Về những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đối với sự

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 89)

- đào tạo (20052010)

3.1.1.Về những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đối với sự

nghiệp giáo dục và đào tạo

Để thực hiện đường lối chủ trương của Đảng về phát triển GD - ĐT trong 10 năm đầu thế kỷ XXI được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng cũng như nội dung trong các Nghị quyết, Chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị cùng với lãnh đạo ngành GD - ĐT đã có những chủ trương, nghị quyết, chính sách chỉ đạo công tác GD - ĐT trong toàn ngành rất cụ thể và sát sao. Điều đó được thể hiện rất rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV. Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII quyết định lấy năm 2001 làm “Năm Giáo dục” của tỉnh. Mở đầu thế kỷ XXI bằng một chủ đề lớn “Năm Giáo dục” là kết quả của quá trình nhận thức “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là sự nhạy cảm về cuộc cách mạng khoa học - công nghệ chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Dưới sự chỉ đạo của Bộ GD - ĐT thông qua các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo từng nhiệm vụ cụ thể đối với từng cấp học, ngành học trong mỗi giai đoạn cũng như từng năm học, ngành GD - ĐT Quảng Trị đã đề ra được kế hoạch và cơ bản thực hiện một cách có hiệu quả.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị đã coi trọng, đặt đúng vị trí quốc sách hàng đầu của GD - ĐT, có những chủ trương, biện pháp tăng cường lãnh đạo giáo dục, luôn quan tâm tạo mọi điều kiện và động viên kịp thời để giáo dục Quảng Trị từng bước khắc phục những khó khăn về CSVC, về đội ngũ giáo viên, về việc phát triển giáo dục cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Cùng với việc chỉ đạo, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Nghị quyết 40/QH-10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/QH-10 về chủ trương phổ cập giáo dục THCS, Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg “về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình kiên cố

hóa trường, lớp học”, Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg “về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non”, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP “về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục- thể thao”, Quyết

đi ̣nh số 112/2005/QĐ-TTg “Về viê ̣c phê duyê ̣t Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010””, Luật Giáo dục 2005, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg

“Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; đồng thời đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp GD - ĐT trong quần chúng nhân dân, Tỉnh ủy Quảng Trị đã có thông báo số 52 TB/TU về việc thành lập Hội khuyến học tỉnh Quảng Trị, ra Chỉ thị số 14-CT/TU, “Chỉ thị về việc thực hiện phổ cập

trung học cơ sở” và ban hành Chương trình hành đô ̣ng số 44-CTHĐ/TU “về

thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Đây là những Nghị quyết riêng về GD - ĐT, đã thể hiện

được sự nhất quán trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc sách hàng đầu của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, do đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy đảng, các ban, ngành, đoàn thể, CBGV và quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp “trồng người” của tỉnh.

Như vậy có thể khẳng định, về cơ bản quá trình đề ra chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị để phát triển GD - ĐT là đúng với chủ trương, đường lối về phát triển GD - ĐT của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như đối với thực tiễn đặt ra trong ngành GD - ĐT và phù hợp với yêu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

3.1.2. Về quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đối với

sự nghiệp GD - ĐT trong toàn ngành đã tạo được chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả giáo dục, về đa dạng hóa các ngành ngề đào tạo, về xã hội hóa giáo dục. Nhiều chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đề ra trong từng năm học đã được thực hiện và đạt kết quả tốt. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục, nhiều giải pháp về tổ chức giáo dục đã được nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của giáo dục trong tình hình mới. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, ngành giáo dục đã chọn chủ đề từng năm học để thúc đẩy sự phát triển giáo dục tỉnh nhà trong thời kỳ 2001 - 2010. Cụ thể:

- Năm 2001: Năm Giáo dục của tỉnh Quảng Trị - Năm 2002: Đổi mới thi tốt nghiệp Tiểu học

- Năm 2003:Tổ chức giáo viên tình nguyện làm phổ cập giáo dục vùng khó

- Năm 2004: Toàn tỉnh hợp lực giúp vùng khó làm giáo dục THCS - Năm 2005: Đề án phát triển giáo dục Mầm non

- Năm 2006: Chất lượng dạy - học, chất lượng phổ cập giáo dục vùng khó.

- Năm 2007: Nâng cao chất lượng quản lí giáo dục, thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

- Năm 2008: Năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Năm 2009: Năm đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục - Xây dựng công trình vệ sinh nước sạch.

