Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 111 - 113)

- đào tạo (20052010)

3.2.3.Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào

đào tạo.

Ý thức sâu sắc công tác quản lý giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý và nhiệm vụ chính trị của ngành, Sở GD - ĐT và các cấp quản lý giáo dục đã đổi mới công tác quản lý giáo dục, xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ và tập trung xây dựng kế hoạch, lựa chọn vấn đề then chốt, lựa chọn cách làm, bước đi để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý giáo dục.

Từ năm 2001 đến năm 2010, công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý GD - ĐT ở địa phương đã được Đảng bộ tỉnh và các cấp ủy đảng của tỉnh Quảng Trị quan tâm. Thực tế đã khẳng định vai trò quyết định của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý và phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương mình. Các Phòng GD - ĐT, các trường và đơn vị trực thuộc căn cứ vào nhiệm vụ và tình hình cụ thể đã kịp thời tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển giáo dục; xin chủ trương về tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển giáo dục. Đồng thời thực hiện tốt chức năng tham mưu và giúp UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc quản lý nhà nước đối với sự nghiệp GD - ĐT ở địa phương. Chẳng hạn như chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan ảnh hưởng đến uy tín của ngành; không để học sinh trong trường nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp…

Tỉnh ủy đã chỉ đạo ngành GD - ĐT lựa chọn, cử cán bộ Sở, các phòng, ban, cán bộ các trường THPT đi đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý. Tổ chức bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường THCS và THPT theo chương trình hợp tác Việt Nam - Singapore, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp tham quan học tập tại nước bạn nhằm từng bước tiếp cận với phương pháp quản lý giáo dục của các nước trong khu vực. Củng cố bộ máy thanh tra

giáo dục các cấp; xây dựng kế hoạch và tăng cường công tác thanh tra, tập trung chủ yếu là thanh tra chuyên môn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động các cơ sở ngoài công lập; thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính; thanh tra dạy thêm, học thêm...góp phần tích cực thực hiện “Trật tự - Kỹ cương” trong trường học. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được tiến hành nhanh hơn, đúng hơn. Ngành cũng đã tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý giáo dục: đã triển khai việc thực hiện kết nối internet, xây dựng mạng giáo dục (edu.net), phát triển hệ thống email (@ moet.edu.vn) từ cơ quan Sở đến cơ sở giáo dục.

Chỉ đạo toàn ngành thực hiện tốt 3 công khai: công khai chất lượng đào tạo; công khai CSVC, đội ngũ giáo viên; công khai công tác thu - chi tài chính; đồng thời thực hiện 4 kiểm tra: kiểm tra việc phân bổ sử dụng ngân sách GD - ĐT, kiểm tra việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường; kiểm tra việc sử dụng đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường; kiểm tra chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên.

Tuy nhiên, công tác quản lý giáo dục của tỉnh trong những năm qua vẫn còn có những tồn tại nhất định: năng lực, kinh nghiệm quản lý của một số cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, nhất là cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để làm tốt công tác quản lý giáo dục, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Trị cần phải tập trung chỉ đạo vào việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý các cấp, đây là khâu đột phá để thực hiện đổi mới giáo dục. Có chính sách thu hút cán bộ vừa giàu kinh nghiệm quản lý vừa có trình độ khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. Chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Rút dần cán bộ quản lý giáo dục chủ chốt là người Kinh tăng cường ở các trường miền núi để tạo điều kiện bố trí cán bộ là người dân tộc thiểu số. Các cấp quản lý giáo dục cần nâng cao

tính chủ động, sáng tạo, hiệu quả, tinh thần trách nhiệm trong quá trình quản lý chỉ đạo, nhất là việc đổi mới phương pháp dạy - học. Đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành một cách tích cực, sáng tạo hơn, sẽ mang lại sức sống và tạo sự chuyển biến tốt trong quá trình phát triển giáo dục.

Trong thời gian qua, mặc dù chưa đồng bộ về trình độ quản lý giáo dục nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, ngành GD - ĐT đã có được một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD - ĐT tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 111 - 113)