Một số biện pháp giúp sử dụng tài liệu hiệu quả

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn hóa học lớp 10 chương trình cơ bản (Trang 119 - 122)

Việc sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn còn rất mới mẻ với các em HS, vì vậy, khi các em áp dụng các bước sử dụng như trên cũng không khỏi bỡ ngỡ và chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Để giúp các em sử dụng có hiệu quả tài liệu chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau:

- Hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập. HS cần xây dựng kế hoạch học tập môn hóa học một cách cụ thể chi tiết theo từng học kì, theo từng tháng, từng tuần dưới sự hướng dẫn của GV thông qua bảng phân phối chương trình dạy và học. Hướng dẫn HS cách học: Chuẩn bị bài mới, nghe giảng, chép bài, luyện tập…; cách sử dụng tài liệu tự học, cách tìm kiếm tài liệu cần thiết.

- Rèn luyện các kĩ năng TH cơ bản. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, chọn lọc tìm ra trọng tâm kiến thức, lựa chọn những hình thức học tập (tự học trong tài liệu, học nhóm, học qua phương tiện truyền thông…) và phương pháp học tập thích hợp (Ghi chép, sơ đồ hóa, quan sát hình ảnh, thí nghiệm…) cho từng nội dung bài học. Bên cạnh đó HS cần biết tìm kiếm thông tin, phân tích, đánh giá và sử dụng thông tin. Biết tự kiểm tra, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

- Khơi dậy ở HS niềm đam mê, hứng thú học tập hóa học. Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm nên dạy học hóa học cần gắn liền với thực tế đời sống, giải thích hiện tượng. HS được tiến hành thí nghiệm, tự nghiên cứu hiện tượng để khám phá ra kiến thức. Ngoài ra, GV cần tổ chức một số hoạt động vui chơi kết hợp hóa học: Chơi mà học, hóa học vui…Việc khơi dậy hứng thú học tập, giúp HS tự học hóa học đơn giản mà hiệu quả. GV cần có sự động viên, khích lệ kịp thời trước những thành tích học tập hiệu quả của HS nhưng cũng cần nghiêm túc điều chỉnh khi HS có thái độ học tập chưa tốt.

- Tạo mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò. Việc thường xuyên quan tâm, giúp đỡ HS khi các em gặp những vấn đề học tập, tạo mối quan hệ thân thiện giúp các em không e ngại, chủ động hơn trong trao đổi thông tin. GV nắm bắt được tâm lí, thái độ học tập của các em để từ đó giúp các em có sự điều chỉnh thích hợp trong việc học. Khi HS sử dụng tài liệu tự học GV dễ thu nhận phản hồi của HS về nội dung tài liệu cũng như trình độ nhận thức của HS.

- Nâng cao dần năng lực TH. Cần tạo cơ hội cho HS nâng cao năng lực TH thông qua các buổi thảo luận, thực hành, semina, dạy học theo dự án…HS được tự mình trình bày vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, so sánh…Từ đó, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. HS trở thành chủ thể tìm ra kiến thức, lĩnh hội kiến thức, GV chỉ tham gia hướng dẫn, điều chỉnh, định hướng cho HS.

Như vậy, việc nâng cao năng lực TH của HS không chỉ thông qua nội dung của bộ tài liệu mà còn là ở cách thức sử dụng đúng đắn và sự kết hợp đồng bộ giữa GV và HS về kế hoạch, phương pháp và môi trường dạy- học không ngừng đổi mới, phát triển ưu tiên cho hoạt động TH, tự nghiên cứu của HS.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 chúng tôi đã thực hiện được một số nội dung sau:

1. Trình bày sơ lược về nội dung và PP dạy học chương trình hóa vô cơ lớp 10 cơ bản gồm 3 chương 5, 6, 7. Phân tích đặc điểm cấu trúc của chương, mối quan hệ với các chương khác để thấy được những lí thuyết chủ đạo liên quan. Mối quan hệ logic giữa các bài trong chương giúp định hướng PP dạy học, PP đặt câu hỏi dẫn dắt trong tài liệu làm nổi bật trọng tâm bài học, giúp HS biết được cách học của từng dạng bài cụ thể.

2. Định hướng thiết kế tài liệu tự học: Với nội dung bám sát chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và SGK hiện hành. Về hình thức, thể hiện dưới dạng kênh chữ là các đề mục, các câu hỏi, các bài tập… và kênh hình là các sơ đồ, biểu đồ, các bảng, tranh, ảnh…dễ sử dụng, dễ thực hiện phù hợp với đối tượng HS chương trình cơ bản.

3. Dựa trên 2 cơ sở chính ở trên chúng tôi tiến hành biên soạn tài liệu một cách cụ thể theo từng chương, từng bài, với nhiều tài liệu tham khảo, nội dung tài liệu khá phong phú, đặc biệt là bài tập giúp các em có thể củng cố vững chắc sau khi học xong bài học

4. Về vấn đề sử dụng tài liệu: Được chia làm 3 giai đoạn: 1, 2 và 3 theo trình tự thời gian (Chuẩn bị-học bài mới-luyện tập, củng cố). Theo bối cảnh không gian: Giai đoạn 1 và 3 được thực hiện ở nhà và giai đoạn 2 ở trên lớp.Việc sử dụng tài liệu mọi lúc, mọi nơi nhằm kích thích tính tích cực học tập của HS, nhất là đối tượng không phải HS khá giỏi thì sự tích cực đang rất cần được kích thích, động viên tạo ra những đột biến trong động cơ học tập.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn hóa học lớp 10 chương trình cơ bản (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)