ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương (Trang 50)

3.2.1. Địa hình

Địa hình nông trường cao su Nhà Nai nằm trong chung trong dạng địa hình bán bình nguyên, với những hình gợn sóng , độ cao trung bình khoảng 10m – 15m so với mặt biển.

3.2.3. Khí hậu- thời tiết

Khí hậu ở nông trường cao su Nhà Nai - Bình Dương cũng như khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao (khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định). Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.

Vào những năm đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9 thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa kéo dài 1 – 2 ngày đêm liên tục.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở nông trường từ 260C – 270C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,30C và thấp nhất từ 160C – 170C (ban đêm) và 180C vào sáng sớm. Vào

mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hằng năm từ 1.800 – 2.000 mm.

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình khoảng khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.

Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% v biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…

3.3. GIỚI THIỆU VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA- TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.2.1. Giới thiệu về nông trường cao su Nhà Nai

Nông trường cao su Nhà Nai thuộc công ty cao su Phước Hòa, được thành lập năm 1982 với nhiệm vụ trọng tâm trồng mới chăm sóc và khai thác mủ cao su, phủ xanh các vùng đất xám bạc màu chiến khu D bị tàn phá khốc liệt bởi bom đạn trong chiến tranh. Hiện nông trường đang quản lý 2556,02 ha cao su trải dài trên 4 xã Tân thành, Tân Định, Đất Cuốc, Tân Lập thuộc huyện Tân Uyên , tỉnh Bình Dương.

Tổng số CBCNV là 922 người Diện tích vườn cây : 2556,02 ha

Trong đó vườn cây khai thác: 2482,67 ha Vườn cây KTCB: 73,35 ha

Lĩnh vực hoạt động: Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su

Do vị trí địa hình vườn cây nghiêng, đồi dốc và một số vườn cây đan xen với khu dân, nên khi mới thành lập nông trường gặp không ít trở ngại trong công tác khai hoang và trồng mới song song với công tác khai thác và bảo vệ mủ. Với tinh thần vượt khó, ngày nay nông trường đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cây cao su trải dài trên 20km, Nông trường không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 900 lao động mà con chăm lo đời sống công nhân ngày một tốt hơn. Nông trường luôn cố gắng cải thiện và nâng cao năng suất bình quân 2tấn/ha và phát triển xa hơn trong tương lai.

3.2.2. Lịch sử hình thành công ty cao su Phước Hòa

Công ty Cao su Phước Hòa là đơn vị Thành viên của Tổng Công ty cao su Việt Nam, được thành lập ngày 25 tháng 2 năm 1982. Đơn vị tiền thân của Công ty là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa. Và, trước năm 1975, đó là đồn cao su J.lab be’ (Plan tationse de Phước Hòa) do người Pháp quản lí và khai thác.

Năm 1982, Công ty Cao su Phước Hòa được Tổng cục Cao su Việt Nam thành lập và đến năm 1993, Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Hình 3.1: Lược đồ nông trường Ghi chú: Các mẫu đất phân tích là những mẫu có màu

3.5. CÁC MẪU ĐẤT

Hình 3.2: Lô K10

Lô K10: trồng năm 1986, khai thác năm 1994, thuộc giống R600, diện tích 21,36 ha (cây lâu năm)

Hình 3.3: Lô I14

Hình 3.4 : Lô O18

Lô O18: trồng năm 1988, khai năm 1995, thuộc giống GTI, diện tích 25,1 ha.

Hình 3.5: Lô E21

Lô E21: trồng năm 1985, khai thác năm 1993, thuộc giống PB235, diện tích 11,84 ha

Hình 3.6: Lô L2

Lô L2: cây cao su non

Hình 3.7: Lô K15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.8: Lô C17

Lô C17: trồng năm 1989, khai thác năm 1997, thuộc giống VM514, diện tích 18,97 ha (cây lâu năm)

CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM 4.1. LẤY VÀ BẢO QUẢN MẪU ĐẤT[7], [9], [14], [18]

4.1.1. Nguyên tắc lấy mẫu

- Mẫu phân tích phải đại diện và phù hợp với mục đích phân tích.

