Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 107 - 111)

- đào tạo (20052010)

3.2.2.Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về

chất lượng

Một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục là

cung cấp kiến thức cho học sinh mà là người hướng dẫn học sinh cách học, cách truy cập thông tin, tích lũy kiến thức; tạo cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Nhận thức được điều đó, ngành GD - ĐT tỉnh Quảng Trị đã quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa có phẩm chất chính trị, vừa có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD - ĐT.

Về trình độ chuyên môn, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư cho trường CĐSP (đã được nâng cấp năm 1997 từ trường THSP) vì đây là máy cái đào tạo giáo viên từ mầm non đến THCS. Khuyến khích CBGV đi học nâng cao trình độ với chế độ đãi ngộ hợp lý. Cho phép mở rộng liên kết đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật để từng bước chuyển hóa đội ngũ giáo viên. Đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy - học của trường. Ngành GD - ĐT tỉnh Quảng Trị đã tổ chức quán triệt và triển khai tốt việc thực hiện Chỉ thị 40- CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đề án của Chính phủ về xây dựng, nâng cao năng lực phẩm chất nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tập trung xây dựng mỗi trường là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên theo phương châm thiết thực, hiệu quả nhằm phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới giáo dục.

Để trau dồi, đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên, ngoài công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng hè được thực hiện theo đúng kế hoạch và chương trình của Bộ, ngành GD - ĐT Quảng Trị đã mở các lớp chuyên đề “Về cải tiến phương pháp giảng dạy” cho giáo viên cốt cán của tất cả các trường mầm non, tiểu học, THCS và cán bộ các phòng GD - ĐT trong tỉnh. Bên cạnh đó, Sở cũng đã chỉ đạo các phòng GD - ĐT, các nhà trường tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn theo kế hoạch đã được đề ra.

Để thúc đẩy việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả, toàn ngành đã tổ chức phong trào thi đua giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Tổ chức hội thi giảng ở tất cả các ngành học, cấp học thu hút đông đảo giáo viên tham gia. Phong trào thi đua sôi nổi này chính là môi trường tốt để các thầy cô giáo có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cho nhau.

Bên cạnh đại bộ phận giáo viên luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy thì vẫn có một số giáo viên năng lực còn hạn chế, thiếu quyết tâm đầu tư suy nghĩ trong việc đổi mới phương pháp dạy - học nên chất lượng giờ dạy còn hạn chế.

Hiện nay, giáo viên ở tỉnh Quảng Trị mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn hóa, tỉ lệ trên chuẩn còn thấp, đặc biệt số lượng giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ còn ít so với các tỉnh khác. Vì thế, ngành cần phải tăng cường nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên bằng cách cử giáo viên đi đào tạo trên chuẩn.

Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, giáo viên phải không ngừng trau dồi, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Phẩm chất đó không chỉ thể hiện ở sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện, sự tu dưỡng đạo đức trong đời sống hàng ngày mà còn ở ý thức trách nhiệm với nghề, yêu nghề, gắn bó với nghề của mỗi người thầy giáo. Trong những năm qua, ngành GD - ĐT Quảng Trị đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị Lê Duẩn thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chính trị; các lớp học tập, nghiên cứu Nghị quyết của Đảng; các buổi báo cáo thời sự hàng tháng, hàng quý để giúp giáo viên nắm bắt được tình hình chung của thế giới, trong nước, trong tỉnh và trong nội bộ ngành giáo dục. Đặc biệt, các cấp quản lý giáo dục đã phối hợp với Công đoàn giáo dục đồng cấp quán triệt và tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói

không với vi phạm đạo đức nhà giáo”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Các đơn vị, nhà trường

đã xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động các chuyên đề, hội thi, hội thảo... nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo. Vì thế, dù đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn nhưng nhìn chung, đội ngũ CBGV toàn ngành đã tận tâm, tận lực, yêu ngành, yêu nghề, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp “trồng người”.

Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa an tâm với nghề nên thường vi phạm quy chế của ngành, chưa trở thành tấm gương sáng để học trò noi theo.

Để khắc phục hiện tượng tiêu cực đó, Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh cần có cơ chế, chính sách phù hợp hơn để cho đội ngũ giáo viên có thể yên tâm với nghề, tập trung trí tuệ, tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người”. Chính thực tế cũng đặt ra cho ngành GD - ĐT Quảng Trị hơn lúc nào hết phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và đạo đức cho đội ngũ CBGV đồng thời phải tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các trường học. Song song với việc cử giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, tốt nghiệp thạc sĩ ở các trường sư phạm vào biên chế theo nhu cầu của ngành giáo dục, tổ chức bồi dưỡng tập trung theo định kỳ hàng năm, các nhà trường cần có chế độ sinh hoạt tự phê và phê bình thường kỳ trong hội đồng sư phạm. Kiên quyết không để giáo viên yếu kém chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm đứng lớp. Nếu làm được điều đó thì ngành GD - ĐT Quảng Trị sẽ có được một đội ngũ nhà giáo trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp GD - ĐT của tỉnh nhà trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh quảng trị lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 (Trang 107 - 111)