Bã nấm men sau khi được rút ra từ đáy tank lên men bia được chuyển về các tank chứa. Sử dụng nước lạnh để làm loãng sinh khối nấm men thu nhận được theo tỷ lệ 2/1. Khuấy đều và lọc qua sàng rây có các kích thước lỗ sàng khác nhau là 45, 53, 63, 75 & 90 µm và so sánh với đối chứng (không lọc). Kết quả được trình bày trên bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của quá trình lọc đến chất lƣợng của bã nấm men bia
Mẫu Kích thƣớc lỗ sàng (µm)
Tính chất của sinh khối nấm men sau khi lọc, lắng Tỷ lệ tế bào sống
(%) Cảm quan
1 0 89,4 Sinh khối màu kem sữa, lẫn các chấm đen là cặn, tế bào già chết. 2 45 (bí, không lọc
được)
3 53 98,7 Sinh khối thuần nhất màu trắng sáng.
4 63 95,4 Sinh khối màu trắng sáng, điểm một vài chấm đen
5 75 93,2 Sinh khối màu trắng sáng, lẫn 1 số chấm đen
6 90 91,6 Sinh khối màu kem sữa, lẫn nhiều chấm đen
Kết quả bảng 3.2 cho thấy lọc bã men bia kích thước sàng rây 53 µm tỷ lệ tế bào sống rất cao 98,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ nước cũng có vai trò quan trọng đến khả năng lọc. Nếu ít nước, nấm men đặc, quá trình lọc không được nhanh. Do đó học viên tiến hành xác định lượng nước cần thiết cho quá trình lọc, kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của tỷ lệ nƣớc sử dụng cho quá trình lọc bã nấm men bia
Tỷ lệ nƣớc/dịch sinh khối
bã nấm men bia (w/w) Thao tác lọc
Đối chứng (không bổ sung nước)
Lọc rất khó do sinh khối nấm men đặc
0,5/1 Lọc dễ hơn nhưng vẫn còn rất bí, tốc độ lọc chậm
1/1 Lọc thoáng hơn, nhưng vẫn còn nhiều nấm men bết lại trên mặt sàng
1,5/1 Lọc dễ, tốc đô lọc nhanh 2/1 Lọc dễ, tốc độ lọc nhanh
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy ở tỷ lệ nước/sinh khối là 1,5/1 và 2/1, tốc độ lọc rất nhanh. Ở các tỷ lệ thấp hơn, quá trình lọc diễn ra khó với tốc độ chậm hơn. Do vậy, với mục đích thu được hiệu suất lọc cao, đồng thời tiết kiệm được lượng nước sử dụng, lựa chọn tỷ lệ nước bổ sung làm loãng sinh khối nấm men là 1,5/1.