Chủ đề năm học được hiểu như là một chương trình mục tiêu cụ thể, là nhiệm vụ trọng tâm cần được tập trung tâm lực giải quyết dứt điểm, có hiệu

quả cao để tạo ra sự chuyển biến tích cực cho sự phát triển của GD - ĐT; là sự kết tinh giữa ý tưởng quản lý và thực tiễn của giáo dục ở một thời điểm nhất định. Mười năm, mỗi năm một chủ đề nhưng cùng thống nhất trong chương trình mục tiêu đổi mới sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Với tư cách là cơ quan tham mưu, ngành GD - ĐT đã xây dựng đề án “Năm Giáo dục” với mục tiêu làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục ở thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó, xã hội có sự quan tâm, chăm lo hơn đối với sự nghiệp GD - ĐT. Trong “Năm Giáo dục”, HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết về việc tăng mức phụ cấp và đóng bảo hiểm xã hội cho 1209 giáo viên mầm non ngoài biên chế. Quyết định này đã tạo điều kiện quý báu cho ngành học khó ổn định và phát triển. “Năm Giáo dục” đã để lại dấu ấn sâu sắc không chỉ đối với những người trong ngành giáo dục mà còn cho toàn xã hội.

Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị số 14-CT/TU, “Chỉ thị về việc thực hiện phổ

cập trung học cơ sở”, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra Kế hoạch số 1373/KH-UB,

“Kế hoạch thực hiện phổ cập trung học cơ sở tỉnh Quảng Trị (2001 - 2005)”, Sở đã tổ chức đoàn giáo viên tình nguyện lên làm nhiệm vụ phổ cập ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo chủ đề năm học 2003 - 2004: “Tổ chức giáo viên tình nguyện làm phổ cập giáo dục vùng khó”; có công văn số 264/GD- ĐT ngày 18/4/2005 yêu cầu các huyện vùng đồng bằng chuẩn bị nguồn lực chi viện cho 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông và xây dựng đề án “Luân chuyển giáo viên vùng khó”; phát động phong trào “Bằng sức mạnh

của cả tỉnh, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS vùng khó”.

Chính điều này đã huy động được nguồn lực và tạo động lực để giáo dục toàn tỉnh nói chung và giáo dục vùng khó nói riêng phát triển. Bởi vì, Quảng Trị là tỉnh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề, đời sống đồng bào vùng các dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pakô, vùng cao, vùng sâu ở rãi rác dọc biên giới Việt - Lào

còn quá thấp, đối tượng khó và vùng khó nhiều (huyện Đakrông có 13/14 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn). Đó là một khó khăn thách thức không nhỏ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS. Phổ cập giáo dục THCS là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn do hạn chế về nhận thức cũng như điều kiện thực hiện. Vì vậy, chỉ có cách làm tập trung, quyết liệt, kiên trì bám trụ, giữ vững số lượng, coi trọng chất lượng với một tinh thần kiên nhẫn nên đã làm cho tiến độ phổ cập giáo dục tiến nhanh.

Bước sang giai đoạn 2005 - 2010, sự nghiệp GD - ĐT Quảng Trị đã được các cấp ủy Đảng, các sở, ban, ngành, địa phương, lãnh đạo các cấp thực sự coi trọng chỉ đạo, thực hiện và đạt kết quả toàn diện trên các mặt quản lý và tổ chức giáo dục. Các giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đã được triển khai và thực hiện đồng bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT theo tinh thần Nghi ̣ quyết

Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ tỉnh lần thứ XIV , UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thi ̣ số

16/2006/CT-UBND “Về Chống tiêu cực và khắc phục bê ̣nh thành tích trong

giáo dục”. Để đưa Nghi ̣ quyết Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ tỉnh lần thứ XIV vào thực tiễn

cuộc sống, HĐND tỉnh đã ra Nghi ̣ quyết số 02/2007/NQ-HĐND “Về Xã hội

hóa các hoạt động Giáo dục- Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể dục- Thể thao tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 - 2010”. Về GD - ĐT, Nghị quyết đề ra mục tiêu

của việc xã hội hóa các hoạt động GD - ĐT là phát huy mọi tiềm năng về tri thức và nguồn lực vật chất của nhà nước và toàn xã hội để chăm lo phát triển nhanh và bền vững sự nghiệp GD - ĐT. Nghị quyết cũng đưa ra các chỉ tiêu chủ yếu phát triển xã hội hóa lĩnh vực GD - ĐT đến năm 2010. Để cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ GD - ĐT do Nghi ̣ quyết Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ tỉnh lần thứ XIV

đề ra, HĐND tỉnh đã ra Nghi ̣ quyết số 11/2007/NQ-HĐND “Về Quy hoạch,

kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020”.

