Các ion gây hưởng đến quá trình xác định mùn

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương (Trang 39 - 42)

Trong dung dịch phân tích ngoài các nguyên tố cần xác định còn có chứa nhiều cation và anion.

Ảnh hưởng của các cation hoặc anion lạ sẽ dẫn tới làm sai số của chuẩn độ (có thể gây sai số âm hoặc sai số dương).

Đối với phương pháp quang phổ: ảnh hưởng của cation và anion này đến sự hấp phụ trong phổ hấp thụ nguyên tử rất khác nhau, có thể có hiệu ứng dương, hiệu ứng âm, hoặc vừa có hiệu ứng dương và vừa có hiệu ứng âm ở các nồng độ khác nhau.

Để loại trừ ảnh hưởng của các cation và các anion này chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau đây một cách riêng biệt hay tổ hợp:

Chọn điều kiện xử lí mẫu phù hợp để loại các ion lạ ra khỏi dung dịch phân tích.

Chọn các thông số máy đo thích hợp.

Chọn điều kiện thí nghiệm và điều kiện nguyên tử hóa mẫu thích hợp.

 Thêm vào các chất phụ gia thích hợp để loại trừ ảnh hưởng của các cation lạ. Trong mỗi trường hợp cụ thể cần phải nghiên cứu để chọn được loại chất và nồng độ thích hợp.

1.4.1.1. Ảnh hưởng của Fe3+, Fe2+ [10], [16]

Sắt là một nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng. Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự tạo thành kết cấu của đất, trong việc điều hòa chế độ lân của đất ở vùng nhiệt đới ẩm (đặc biệt với đất lúa ngập nước).

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, sự tích lũy sắt trong đất là một qui luật tất yếu, biểu hiện ở màu sắc đỏ vàng của đất.

Nguồn gốc của sắt trong đất từ các khoáng vật hematit, manhetit, ôgit, mica đen, hocnơblen, limonit, pyrit... Khi phong hóa các khoáng vật ấy, thì sắt được giải phóng ra ở dạng hydroxit, công thức chung là FeO3.nH2O.

Sắt trong đất có thể ở dạng hợp chất hóa trị II hoặc III. Các muối sắt hóa trị II dễ tan trong nước và một phần nhỏ thủy phân làm cho đất chua. Các muối sắt hóa trị III khó tan trong nước như FePO4.

Sắt có khả năng tạo phức với các chất để tạo thành các phức chất vô cơ hoặc hữu cơ – vô cơ. Hàm lượng Fe2O3trong đất khoảng 2 - 10% phụ thuộc vào thành phần đá mẹ, khí hậu. Ngoài ra, hàm lượng Fe2O3 trong đất còn phụ thuộc vào yếu tố khác như: oxit

sắt hóa trị III chuyển thành sắt hóa trị II hòa tan do bị khử làm một lượng oxit sắt hóa trị III bị rửa trôi đi dẫn đến hàm lượng sắt trong tầng đất mặt thấp.

Tóm lại, sắt là một nguyên tố dinh dưỡng (vi lượng) có nhiều ý nghĩa cho cây trồng. Tuy nhiên, khí phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin thì sắt là nguyên tố gây cản trở đến quá trình phân tích (gây sai số trong phép chuẩn độ). Vì vây, chúng ta cần có phương pháp loại bỏ ảnh hưởng của ion Fe3+, Fe2+.

1.4.1.2. Ảnh hưởng của Cl- [7], [10], [11]

Các chất hòa tan trong nước của đất bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ. Việc xác định các chất hòa tan trong nước của đất có ý nghĩa quan trọng (đặc biệt là đất mặn). Trong đó, phải kể đến sự có mặt của anion Cl-, là dạng anion không có tính oxi hóa, có tác dụng độc cao đối với cây trồng khi nồng độ anion lớn. Các muối clorua dễ tan hơn các muối sunfat nên dễ bị rửa trôi hơn.

Bảng 1.2 : Hàm lượng Cl-trong các loại đất 1990

Tên đất Hàm lượng Cl-(%) Không mặn < 0,15 Mặn ít 0,15 – 0,30 Mặn trung bình 0,30 – 0,50 Mặn 0,50 – 0,80 Rất mặn > 0,80

(Theo B.A.Kôpda và B.B.Egorôp)

Đất mặn là một loại đất xấu, muốn sử dụng đất đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần phải cải tạo. Hơn nữa, lượng Cl- trong đất còn ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn trong đất khi phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin. Vì vậy, chúng ta cần có phương pháp cản trở sự ảnh hưởng của Cl-.

1.4.2. Phương pháp khắc phục các ion gây ảnh hưởng đến quá trình xác định mùn[7]

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương (Trang 39 - 42)