Về những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 96 - 102)

- đào tạo (20052010)

3.1.3. Về những thành tựu cơ bản

Chuyển giao thế kỷ, GD - ĐT Quảng Trị đi lên trong tình hình KT - XH

tỉnh nhà tiếp tục ổn định và phát triển. GD - ĐT được đánh giá là một trong ba thành tựu quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Trị. Việc xác định bước đi, chọn chủ đề phù hợp với tình hình và yêu cầu đổi mới được đặt ra có tính xuyên suốt trong quá trình quản lý, chỉ đạo. Đó là nắm vững quan điểm và tư tưởng chiến lược của Bộ GD - ĐT, từng bước xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn 2001 - 2010. Khai thác năng lực trí tuệ của đội ngũ, sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để tạo bước chuyển biến quan trọng về chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng văn hóa, chất lượng đạo đức, đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực- nhân tố quyết định ở thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Trong thời kỳ 2001 - 2010, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh

Quảng Trị, ngành GD - ĐT đã chủ động tham mưu với HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy định, quy chế, chính sách nhằm tạo cơ sở pháp lý cho GD - ĐT có điều kiện phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật sau:

Hệ thống giáo dục của tỉnh từng bước được hoàn thiện; mạng lưới, quy

mô giáo dục phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Hệ thống trường lớp mầm non được mở rộng, đã xóa sạch các xã trắng

trường phổ thông tiếp tục phát triển mạnh về số lượng: trung bình mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 1 - 2 trường tiểu học, có tối thiểu một trường THCS. Mỗi huyện có từ 2- 3 trường THPT, 1 trung tâm GDTX, 1 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp HNDN. Trên địa bàn tỉnh có 5 trường TCCN, 1 trường CĐSP, 1 phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị; có 130 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn, đạt tỉ lệ 92,2% và 405 trung tâm học tập cộng đồng thôn, bản. Các trung tâm học tập cộng đồng thực sự là địa chỉ đáp ứng mọi nhu cầu của người dân. Tại đây, người dân có thể nghe tin tức thời sự, tìm hiểu pháp luật, tiếp thu khoa học giáo dục, y tế, kiến thức về nông, lâm, ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ phục vụ đời sống lao động sản xuất, tăng thu nhập, giảm đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, mạng lưới trường lớp được quy hoạch và sắp xếp tương đối hợp lý tăng khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. Năm học 2009 - 2010, trẻ huy động ra lớp: ở nhà trẻ đạt 25,59%; mẫu giáo 83,82%; trẻ 5 tuổi huy động đạt 100%. Tính đến thời điểm 31/12/2008, trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1 đạt 99,49%; trẻ 11 - 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt 98,5%; độ tuổi 15 - 18 tốt nghiệp THCS, BTCS đạt 91%; 85% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT.

Toàn ngành đã chú trọng đến việc xây dựng trường chuẩn quốc gia từ ngành học mầm non đến các bậc học phổ thông, phát triển mạnh ở bậc tiểu học. Hiện toàn ngành có 40 trường Mầm non, 132 trường Tiểu học; 37 trường THCS; 3 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng các trường đã nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả như vậy là điều đáng trân trọng.

Tháng 12 năm 2005, Quảng Trị được Bộ GD - ĐT kiểm tra công nhận và tặng cờ đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS. Đây là thành tựu quan trọng của tỉnh nhà sau hơn một thập kỷ phấn đấu bền bĩ, cam go. Với

