trình bày quá trình TNSP bao gồm:

1. Thực nghiệm chính thức ở 10 lớp 10 chương trình cơ bản trên địa bàn 3 tỉnh với 395 HS nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài liệu TH, đánh giá năng lực tự học của HS.

2. Xử lý kết quả TNSP và đánh giá thông qua PP thống kê toán học để tập hợp và so sánh các số liệu, phân tích, nhận xét về tính khả thi và hiệu quả của bộ tài liệu. 3. Lấy ý kiến của các GV nhận xét tiến trình thực nghiệm và đánh giá HS khi áp dụng PP tự học có hướng dẫn thông qua tài liệu.

Như vậy, kế hoạch TNSP đã được xác lập một cách khoa học và được chuẩn bị chu đáo. Ngoài TNSP chúng tôi còn kết hợp các PP nghiên cứu khác như: phỏng vấn, trao đổi trực tiếp… để tăng tính khách quan của những kết luận khoa học.

Kết quả thu được của TNSP và của các PP nghiên cứu khác về mặt định lượng và định tính đã khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài đã nêu:

- Sử dụng tài liệu tự học đã mang lại cho HS kết quả học tập tốt hơn.

- HS được hướng dẫn, động viên, tìm tòi, phát hiện ra nội dung bài học, ra những vấn đề cần khắc phục, vượt qua trở ngại và đạt được những kết quả nhất định. Các em tự tin hơn, cố gắng chăm chỉ, tích cực học tập hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài

- Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, đó là xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm và “hoạt động hoá người học”, đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực, rèn luyện PP tự học cho HS.

- Hệ thống hoá và làm rõ hơn các cơ sở lí luận về TH và phương pháp TH có hướng dẫn, tăng cường năng lực tự học cho HS trung bình, khá.

- Tìm hiểu về tự đánh giá trong tự học, lợi ích của tự đánh giá và cách tiến hành tự đánh giá. Bước đầu giúp HS tự nhận xét về bản thân tạo niềm tin trong quá trình TH.

1.2. Điều tra, tìm hiểu thực trạng tự học của 215 HS ở các tại một số trường THPT của một số tỉnh, thành phố

- Về thái độ, nhu cầu, thời gian và hình thức tự học hiện nay của HS: Khi tìm hiểu về cách học, đa số HS cho rằng chỉ học trên lớp là chưa đủ. HS vẫn giữ thói quen học khi cần (kiểm tra, thi học kì...). Thời gian tự học ít (1-3h), chất lượng tự học thấp. Hình thức TH khá phong phú (học nhóm, báo, đài, sách vở...) nhưng vẫn chủ yếu là học và làm bài được giao.

- Về khó khăn trong TH: Các em gặp nhiều khó khăn trong TH (thiếu sách tham khảo, thiếu thời gian...). Tuy nhiên, việc thiếu sự hướng dẫn của GV, bạn bè được HS cho là khó khăn nhất.

- Về thăm dò ý kiến, nguyện vọng của HS cho một tài liệu mới phục vụ cho tự học: Phân loại bài tập và hướng dẫn cách giải; câu hỏi kiểm tra đánh giá từng bài, hướng dẫn cụ thể cách giành lấy kiến thức trong bài là ba vấn đề HS quan tâm nhất.

Ý kiến góp ý cho thấy mong muốn, nguyện vọng luôn tìm tòi, khám phá và nhu cầu học tập đạt chất lượng cao của HS.

1.3. Thiết lập định hướng xây dựng tài liệu

- Về nội dung: Bám sát chương trình SGK THPT; Tài liệu chỉ ra cho HS cách thức, con đường chiếm lấy kiến thức; Cô đọng kiến thức cần nắm; Phát triển kĩ năng quan sát, trả lời câu hỏi, thu thập thông tin; Tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập.

- Về hình thức: Trong mỗi bài học gồm có: Mục tiêu bài học, nội dung chính, bài tập, tự đánh giá. Các phần được trình bày khoa học, rõ ràng, cụ thể. Kênh hình rõ nét, sinh động kích thích hứng thú của HS.

1.4. Xây dựng được bộ tài liệu TH có hướng dẫn

Gồm 3 chương 5, 6, 7theo chương trình học kì II lớp 10 cơ bản cụ thể như sau: Tài liệu gồm 2 phần chính

- Phần 1: Mục tiêu bài học: Chỉ ra ba mức độ lĩnh hội kiến thức Biết, hiểu, vận dụng theo từng nội dung cụ thể trong bài. Cho HS thấy được nhiệm vụ học tập cụ thể trong từng đơn vị bài học.

- Phần 2: Hoạt động tự học gồm

+ Chuẩn bị: Yêu cầu HS chuẩn bị các kiến thức liên quan, tài liệu, tư liệu của bài học; Thực hiện các hoạt động tự học ở nhà cho bài mới thông qua các câu hỏi dẫn dắt và yêu cầu của GV trong tài liệu.

+ Kiến thức cần nhớ: Sau quá trình chuẩn bị, HS cô đọng lại kiến thức thông qua sự trợ giúp của mục “kiến thức cần nhớ”. Đồng thời, qua hoạt động giảng dạy của GV trên lớp, HS tiếp tục bổ sung và mở rộng nội dung bài học cho hoàn thiện.

+ Củng cố và tự đánh giá: Gồm bài tập có lời giải, bài tập tự giải và trắc nghiệm tự đánh giá học sinh hoàn thiện kĩ năng học tập vận dụng nội dung bài học. Tự đánh giá xếp loại học tập, điều chỉnh việc học cho phù hợp.

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn hóa học lớp 10 chương trình cơ bản (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)