Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiê ̣n và kết quả (2005-2010)

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 58)

- đào tạo (20052010)

2.2.Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiê ̣n và kết quả (2005-2010)

2.2.1. Quá trình chỉ đạo, tổ chứ c thực hiê ̣n

Để góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT theo tinh thần Nghi ̣ quyết Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ tỉnh lần thứ X IV đã đề ra , ngày 21/11/2006, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thi ̣ số 16/2006/CT-UBND “Về Chống tiêu cực và khắc phục

bê ̣nh thành tích trong giáo dục” với những nô ̣i dung chủ yếu sau:

- Tăng cườ ng sự chỉ đạo kiên quyết của chính quyền các cấp; sự phối

hợp chă ̣t chẽ của các đoàn thể , các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiê ̣n có hiê ̣u quả việc chống tiêu cực và khắc phu ̣c bê ̣nh thành tích trong giáo du ̣c.

- Sở GD - ĐT phối hợp với các ngành , đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực

và bệnh thành tích trong giáo dục”; quyết tâm xây dựng mô ̣t môi trường giáo

dục lành mạnh . Các cấp quản lý giáo dục và từng CBGV phải nêu cao tinh thần trách nhiê ̣m , đa ̣o đức nhà giáo và lòng tự hào , tự tro ̣ng nghề nghiê ̣p để tăng cường kỷ cương trong da ̣y - học; đổi mới ma ̣nh mẽ phương pháp da ̣y - học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả gi áo dục. Ngành GD - ĐT cần tâ ̣p trung đẩy ma ̣nh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt - quản lý tốt”; chỉ đạo

mạnh mẽ và quyết liệt để thực hiện dạy, học thực chất, kiểm tra, đánh giá thực chất nhằm đào ta ̣o thế hê ̣ trẻ c ó chất lượng thực chất , đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quốc trong thời kỳ CNH, HĐH.

Để đưa Nghi ̣ quyết Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ tỉnh lần thứ XIV vào thực tiễn cuộc sống, ngày 12/4/2007, HĐND tỉnh đã ra Nghi ̣ quyết số 02/2007/NQ-HĐND “Về Xã hội hóa các hoạt động Giáo dục- Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể dục-

Thể thao tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 - 2010”. Về GD - ĐT, Nghị quyết đề

ra mục tiêu của việc xã hội hóa các hoạt động GD - ĐT là phát huy mọi tiềm năng về tri thức và nguồn lực vật chất của nhà nước và toàn xã hội để chăm lo phát triển nhanh và bền vững sự nghiệp GD - ĐT. Nghị quyết cũng đưa ra các chỉ tiêu chủ yếu phát triển xã hội hóa lĩnh vực GD - ĐT đến năm 2010:

Thứ nhất, Chuyển các loại hình trường mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (Các trường không làm nhiệm vụ giáo dục phổ cập), giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề công lập sang cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế và tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ “về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực

hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.

Thứ hai, Chuyển 100% trường mầm non bán công vùng không thuộc xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (135) sang loại hình dân lập hoặc tư thục.

Thứ ba, Chuyển các trường PTTH bán công sang dân lập hoặc tư thục, chuyển một số trường THPT công lập ở những nơi có điều kiện sang dân lập.

Thứ tư, Phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhằm đạt tỉ lệ huy động: số cháu đi nhà trẻ ngoài công lập khu vực đồng bằng chiếm 80%; mẫu giáo 65 - 70%; THPT từ 25 - 30%; TCCN từ 5 - 10%; dạy nghề 20 - 30%. Huy động người học trong tỉnh tại trường CĐSP Quảng Trị thông qua xã hội hóa 30% - 35%. Xây dựng thí điểm một số mô hình trường tiểu học, THCS

Thứ năm, Huy động các nguồn lực khác nhau để mở rộng, nâng cấp CSVC đến năm 2010: Trường Dạy nghề tổng hợp lên trường Cao đẳng nghề; nâng cấp trường Trung học Nông nghiệp và PTNT lên trường Cao đẳng; trường Công nhân kỹ thuật và NVGT lên trường Trung học NVGT - Vận tải.

