Các bài nghiên cứu về điểm số và xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam đến nay không phải là nhiều. Trong số đó, bài nghiên cứu của Đinh Thị Huyền Thanh và Kleimeier (2005) xác định mục tiêu là xây dựng một mô hình định hạng tín nhiệm các ngân hàng trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Nguồn dữ liệu chủ yếu của nghiên cứu này là số liệu của 22 biến định lượng và định tính, kết hợp với dữ liệu về các khoản cho vay bán lẻ trong ngày. Kết quả của mô hình nghiên cứu với xác suất vỡ nợ đạt được dự đoán chính xác của 23.698 trong tổng số 24.136 khoản vay, chính xác đến 98,18%. Đây là một kết quả hết sức ấn tượng.
Một nghiên cứu khác của Đào Thị Thanh Bình và Nguyễn Hoàng Yến (2009) về mô hình định hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp phi sản xuất ở Việt Nam, đã đạt được mô hình như sau:
Trong đó: X1 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản; X2 = Lợi nhuận /Tổng tài sản; X3 = Giá trị thị trường/Giá trị vốn hóa sổ sách; X4 = Lợi nhuận/ Giá trị vốn hóa sổ sách; X5 = Lợi nhuận/Doanh thu.
Tuy bài nghiên cứu sử dụng số lượng mẫu nhỏ (40 doanh nghiệp niêm yết) và số lượng biến khá ít (14 biến tài chính) nhưng kết quả cho được độ chính xác cao đối với mẫu ban đầu và mẫu thử lại là rất đáng khích lệ.
Về các ấn phẩm liên quan, có thể kể đến cuốn sách “Xếp hạng tín nhiệm của 596 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam 2011” của hai tác giả Nguyễn Quang Đông và Nguyễn Trọng Hòa. Nội dung sách trình bày một số xếp hạng và thống kê xếp hạng cũng như chấm điểm cho các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, không có một phương pháp nghiên cứu cụ thể nào được đề cập trong ấn phẩm này.
Chương 2 vừa trình bày các lý thuyết cơ bản về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, phân tích biệt số (DA) và giới thiệu một số nghiên cứu về mô hình Z- score được áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam. Với các đặc thù riêng của từng ngành nghề cụ thể ở Việt Nam, có thể thấy việc xây dựng chỉ số Z cho từng ngành là rất quan trọng để có thể đánh giá được các doanh nghiệp trong nội bộ ngành. Trong chương tiếp theo của khóa luận, phương pháp phân tích biệt số (DA) sẽ được áp dụng để tìm ra một mô hình phân loại riêng cho các doanh nghiệp ngành bất động sản.
VÀO XÂY DỰNG MÔ HÌNH
CHẤM ĐIỂM TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
Chương 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết đã lượt khảo ở chương 2 bao gồm: Thiết lập mô hình nghiên cứu và Trình tự ước lượng mô hình nghiên cứu. Tiếp theo trong phần 3.2, nghiên cứu thực hiện các bước ước lượng đã nêu: (1) Thu nhập dữ liệu nghiên cứu; (2) Lựa chọn các chỉ tiêu nghiên cứu. (3) Phân tích thống kê mô tả; (4) Kiểm định một số giả thuyết của mô hình. Sau đó, các kết quả đạt được của mô hình sẽ được phân tích theo các trình tự sau: (5) Phân tích kết quả thu được từ SPSS.