quyết tâm cao, Quảng Trị đã phấn đấu và được Bộ GD - ĐT kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi vào tháng 12 năm 2006. Kết quả này đánh giá bước phát triển mới về chất của giáo dục Quảng Trị, khẳng định mặt bằng dân trí, tạo tiền đề tốt thực hiện phổ cập THPT và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Cùng với giáo dục phổ thông, GDTX còn gặp nhiều khó khăn về CSVC, đội ngũ giáo viên và các điều kiện thiết yếu khác phục vụ giảng dạy và học tập, nhưng với tinh thần vượt lên khó khăn, vượt lên chính mình, ngành học vẫn luôn mở rộng đón nhận hầu hết các đối tượng có nhu cầu vào học tập, góp phần quan trọng vào việc duy trì, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ nhất định cho tỉnh nhà. Toàn tỉnh có 10 trung tâm GDTX làm nhiệm vụ giáo dục không chính quy với lưu lượng học sinh khoảng 3.500 đến 3.800 người theo học chương trình GDTX cấp THPT. Từ tháng 7/2009 đến tháng 8/2010, các trung tâm đã bồi dưỡng 195 chuyên đề với 910 lớp, thu hút 31.850 lượt người tham gia học tập, tổ chức bồi dưỡng nghề ngắn hạn cho 197 người. Để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của giáo viên, học sinh cũng như cán bộ công chức viên chức về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Tin học, Ngoại ngữ, các trung tâm GDTX đã mở hàng trăm lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho hàng ngàn người (chỉ tính riêng trong năm 2009 đã cấp chứng chỉ tin học trình độ A cho 1.645 người; trình độ B cho 142 người và cấp chứng chỉ ngoại ngữ A cho 1.311 người). Các trung tâm GDTX các huyện đã mở thêm 9 “Vệ tinh” để tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Trung tâm GDTX tỉnh đã liên kết đào tạo 38 lớp với 3383 sinh viên (trong đó: Đại học tại chức 235; CĐ 331; Đại học từ xa 1762; trung cấp 94), góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho tỉnh nhà. Năm học 2008 - 2009, ngành học GDTX được Bộ GD - ĐT tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

Tất cả các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đã chủ động đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Từ năm 2001 đến 2010, các trường chuyên nghiệp trên địa bàn đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo cho trên 6.000 học sinh, sinh viên hệ chính quy đảm bảo yêu cầu chất lượng đề ra.

Các điều kiện dạy học không ngừng được tăng cường Đội ngũ giáo viên

Hiện nay, giáo viên ở các ngành học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ

về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành GD - ĐT Quảng Trị có 12.557 người. Nhà trẻ có 329 giáo viên, trong đó đạt chuẩn trình độ trở lên 297 người, chiếm tỷ lệ 84,8% (trên chuẩn 20,3%). Mẫu giáo có 1406 giáo viên, trong đó đạt chuẩn trình độ trở lên 1301 người, chiếm tỷ lệ 92,5% (trên chuẩn 32,5%). Tiểu học có 3519 giáo viên, trong đó đạt trình độ chuẩn trở lên 3465 người, chiếm tỷ lệ 98,4% (trên chuẩn 45,5%). THCS có 3347 giáo viên, trong đó đạt trình độ chuẩn trở lên 3243 người, chiếm tỷ lệ 96,9% (trên chuẩn 45,7%). THPT có 1622 giáo viên, đạt chuẩn trình độ trở lên 1614 người, chiếm tỷ lệ 99,5% (trên chuẩn 3,4%). Các trung tâm GDTX, trung tâm Kỹ thuật tổng hợp HNDN, các trường TCCN, CĐSP có đủ giáo viên theo yêu cầu công tác, 100% trình độ đạt chuẩn. Trường CĐSP có 2 tiến sĩ, 70 thạc sỹ, còn lại trình độ cử nhân và đang theo học cao học. Trong các kỳ phong tặng, tính đến năm 2010, Quảng Trị có 1 Nhà giáo nhân dân và 9 Nhà giáo ưu tú.

Toàn ngành đã cơ bản khắc phục tình trạng thiếu, thừa cục bộ giáo viên. Các đơn vị đã thực hiện các giải pháp phù hợp để có đủ giáo viên các môn đặc thù dạy sách giáo khoa mới.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục

Cùng với việc tập trung xây dựng các công trình trường học theo kế

trường lớp học, nhà công vụ giáo viên. Đến năm 2010, tỷ lệ phòng học cao tầng, kiên cố ngành học phổ thông đạt 80%; ngành học mầm non 29,67%. Số lượng trường, lớp và học sinh học 2 buổi/ngày ngày càng tăng, đạt 42% (74/178 trường) với 20446 em, đạt tỉ lệ 35%.

Ngành đã tiến hành kiểm tra công tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy - học, thư viện trường học. Việc trang bị đồ dùng dạy học cần thiết được thực hiện có hiệu quả. 100% các trường THPT có phòng máy vi tính từ 25 - 60 máy được nối mạng LAN; 50% các trường THCS và 20% trường Tiểu học có phòng máy (từ 10 - 20 máy). Toàn ngành có 143 phòng máy với 2.594 máy vi tính phục vụ dạy học; trong đó có 1.200 máy tính được kết nối internet. Hầu hết các trường đều có máy chiếu Projetor và các thiết bị khác phục vụ đổi mới phương pháp dạy - học.