Thứ sáu, Có chính sách huy động tiềm lực của các thành phần kinh tế để thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động của tỉnh qua đào tạo đạt 30 - 35%, trong đó đào tạo nghề đạt 23 - 25%.

Nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ GD - ĐT do Nghi ̣ quyết Đa ̣i hô ̣i

Đảng bô ̣ tỉnh lần thứ XIV đề ra, ngày 10/8/2007, HĐND tỉnh đã ra Nghi ̣ quyết số 11/2007/NQ-HĐND “Về Quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp Giáo

dục và Đào tạo đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020” với những nội dung

như sau:

Thứ nhất, Quy hoạch hệ thống giáo dục và quy mô đào tạo theo cấp học, ngành học

*Quy hoạch theo cấp học

Hệ Giáo dục mầm non

Có chính sách phát triển mạnh hệ thống mầm non ngoài công lập để tăng quy mô giáo dục mầm non. Phấn đấu quy mô đào tạo học sinh mầm non đến năm 2010 đạt 32.098 cháu, tăng bình quân hàng năm 5,02%/năm.

Hệ Giáo dục phổ thông

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo để mở rộng quy mô đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; tăng nhanh các hình thức đào tạo ngoài công lập. Quy mô học sinh phổ thông đến năm 2010 là 176.887 học sinh. Tăng bình quân hàng năm 2,03%/năm.

Mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý của các trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện, thị xã; các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp HNDN.

Hệ Giáo dục chuyên nghiệp - Hệ Trung học chuyên nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT: quy mô đào tạo gồm 400 học sinh; trong đó: hệ chính quy 200 học sinh, hệ không chính quy 200 học sinh.

+ Trường Trung học Y tế: quy mô đào tạo gồm 500 học sinh; trong đó: hệ chính quy 200 học sinh, hệ không chính quy 300 học sinh.

+ Trường Trung học tư thục Công - Kỹ nghệ Mai Lĩnh: quy mô đào tạo bình quân hàng năm là 500 học sinh.

- Hệ Cao đẳng: Bình quân hàng năm quy mô đào tạo 800 - 1000 sinh viên có trình độ cao đẳng; trong đó: hệ chính quy 400 sinh viên, hệ không chính quy 600 sinh viên.

- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị: phấn đấu hàng năm tuyển sinh đào tạo đại học 150 - 200 sinh viên.

*Quy hoạch theo ngành học

Hệ thống các trường chuyên nghiệp - Trường Cao đẳng Sư phạm:

+ Các ngành chuyên môn nghiệp vụ đang thực hiện đào tạo như: Mầm non; Tiểu học; Văn; Sử; Địa; Giáo dục công dân; Toán; Lý; Hóa; Sinh; Tin học; Kỹ thuật nông nghiệp; Kỹ thuật công nghiệp; Nhạc; Họa.

+ Các ngành đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác như: Thông tin - Thư viện; Hành chính - Văn thư; Quản lý nghiệp vụ văn hóa; Văn hóa quần chúng; Âm nhạc; Mỹ thuật; Công nghệ - Thông tin.

+ Các ngành đào tạo sẽ mở thêm: Sư phạm tiếng Anh; Sư phạm Thể dục; Kế toán - Tin học...đồng thời mở rộng hợp tác liên kết đào tạo trong và ngoài nước.

+ Các ngành chuyên môn nghiệp vụ đang thực hiện đào tạo như: Chăn nuôi - Thú y; Trồng trọt - Bảo vệ thực vật; Lâm nghiệp; Kế toán tổng hợp và một số nghề về nông nghiệp và lâm sinh.

+ Các ngành đào tạo sẽ mở thêm: Thủy sản; Cơ khí nông thôn. - Trường Trung học Y tế:

+ Các ngành chuyên môn nghiệp vụ đang thực hiện đào tạo như: Điều dưỡng đa khoa; Hộ sinh trung học; Điều dưỡng cộng đồng; Y tế thôn bản.