- Mẫu phân tích phải phù hợp với đặc điểm sinh lí của cây, những qui định về thời kì lấy mẫu.

- Mẫu phân tích cần được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất, cùng một thời điểm.

- Chú ý các yếu tố canh tác như thời kì bón phân, thời kì tưới nước... để chọn thời kì lấy mẫu thích hợp.

- Các mẫu riêng biệt phải được lấy ngẫu nhiên rải đều trên toàn bộ diện tích khảo sát. Số lượng và khối lượng mẫu ban đầu tùy theo yêu cầu khảo sát và mức độ đồng đều để xác định.

- Quá trình bảo quản, vận chuyển, xử lí mẫu phải đảm bảo không làm thay đổi thành phần các nguyên tố hoặc hợp chất cần xác định của mẫu.

4.1.2. Lấy mẫu phân tích

Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách lấy mẫu thích hợp. Thông thường có một số cách lấy mẫu như sau: lấy mẫu theo tầng phát sinh, lấy mẫu riêng biệt hoặc hỗn hợp, lấy mẫu nguyên trạng thái tự nhiên không phá hủy cấu tạo của đất.

Lấy mẫu theo tầng phát sinh

+ Đào phẫu diện đất: phẫu diện đất phải đặc trưng cho toàn vùng cần khảo sát. Phẫu diện thường rộng 1,2m; dài 1,5m; sâu 1,5 – 2m. Mô tả đặc trưng hình thái phẫu diện và chia tầng phát sinh khác nhau.

+ Lấy mẫu đất: lấy từ tầng phát sinh dưới cùng lên tầng mặt. Mỗi tầng, mẫu đất được đựng trong túi riêng, có ghi nhãn rõ ràng. Lượng đất lấy từ 0,5 - 1kg là vừa.

* Đối với tầng cuối cùng thì lấy mẫu ở phần giáp với đáy phẫu diện, tầng mặt lấy dọc suốt cả tầng đến cách đường phân tầng 2 - 3m, các tầng khác lấy ở giữa tầng phát sinh với độ dày 10cm.

* Đối với tầng phát sinh quá dày thì lấy ở 2 hoặc 3 điểm rồi gọp lại, còn với tầng phát sinh mỏng thì lấy bề dày cả tầng.

* Đối với tầng tích tụ của đất mặn thì chọn vị trí lấy mẫu ở chỗ chặt nhất của tầng cây.

+ Lấy mẫu hỗn hợp: lấy mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau rồi hỗn hợp lại, lấy mẫu trung bình. Khi lấy mẫu ở các điểm riêng biệt cần tránh các vị trí cá biệt không đại diện như: chỗ bón phân hoặc vôi tụ lại, chỗ cây quá tốt hoặc quá xấu, chỗ cây bị sâu bệnh. Khi lấy mẫu hỗn hợp cần đảm bảo các qui tắc như sau:

* Lấy các mẫu riêng biệt: cần bố trí các điểm lấy mẫu phân bố đồng đều trên toàn diện tích. Đối với địa hình vuông nhọn nên lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường thẳng góc. Đối với địa hình dài nên lấy mẫu theo đường gấp khúc hoặc nhiều đường chéo

Hình 4.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp

* Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên giấy hoặc nilon. Sau đó dàn mỏng và chia làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp.

4.1.3. Phơi khô mẫu

Các mẫu đất lấy về cần được hong khô kịp, băm nhỏ (cỡ 1- 1,5cm), nhặt sạch các xác thực vật, sỏi đá... sau đó dàn mỏng trên bàn gỗ hoặc giấy sạch và phơi khô trong nhà. Nơi hong mẫu phải thoáng gió và không có các hóa chất bay hơi như NH3, HCl... Để tăng cường quá trình làm khô đất có thể lật đều mẫu đất. Thời gian hong khô mẫu có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày tùy thuộc vào từng loại đất và điều kiện khí hậu (thông thường đất cát sẽ chóng khô hơn đất sét).

