Tự đánh giá trong tự học

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn hóa học lớp 10 chương trình cơ bản (Trang 27 - 31)

1.5.6.1. Khái niệm

Đánh giá

Theo nghĩa thông thường “Đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật”. Với ý nghĩa này, nội dung của việc đánh giá chính là tập trung làm rõ giá trị của một người hoặc một sự vật. Trong tâm lý học, đánh giá được hiểu là “Những ý kiến, những kết luận được rút ra từ những bằng chứng, phê phán có suy xét về con người và sự kiện.

Có dạng đánh giá khác nhau như: Đánh giá sự khác biệt, đánh giá nhân viên, phản hồi, đánh giá công việc, đánh giá hoạt động, đánh giá kết quả, đánh giá chương trình, tự đánh giá, đánh giá hệ thống…Như vậy, tự đánh giá là một dạng của đánh giá.

Tự đánh giá (trong học tập)

Là một hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện

bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bàn thân. Những thay đổi có thể là một cách nhìn tổng quan mới về nội dung, yêu cầu giải thích thêm, thực hành các kĩ năng mới để đạt đến mức độ thuần thục.

Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho điểm số mà là sự đánh giá những nỗ lực, quá trình và kết quả. Học sinh cần tham gia vào quá trình quyết định những tiêu chí có lợi cho việc học.

Tự đánh giá còn có mức độ cao hơn nhìn lại quá trình. Học sinh có thể phản hồi lại quá trình học của mình.

Những câu hỏi như “Hôm nay tôi đã học được gì ?”, “tôi muốn tìm hiểu thêm về…”, “sẽ rất khó/ dễ để …” sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình học của cá nhân. Các câu hỏi này sẽ phát triển kĩ năng nhìn lại quá trình của học sinh.

1.5.6.2. Lợi ích của tự đánh giá

Học sinh có thể nhìn lại những bằng chứng của quá trình học tập, giáo viên có thể đặt câu hỏi để kích hoạt tư duy như: “Hãy giải thích vì sao em lại chọn bằng chứng này và thầy/cô không nên bỏ qua những điều gì?”. Cách tự đánh giá này sẽ giúp học sinh hình tượng hóa quá trình học của bản thân và của người khác.

Học sinh cũng có thể nhìn lại quá trình qua các tiêu chí đánh giá. Các em sẽ nhìn lại phần việc đã thực hiện bằng các tiêu chí đánh giá và quyết định xem mức độ hoàn thành của mình đã đáp ứng chưa.

Học sinh trở nên ý thức hơn trong quá trình học của bản thân. Kết quả là kiến thức sẽ được tổ chức hệ thống hơn và dễ tiếp cận hơn. Các em cũng ý thức rõ hơn về điểm mạnh và học cách để tiến bộ ở giai đoạn sau.

Tự đánh giá đòi hỏi mức độ trách nhiệm và sáng kiến cao hơn đối với học sinh. Nó sẽ làm tăng tốc mức độ tự học của các em.

Giáo viên sẽ học cách nhìn từ quan điểm của học sinh, những định kiến của giáo viên về cá nhân học sinh sẽ được loại bỏ.

Tuy nhiên đối với học sinh không thể tự tiến hành hoạt động đánh giá, đó là lý do vì sao những năng lực này cần được học hỏi và luyện tập để các em sẽ thực hành đánh giá bản thân với độ tin cậy cao hơn.

Tự đánh giá của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của HS.

Theo I.Chenôcôva : “Tự đánh giá là cơ chế đặc biệt của tự điều chỉnh nhân cách. Tự kiểm tra, tự quan sát, tự điều chỉnh, tự phê phán, tự hoàn thiện của nhân cách dựa trên cơ sở của tự đánh giá”.

Theo A.V.Lip Kina : “Nếu thiếu sự tự đánh giá tức là thiếu sự đánh giá của chính cá nhân đối với những hoạt động của mình và đối với phẩm chất tâm lý của cá nhân thể hiện trong hoạt động thì không thể có hành vi tự điều khiển”.

Muốn đạt đến một hoạt động có kết quả, cá thể phải có những hiểu biết khách quan về mình, về những phẩm chất đang tồn tại ở bản thân, từ đó cá nhân điều chỉnh điều khiển mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. Sự tự đánh giá quyết định tới sự phát triển nhân cách của cá nhân nó tạo ra cơ sở cho việc tự tu dưỡng, tự giáo dục của cá nhân.

S.Franz khẳng định: “Sự tự đánh giá là một điều kiện quan trọng để điều chỉnh hoạt động một cách có ý thức”.

Đánh giá qua việc nhìn lại quá trình không chỉ có tác dụng đối với học sinh mà còn tác dụng cả đối với giáo viên. Đưa ra một số hoạt động đánh giá qua việc nhìn nhận lại quá trình giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học thông qua nhận thức của chính mình, nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng như là “phương tiện để nâng cao chất lượng thực tiễn dạy học”.