Sở GD - ĐT, các Phòng Giáo dục với tinh thần chủ động, sáng tạo, với ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân đã chỉ đạo sát sao, cụ thể các cuộc vận động, các phong trào; thực hiện tốt kế hoạch phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước.

Để thúc đẩy sự nghiệp GD - ĐT phát triển, bên cạnh việc quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng, ngành GD - ĐT đã chỉ đạo, tổ chức nhiều phong trào thi đua với nội dung cụ thể, thiết thực; hình thức phong phú, đa dạng. Sở đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức cho CBGV, công nhân viên nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ GD - ĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác thi đua trong giai đoạn mới. Chính nhờ việc quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh mà ngành GD - ĐT Quảng Trị đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục chung của cả nước.

Quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Trị chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển GD- ĐT cơ bản đạt mục đích đề ra: toàn ngành nghiêm chỉnh thi hành các quy định của Luật Giáo dục; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân; phát triển mạng lưới trường lớp; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; hoàn thành và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS, đẩy mạnh phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, tiến hành phổ cập giáo dục THPT; tiếp tục chú trọng đến giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; tăng cường các điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục; tăng cường hoạt động thanh tra giáo dục; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Thực hiện các mục tiêu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV đề ra, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ các năm học, góp phần vào sự phát triển KT - XH của tỉnh nhà và công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, qua 9 năm chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đối với sự nghiệp GD - ĐT còn một số khuyết điểm sau: quá trình chỉ đạo triển khai, quán triệt, thực hiện các Nghị quyết Đảng bộ tỉnh ở một số tổ chức cơ sở Đảng, các đơn vị phòng giáo dục, trường học, nhất là cấp cơ sở làm chưa sâu, chưa tạo ra ý thức tự giác của đảng viên, cán bộ giáo viên trong sự nghiệp phát triển giáo dục tỉnh nhà. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quản lý tổ chức giáo dục ở một số đơn vị, trường học chưa phù hợp với thực tế của từng đơn vị , từng địa phương . Cho nên đến năm 2010, việc nâng cấp một số trường TCCN lên trường Cao đẳng chưa thực hiện được theo yêu cầu của Nghi ̣ quyết số 11/2007/NQ-HĐND “Về Quy hoạch, kế hoạch

phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020” của HĐND tỉnh.

Việc chỉ đạo một số biện pháp giáo dục chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao: công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở nhiều đơn vị, trường học trong giáo viên, học sinh hiệu quả còn hạn chế; quy mô giữa các ngành học, cấp học còn chưa đồng đều; giáo dục định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT chưa được chú ý đúng mức… Chất lượng giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng sa còn thấp so với yêu cầu chung; cơ sở vật chất giáo dục còn thiếu thốn. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, nhất là công tác tham mưu, đề xuất; chất lượng giáo viên một số môn học còn yếu. Hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra trường học, cán bộ quản lý, thanh tra đội ngũ giáo viên ở một số đơn vị còn mang tính hình thức…

Việc triển khai các biện pháp, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở một số đơn vị trường học, địa phương chưa thật sự hiệu quả; việc tổ chức phong trào thi đua trong toàn ngành giáo dục tuy đã được quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn nhưng hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn của sự phát triển giáo dục.

Hoạt động của ban lãnh đạo về tổ chức, quản lý giáo dục trong một số các đơn vị phòng giáo dục, trường học, nhất là các trường miền núi hiệu quả chưa cao. Bộ phận nòng cốt trong việc phát triển, nâng cao hiệu quả giáo dục là đội ngũ giáo viên có trình độ cao ở một số đơn vị còn thiếu.

Sự phối hợp giữa các cơ quan: UBND tỉnh, HĐND, Ban Tuyên giáo, Tỉnh ủy, các Sở, cùng các Phòng, Ban, Ngành liên quan đến sự nghiệp phát triển GD - ĐT của tỉnh nhà đôi khi còn chưa nhịp nhàng, thường xuyên.

3.1.3. Về những thành tựu cơ bả n

Chuyển giao thế kỷ, GD - ĐT Quảng Trị đi lên trong tình hình KT - XH

tỉnh nhà tiếp tục ổn định và phát triển. GD - ĐT được đánh giá là một trong ba thành tựu quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Trị. Việc

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 89)