4.1.4. Nghiền và rây mẫu

Đất sau khi đã hong khô, đập nhỏ rồi nhặt hết xác thực vật và các chất lẫn khác. Dùng phương pháp ô chéo góc lấy khoảng 500g đem nghiền, phần còn lại cho vào túi vải cũ giữ đến khi phân tích xong.

Đầu tiên giã phần đất đem nghiền trong cối sứ, rồi rây qua rây 2 mm. Phần sỏi đá có kích thước lớn hơn 2 mm được cân khối lượng rồi đổ đi. Lượng đất đã qua rây được chia đôi, một nửa được dùng để xác định thành phần cơ giới, nửa còn lại tiếp tục nghiền nhỏ bằng cối sứ rồi rây qua rây 1 mm. Đất đã qua rây 1 mm được đựng trong lọ thủy tinh hoặc trong túi nilon có ghi nhãn cẩn thận dùng để phân tích thành phần hóa học thông thường.

4.2. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNHMÙN TRONG ĐẤT MÙN TRONG ĐẤT

- Cân 0,2377 g đường saccarozơ tinh khiết cho vào bình định mức 100ml, thêm nước cất đến vạch, lắc đều cho đến khi tan hết đường.

- Hút 1ml dung dịch đường (chứa khoảng 1mg cacbon) cho vào ống nghiệm chịu nhiệt, đun trên bếp cách thủy cho đến khô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm một ống nghiệm trắng: cho vào ống nghiệm khác 10ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4(tỉ lệ 1:1) và một ống nghiệm chuẩn: cho vào ống nghiệm (đã có đường được cô cạn) 10ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1).

4.2.1.1. Xác định lượng Fe3+gây ảnh hưởng a. Tiến hành thí nghiệm

Hòa tan 0,2413g FeCl3.6H2O trong nước cất có chứa 2ml HCl đặc cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất đến vạch (tương ứng với lượng Fe3+là 5.10-4g/ml).

Dùng pipet hút V (ml) Fe3+ cho vào ống nghiệm chịu nhiệt có chứa dung dịch đường đã được cô cạn ở trên và cho vào ống nghiệm 10ml K2Cr2O70,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1)

Dùng ống hút thủy tinh có nút cao su đậy lên miệng các ống nghiệm ở trên và đun sôi trong glixerin trong 5 phút ở 140 - 1600C.

Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng nước cất (khoảng 10 - 20 ml), 4 giọt ferroin làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím đậmxanh ngọcnâu đỏ.

b. Tính toán kết quả

Sai số (%) Trong đó:

V1(ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất gây cản V2(ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩn)

V2= 18,2 ml 1 2 2 .1 0 0 V V V  

Bảng 4.1: Thể tích muối Morh khi xác định hàm lượng Fe3+gây ảnh hưởng

Đánh giá :Dựa vào kết quả phân tích ở trên ta thấy khi hàm lượng Fe3+ trong đất:

- Khoảng 0,05 – 0,1g Fe3+/100g đất thì sai số có thể chấp nhận được.

- Khoảng 0,15g Fe3+/100g đất trở lên thì sai số vượt quá giới hạn cho phép. Vậy hàm lượng sắt lúc này sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích:

+Khoảng 0,15 – 0,2g Fe3+/100g đất thì sai số thu được lớn hơn -2%

+Khoảng 0,25 - 0,5g Fe3+/100g đất thì sai số thu được trong khoảng từ -2% đến - 5%. Tại đây, ta có thể tiến hành che Fe3+ bằng H3PO4để đưa sai số về khoảng -1%.

Do đó, dựa vào kết quả phân tích và đánh giá ở trên ta tiến hành che tại hàm lượng Fe3+ khoảng 0,25g Fe3+/100g đất (ứng với sai số trong vùng từ -2% đến -5%).