+ Các ngành đào tạo sẽ mở thêm: Y sĩ đa khoa; Dược sĩ trung học. - Trường Trung học tư thục Công - Kỹ nghệ Mai Lĩnh:

+ Các ngành chuyên môn nghiệp vụ đang thực hiện đào tạo như: Kế toán; Tin học; Điện công nghiệp và dân dụng.

+ Các ngành đào tạo sẽ mở thêm: Du lịch; Quản trị doanh nghiệp; Điện nước; Xây dựng dân dụng...

Hệ thống Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh:

+ Các ngành khoa học xã hội nhân văn gồm: Luật; Luật Kinh tế; Lịch sử văn hóa - Du lịch; tiếng Anh.

+ Các ngành khoa kinh tế gồm: Quản trị Kinh doanh; Kế toán; Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kinh tế phát triển.

+ Các ngành kỹ thuật gồm: Kỹ sư Nông học; Kỹ sư Địa chính; Kỹ sư Điện; Kỹ sư Xây dựng dân dụng và Công nghiệp; Kỹ sư Cầu đường.

+ Các ngành đào tạo khác: Cao đẳng Hải quan; Bồi dưỡng Kế toán trưởng; Văn thư - Lưu trữ…

- Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã:

Thực tế, các trung tâm GDTX huyện, thị xã chủ yếu dạy bổ túc văn hóa cấp THCS, THPT và thực hiện các hoạt động phổ cập trung học trên địa bàn. Ngoài ra, một số trung tâm có điều kiện CSVC đang phối hợp với chính

quyền địa phương hoặc các tổ chức phi chính phủ, các dự án đào tạo nghề ngắn hạn hoặc chuyển giao công nghệ cho cộng đồng dân cư địa phương với quy mô nhỏ.

Thứ hai, Quy hoạch bố trí mạng lưới trường, lớp và cấp quản lý

*Quy hoạch bố trí theo mạng lưới trường, lớp

Hệ Giáo dục mầm non

Việc quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường mầm non thực hiện theo Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Quảng Trị đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 3.5/2004/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2004.

Phấn đấu đến năm 2010 có 28 trường mầm non được thành lập mới. Chú trọng phát triển trường mầm non ở các xã miền núi, vùng ven biển và vùng biển thuộc diện xã khó khăn.

Hệ Giáo dục phổ thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tiểu học: trung bình mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 1 - 2 trường tiểu học. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh cần có 179 trường tiểu học. Có kế hoạch thành lập mới 15 trường tiểu học, trong đó: đầu tư xây dựng mới 6 trường, 9 trường khác do tách ra từ các trường PTCS.

+ Trung học cơ sở: trung bình mỗi xã, phường, thị trấn có tối thiểu một trường THCS. Phấn đấu đến năm 2010 có kế hoạch mở thêm 17 trường THCS ở các địa bàn (trong đó có một số trường do việc tách từ trường PTCS).

+ Trung học phổ thông: giai đoạn 2007 - 2010, có 8 trường THPT được thành lập mới là: THPT cấp 2 + 3 tư thục Bùi Dục Tài Đông Hà (2007), THPT Hướng Phùng (2007), THPT Lìa (2008), THPT cấp 2 + 3 La Lay (2007), THPT Chế Lan Viên (2008), THPT Triệu Đại (2009), THPT Lâm Sơn Thủy (2009), THPT Cửa Việt (2010).

+ Các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, số lượng trường vẫn giữ nguyên 5 trường. Chỉ đầu tư sửa chữa và xây dựng thêm một số phòng học mới theo nhu cầu đào tạo thực tế.

+ Trung tâm GDTX, trung tâm Kỹ thuật tổng hợp HNDN:

Duy trì và tổ chức tốt các trung tâm GDTX của tỉnh, huyện, thị xã hiện có. Phát triển các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã.

Thành lập mới thêm 2 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp HNDN (Huyện Vĩnh Linh, Hướng Hóa) để đến năm 2010 toàn tỉnh có 10 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp HNDN.

Hệ Giáo dục chuyên nghiệp

+ Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị: cơ bản hoàn thiện CSVC về phòng học, nhà nội trú; từng bước trang cấp thiết bị theo yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo.