Chất lượng giáo dục:

Chất lượng giáo dục đạo đức

Chất lượng giáo dục đạo đức trong học sinh, sinh viên tiếp tục được

quan tâm, chăm lo. Nhìn chung học sinh chăm ngoan, có ý chí vươn lên, phần lớn tự giác thực hiện nội quy, quy định của nhà trường. Số học sinh, sinh viên lười học có chiều hướng giảm và đã được nhà trường nhắc nhở, giáo dục kịp thời.

Chất lượng dạy học

Toàn ngành đã có sự chuyển biến trong việc đổi mới hoạt động dạy -

học, đổi mới phương pháp giảng dạy. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ.

Ở các trường mầm non, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ổn định và từng bước nâng cao. Công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục mầm non được quan tâm đúng mức. Đến năm 2010, có 108/157 trường có bếp ăn an toàn hợp vệ sinh, tỷ lệ 68,8%; 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi được học 2

buổi/ngày. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm: nhà trẻ chỉ còn 4,18%; mẫu giáo 4,77%. 100% trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số tiếp cận kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt. Ở các trường phổ thông, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi tăng: ở bậc tiểu học là 57%, THCS là 49,9% và THPT là 39,6%; học sinh xếp loại yếu, kém có tỉ lệ thấp.

Số học sinh phải bỏ học trong năm không đáng kể: bậc tiểu học là 0,08%, THCS là 0,98, THPT là 1,72%. Học sinh tốt nghiệp hàng năm tương đối ổn định: bậc tiểu học trên 99,8%, THCS trên 99%, THPT trên 96%.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều chuyển biến tích cực, hàng năm có hàng chục học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi học sinh giỏi văn hóa cấp huyện, thị, cấp tỉnh và quốc gia; học sinh giỏi kỹ thuật phổ thông, máy tính cầm tay, giải toán trên mạng. Học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, TCCN và dạy nghề tăng mạnh. Theo số liệu thống kê từ Cục Công nghệ thông tin Bộ GD - ĐT sau khi học sinh, sinh viên đã ổn định nhập

học tại các trường, thì nếu sau ngày lập lại tỉnh (năm 1990) Quảng Trị có 193

học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; 630 vào TCCN và 150 vào các trường dạy nghề thì đến năm 2008 đã có 5.092 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và số lượng học sinh trúng tuyển vào các trường năm sau luôn cao hơn năm trước. Xếp theo tiêu chí điểm trung bình của 3 môn thi đại học theo đề án 3 chung thì Quảng Trị có trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn xếp thứ 45, trường THPT thị xã Quảng Trị xếp thứ 158 trong tốp 200 trường của cả nước và Quảng Trị được xếp thứ 23/64 tỉnh, thành trong cả nước nếu xếp cả 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học.

Các trung tâm GDTX đã thực hiện nghiêm túc việc đổi mới chương trình, nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; chú trọng giải pháp chất lượng, tăng cường công tác bồi dưỡng, phụ đạo cho đối tượng

học sinh yếu, kém. Đồng thời, đã tổ chức thi học viên giỏi văn hoá, giỏi máy tính cầm tay; tổ chức hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy - học để nâng cao chất lượng dạy - học.

Trường CĐSP tích cực đổi mới phương pháp dạy học với phương châm “lấy người học làm trung tâm”, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy, phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục đại học. Ở các trường chuyên nghiệp, số lượng ngành nghề ngày càng tăng và phát triển theo hướng đa cấp, đa ngành đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phương và nhu cầu học tập của con em trên địa bàn tỉnh. Việc đổi mới, triển khai chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập của học sinh gắn với nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ đã được thực hiện có hiệu quả. Đến năm 2010, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 23,5% lực lượng lao động của tỉnh nhà. Đây là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của ngành và đã hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết số 02/2007/HĐND của HĐND tỉnh đề ra.

Các hoạt động giáo dục khác

Hoạt động Đoàn, Đội, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể

chất, quốc phòng an ninh, dân số, an toàn giao thông, phòng chống ma túy…tiếp tục được các trường quan tâm tuyên truyền, tổ chức thực hiện. Hoạt động giáo dục truyền thống, hoạt động đền ơn - đáp nghĩa cũng được các trường tổ chức thường xuyên, linh hoạt bằng nhiều hình thức theo chủ điểm.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)