Các mô hình Z-score trên thế giới

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Altman ZScore vào chấm điểm tín nhiệm doanh nghiệp ngành bất động sản (Trang 26 - 27)

Nếu như mô hình Altman với 5 chỉ số tài chính thành công ở Mỹ, liệu rằng điều đó có đúng cho tất cả các quốc gia? Câu trả lời là chưa chắc, vì các chỉ số tài chính có tầm quan trọng riêng của nó đối với các quốc gia khác nhau. Vì thế, nhiều năm sau mô hình gốc của giáo sư Altman, các mô hình cho các quốc gia khác phù hợp với đặc thù kinh tế của từng nước đã được nghiên cứu.

Đầu tiên có thể kể đến là mô hình của Altman và Lavalle vào năm 1981. Đây là mô hình áp dụng cho Cananda. Nghiên cứu chỉ ra rằng từ 11 biến tài chính ban đầu, chỉ có 5 biến độc lập có tính phân biệt rõ ràng nhất cho mô hình (Đào Thị Thanh Bình, 2011):

ZCanada = 0,234X1 – 0,531X2 + 1,002X3 + 0,972X4 + 0,612X5 – 1,626

Trong đó: X1 = Doanh thu/Tổng tài sản; X2 = Tổng nợ/Tổng tài sản; X3 = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn; X4 = Lợi nhuận/Tổng nợ; X5 = Tốc độ tăng trưởng giá trị vốn hóa/Tốc độ tăng trưởng tài sản.

Các nước châu Á cũng đã sớm xây dựng cho mình những mô hình dự báo sớm để tối thiểu hóa sự thất bại của các doanh nghiệp nội địa. Mô hình phát triển sớm nhất là mô hình của Nhật Bản vào năm 1982 với sự phát triển của Ko. Giai đoạn nghiên cứu được chọn từ năm 1960 đến 1980 đã đưa ra phương trình như sau:

Trong đó: X1 = Doanh thu trước trả lãi và thuế/Doanh thu; X2 = Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho 2 năm/Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho 3 năm; X3 = Độ lệch chuẩn của lợi nhuận; X4 = Vốn lưu động/Tổng nợ; X5 = Giá trị thị trường/Tổng nợ.

Tiếp đó, vào năm 2009, Singapore cũng đưa ra cho mình một mô hình dự báo từ nỗ lực nghiên cứu của Sori và các đồng sự (Haseley, 2012). Nghiên cứu sử dụng 34 doanh nghiệp phá sản và không phá sản theo tiêu chí ngành kinh tế, quy mô tài sản, số năm hoạt động và năm thất bại đã kết luận được mô hình với độ phân loại chính xác của toàn mô hình là 82,1%:

ZSingapore = 0,873 + 8,951 X1 – 0,138X2

Trong đó: X1 = Dòng tiền/Tổng tài sản; X2 = Các khoản phải thu/Doanh thu trung bình.

Rashid và Abbas (2011) dùng mẫu nghiên cứu 52 doanh nghiệp phi tài chính của Pakistan với một nửa là các doanh nghiệp phá sản và nửa còn lại là các doanh nghiệp không phá sản. Mô hình được công bố có dạng như sau:

ZPakistan = 1,147X1 + 0,701X2 – 0,732X3

Trong đó: X1 = Doanh thu/Tổng tài sản; X2 = Lợi nhuận trước trả lãi và thuế/Nợ ngắn hạn; X3 = (Lợi nhuận ròng sau thuế + Khấu hao)/(Khấu hao + Thay đổi trong vốn sử dụng). Trong mô hình này, nếu Z –0,724 tức là doanh nghiệp vỡ nợ, nếu Z 0,724 thì doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Altman ZScore vào chấm điểm tín nhiệm doanh nghiệp ngành bất động sản (Trang 26 - 27)