Lựa chọn chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Altman ZScore vào chấm điểm tín nhiệm doanh nghiệp ngành bất động sản (Trang 32 - 35)

Việc sử dụng báo cáo tài chính và các nhóm chỉ số như đã đề cập ở chương 2 là rất cần thiết để đánh giá tình hình hoạt động, hiệu quả cũng như rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong từng nhóm chỉ tiêu vẫn tồn tại những tỷ số trùng lặp nhau về mặt ý nghĩa. Ví dụ, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho có ý nghĩa tương đương kỳ thu tiền bình quân, chúng có mối quan hệ phụ thuộc và trực tiếp với nhau. Chính vì

thế, khóa luận cần phải lựa chọn các chỉ tiêu để tránh việc đánh giá không khách quan về một phương diện của doanh nghiệp với một loạt các tỷ số có cùng ý nghĩa.

Như đã trình bày ở chương 2, các nhóm chỉ tiêu sẽ được sử dụng đều mang tính định lượng. Mỗi nhóm chỉ tiêu đều ít nhất 3 chỉ tiêu đại diện và phản ánh khá đầy đủ các mặt hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, tất cả 19 chỉ tiêu được đề xuất trong chương 2, cũng là 19 chỉ tiêu sẽ được áp dụng để phân tích nhằm đảm bảo tránh trùng lắp và tạo điều kiệu thuận lợi cho mô hình, được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đề xuất

Nhóm tỷ số thanh khoản Các nghiên cứu trước

1 Tỷ số thanh toán hiện hành Altman (1981) 2 Tỷ số thanh toán nhanh Chưa có 3 Tỷ số thanh toán tiền mặt Chưa có

Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính

4 Tỷ số nợ Đào Thị Thanh Bình (2013), Altman

(1981)

5 Tỷ số tự tài trợ Chưa có

6 Tỷ số khả năng trả lãi Altman (1977) 7 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) Chưa có

Nhóm tỷ số hoạt động

8 Hệ số vòng quay hàng tồn kho Chưa có 9 Hệ số vòng quay các khoản phải thu Chưa có

10 Hệ số vòng quay tổng tài sản Rashid và Abbas (2011) 11 Hệ số vòng quay vốn lưu động Chưa có

Nhóm tỷ số sinh lời

12 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) Altman (1977), Đào Thị Thanh Bình (2013)

13 Tỷ suất lợi nhuận thuần (ROS) Altman (1977), Đào Thị Thanh Bình (2013)

14 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Altman (1977), Đào Thị Thanh Bình (2013)

15 Tỷ suất lợi nhuận gộp biên Chưa có

Nhóm tỷ số thị trường

16 Thu nhập trên cổ phần (EPS) Chưa có

17 Giá trị sổ sách Chưa có

18 P/E Chưa có

19 P/B Altman (1977), Đào Thị Thanh Bình

(2013)

Số liệu được thu thập từ báo cáo tình tài của 48 doanh nghiệp ngành bất động sản trong thời gian 5 năm, từ năm 2010 đến 2014. Đối với bảng cân đối kế toán, 6 khoản mục được lựa chọn bao gồm: tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, tổng tài sản, tổng nợ phải trả, và vốn chủ sở hữu. Trong đó, nhiều khoản mục nợ được lựa chọn vì các doanh nghiệp bất động sản có dư nợ khá cao và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong báo cáo thu nhập, lợi nhuận ròng là chỉ tiêu được chọn vì đây là tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp như đã phân tích. Trong tổng số các chỉ tiêu được chọn, có 7 tỷ số mà trong đó tử số là một số thuộc bảng báo cáo thu nhập, trong khi đó mẫu số là một số lấy từ bảng cân đối kế toán. Đó là các tỷ số: Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay các khoản phải thu, Vòng quay tổng tài sản, Vòng quay vốn lưu động, ROE, ROA và Tỷ suất lợi nhuận gộp biên. Bảng cân đối kế toán ghi nhận số liệu tại thời điểm cuối năm, trong khi bảng báo cáo thu nhập ghi nhận số liệu trên cơ sở thời kỳ một năm tài chính. Chính vì thế, những tỷ số nêu trên sẽ được tính toán bằng cách lấy mẫu số là giá trị trung bình của thời điểm cuối năm và đầu năm để phù hợp với tử số của chúng.

Một số chỉ tiêu tuy thể hiện dưới dạng định lượng nhưng cũng mang trong mình yếu tố định tính. Chẳng hạn, ý nghĩa của nhóm tỷ số thanh khoản là nhóm tỷ số đánh giá khả năng trả nợ ngắn hạn. Việc cân đối nguồn tiền trả nợ hợp lý có thể giúp công ty ít rủi ro hơn và nó có thể cho thấy năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhóm tỷ số sinh lời và thị trường cũng phần nào đánh giá được khả năng quản trị của nhà điều hành.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Altman ZScore vào chấm điểm tín nhiệm doanh nghiệp ngành bất động sản (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)