4.2.1.2. Xác định thể tích H3PO4cần che Fe3+ a. Tiến hành thí nghiệm 3 Fe V  (ml) 5.10-4 g/ml Hàm lượng Fe3+tương ứng trong 0,1 g đất ( x 10-4) Hàm lượng Fe3+ tương ứng trong 100 g đất Thể tích muối Morh dùng khi chuẩn độ Sai số (%) 0,10 0,50 0,05 18,10 - 0,55 0,20 1,00 0,10 18,07 - 0,71 0,30 1,50 0,15 17,97 - 1,26 0,40 2,00 0,20 17,90 - 1,65 0,50 2,50 0,25 17,77 - 2,36 0,60 3,00 0,30 17,70 - 2,75 0,70 3,50 0,35 17,57 - 3,46 0,80 4,00 0,40 17,50 - 3,85 0,90 4,50 0,45 17,37 - 4,56 1,00 5,00 0,50 17,30 - 4,95

Hút chính xác 0,5 ml Fe3+ (tương ứng với 0,25g Fe3+/100g đất) đã được pha ở trên vào các ống nghiệm chịu nhiệt đã chứa dung dịch đường được cô cạn. Cho vào ống nghiệm 10ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1) và tiến hành đun như trên.

Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng nước cất (khoảng 10 - 20 ml) sau đó thêm vào bình V (ml) axit H3PO4đậm đặc, 4 giọt ferroin làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím đậmxanh ngọc nâu đỏ.

b. Tính toán kết quả

Sai số (%) Trong đó:

V1(ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất che V2(ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường (mẫu chuẩn) V2= 18,2 ml 1 2 2 .1 0 0 V V V  

Bảng 4.2: Thể tích muối Morh khi xác định thể tích H3PO4cần che ion Fe3+gây ảnh hưởng Mẫu Thể tích muối Morh dùng để chuẩn độ Sai số (%) Fe3+ 0,5 ml tương đương với 0,25g/100g đất Thêm H3PO4 (ml) 0,00 17,77 - 2,36 0,10 17,75 - 2,47 0,20 17,80 - 2,20 0,30 17,83 - 2,03 0,40 17,87 - 1,81 0,50 17,93 - 1,48 0,60 17,98 - 1,21 0,70 18,02 - 0,99 0,80 18,05 - 0,82 0,90 18,10 - 0,55 1,00 18,12 - 0,44 1,10 18,17 - 0,17 1,20 18,18 - 0,11 1,30 18,18 - 0,11

Đánh giá: Ta tiến hành che Fe3+ (tương ứng với hàm lượng 0,25g/100g đất) bằng H3PO4 đậm đặc thì kết quả thu được như sau:

- Khi chưa cho thêm H3PO4để che lượng Fe3+thì sai số thu được là -2,36%. - Khi cho thêm dần H3PO4đậm đặc vào để che lượng Fe3+thì:

+ Từ 0,1 – 0,3 ml H3PO4thì sai số nhỏ hơn -2%.

+ Từ 0,4 – 0,6 ml H3PO4thì sai số trong khoảng từ -1% đến -2%.

+Từ 0,6 – 1,3 ml H3PO4 thì sai số lớn hơn -1% (sai số có thể chấp nhận được).

+ Khi càng tăng thể tích H3PO4 thì sai số gần như ổn định và có thể chấp nhận được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy, thể tích H3PO4 cần dùng để che Fe3+(hàm lượng 0,25g Fe3+/100g đất) là từ 0,7 – 1,3 ml để sai số trong khoảng cho phép.

4.2.2. Ảnh hưởng của Cl-

4.2.2.1. Xác định lượng Cl-gây ảnh hưởng a. Tiến hành thí nghiệm

Cân 0,9887g NaCl cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất đến vạch (tương ứng với hàm lượng Cl- là 6.10-3g/ml).

Dùng pipet hút V (ml) Cl- cho vào ống nghiệm chịu nhiệt có chứa dung dịch đường đã được cô cạn ở trên và cho vào ống nghiệm 10ml K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1).

Dùng ống hút thủy tinh có nút cao su đậy lên miệng và đun sôi trong glixerin trong 5 phút ở 140 - 1600C.

Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 100 ml, tráng kĩ bằng nước cất (khoảng 10 - 20 ml), 4 giọt ferroin làm thuốc thử rồi dùng muối Morh 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím đậmxanh ngọcnâu đỏ.

b. Tính toán kết quả

Sai số (%) Trong đó:

V1(ml): thể tích dung dịch muối Morh chuẩn độ mẫu đường có chất gây cản

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương (Trang 50)