Một giáo viên thường xuyên tự nhìn lại một cách nghiêm khắc về những hành động của mình sẽ giúp giáo viên đó cải thiện dạy học một cách hiệu quả. Trong một chừng mực nào đó khi mà giáo viên tìm ra được phương pháp, nắm bắt suy nghĩ về phản ứng của chính mình cũng như phản ứng của học sinh đối với những hoạt động xảy ra trong lớp hay thu thập được thật nhiều thông tin về chính bản thân thì giáo viên đó đã được cơ sở nền tảng cho công tác sủa đổi các chiến lược dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi thực tiễn dạy học ngày càng hiệu quả hơn.

Đánh giá qua việc nhìn lại quá trình giúp người học tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình học cũng như những khó khăn gặp phải và giải pháp khắc phục khó khăn đó nhằm cải thiện việc học làm cho việc học đạt hiệu quả cao hơn.

Tự đánh giá dựa trên một số cơ sở sau:

- Trẻ cần có sức mạnh nội tâm, cần biết tin vào chính mình. Cũng như người lớn, trẻ sẽ chấp nhận thất bại, không phấn đấu nếu thấy rằng mình không có khả năng. Những nhận xét tiêu cực mang lại nhiều tác hại cho học sinh và khi người học không vững tin vào các giá trị của mình thì họ sẽ bước vào đời với nhiều lo lắng.

- Trong quá trình dạy học, trẻ cần được khen đúng lúc, đúng chỗ và cần những thông tin phản hồi tích cực về hành vi, hành động của chúng. Nhưng, những lời khen vô điều kiện, quá dễ dãi lại không có ích, thậm chí có thể gây hại cho học sinh, học sinh có thể trở nên kiêu căng tự mãn, không phấn đấu hoặc có thái độ coi thường các bạn khác hoặc lời khen trở nên nhàm chán, không có giá trị.

- Học sinh xây dựng lòng tự trọng trên cơ sở tự đánh giá. Tự đánh giá của trẻ sẽ mang yếu tố tích cực khi dựa trên cảm xúc được mọi người yêu thương và tôn trọng. Nhận thức của trẻ càng chín chắn thì những khái niệm về bản thân sẽ vượt ra ngoài sự tự đánh giá. Quan điểm chín chắn về bản thân như thế được xây dựng trên cơ sở tự nhận thức đa chiều, tức là tự đánh giá được năng lực bản thân từ các góc nhìn khác nhau.

- Tự tin là bước cần thiết đầu tiên để tự điều chỉnh hành vi có hiệu quả. Nhưng chưa đủ. Tự đánh giá chính xác, cũng như phê bình là bước tiếp theo để đạt đến sự trưởng thành. Trẻ cần được giúp đỡ để phát triển sự tự nhận thức đúng đắn về chính bản thân mình. Trẻ cũng phải biết tự đánh giá trung thực và chính xác về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Trẻ cần phải biết nhận ra những giới hạn của chúng cố gắng để vượt qua trong những lĩnh vực còn yếu. Và cũng chính điều này giúp chúng biết tôn trọng những năng lực của những người xuất sắc trong những lĩnh vực mà chúng không thể đạt được.

1.5.6.4. Cách tổ chức và quy trình thực hiện tự đánh giá

1. Giới thiệu từng bước: Giới thiệu đánh giá từ quy mô nhỏ cho đến khi học sinh cảm thấy thành thạo.

2. Thông báo cho mọi người được biết: Giải thích cho học sinh, phụ huynh và nhà trường lí do quyết định áp dụng tự đánh giá.

3. Thống nhất về các tiêu chí: Cùng HS đưa ra các tiêu chí cụ thể, không chấp nhận có thiên vị.

4. Luyện tập tự đánh giá: Học sinh có cơ hội thực hành tự đánh giá, không yêu cầu các em cho điểm số. GV nên góp ý càng nhiều càng tốt để các em thay đổi.

5. Đánh giá có ý nghĩa: Không nên sử dụng tự đánh giá là cách đánh giá duy nhất mà nên coi nó là một phần của đánh giá kết quả.

b. Quy trình thực hiện tự đánh giá.

1. Tạm ngưng và suy ngẫm: Học sinh đánh giá mức độ đạt được của bản thân bằng cách tạm ngưng hoạt động và suy ngẫm về những gì đã và đang học được

2. Kết nối các yếu tố bằng các tiêu chí định

Với các tiêu chí xác định, học sinh cần được giáo viên giúp nhận ra những lĩnh vực thành công và giúp nhìn nhận xem trong tương lai làm thế nào có thể thành công hơn và ở những lĩnh vực nào.

3. So sánh với một mẫu đã làm tốt (một ví dụ, một đáp án,…)

Trong quá trình hướng dẫn học sinh đánh giá bằng cách nhìn lại quá trình, giáo viên cần

4. Khuyến khích học sinh biết đánh giá những năng lực khác nhau

Trong quá trình học tập, học sinh sẽ phải thực hiện nhiều hoạt động: đọc to bài trước lớp; làm bài tập toán; học bài hát mới; tham gia trò chơi vận động trong giờ thể dục;…và học sinh không thể đạt được thành công như nhau trong mọi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn hóa học lớp 10 chương trình cơ bản (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)