+ Trường Trung học NN và PTNT nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật vào năm 2010.

+ Trường Trung học Y tế nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế vào năm 2008.

+ Trường Công nhân kỹ thuật và NVGT vận tải nâng cấp thành trường Trung học Nghiệp vụ Giao thông - Vận tải vào năm 2008.

+ Trường Trung cấp Nghề nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề vào 2010.

+ Thành lập mới và đưa 4 trung tâm dạy nghề của các huyện Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa vào Trung tâm dạy nghề trọng điểm của tỉnh.

*Quy hoạch theo cấp quản lý

- Cấp xã, phường, thị trấn có đủ các loại hình cấp học gồm: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở.

- Cấp huyện, thị xã: có các loại hình cấp học: giáo dục THPT, GDTX, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Đối với các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa có thêm trường dân tộc nội trú.

- Cấp tỉnh: có thêm các loại hình cấp học giáo dục chuyên biệt như: Giáo dục khuyết tật, năng khiếu (Chuyên thể dục - thể thao, nghệ thuật), dân tộc nội trú, giáo dục thường xuyên, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giáo dục chuyên nghiệp.

Thứ ba , Về bộ máy, hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

* Về bộ máy, hệ thống quản lý

- Khối trực thuộc Sở GD - ĐT: việc kiện toàn bộ máy, hệ thống quản lý đối với các đơn vị trực thuộc Sở GD - ĐT được thực hiện theo đúng quy trình tổ chức, đảm bảo nguyên tắc tăng cường thêm sức mạnh và tính chủ động.

- Khối cơ sở: việc kiện toàn bộ máy, hệ thống quản lý thuộc địa bàn huyện, thị xã theo sự phân cấp quản lý nhà nước sẽ do UBND huyện, thị xã quyết định, dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

* Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

- Có kế hoạch bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phù hợp với các ngành học, đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô đào tạo và công tác quản lý nhà nước của ngành. Chú trọng chất lượng nguồn giáo viên tuyển dụng mới; có chính sách ưu đãi cho cán bộ và giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tích cực thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, tăng nhanh tỷ lệ chuẩn hóa giáo viên các cấp học. Thực hiện việc phân cấp quản lý, bố trí đào tạo và sử dụng giáo viên theo quy định của nhà nước.

- Đến năm 2010, tổng số cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên (kể cả hợp đồng) của toàn ngành là: 14.256 người.

Thứ tư, Bố trí quỹ đất xây dựng trường học, danh mục đầu tư

Tổng nhu cầu quỹ đất sử dụng cho xây dựng các trường học đến năm 2010 là 421,8ha, trong đó: Quỹ đất cho xây dựng mới 54ha, quỹ đất cần mở rộng các trường hiện có 11ha.

Sau năm 2010 các nguồn vốn sẽ tập trung vào việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới trường học của tỉnh; hoàn thiện các phòng học bộ môn trong trường học (thư viện, các phòng thực hành thí nghiệm, phòng phục vụ,...) và mua sắm đủ trang thiết bị dạy - học để đảm bảo tất cả học sinh được học tập và hoạt động 2 buổi/ngày.

Thực hiện chủ trương của Đảng , Nhà nước , Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV , Chỉ thị số 16/2006/CT-UBND của UBND tỉnh , Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND, số 11/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và các quy định của Luật Giáo dục, Sở GD - ĐT Quảng Trị đã chỉ đạo toàn ngành trong tỉnh, kết hợp với chính quyền các địa phương khắc phục những yếu kém, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo tinh thần chỉ đạo sau:

Thứ nhất, Chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và cán bộ quản lý giáo dục.

Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, để xây dựng một đội ngũ CBGV ngang tầm và thực hiện tốt yêu cầu của việc hiện đại hóa giáo dục tỉnh nhà theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Sở đã đề ra các chủ trương sau:

- Tập trung chỉ đạo đánh giá rà soát, sắp xếp, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo tinh thần Chỉ thị 40/CT-TƯ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 58)