Nếu hợp đồng mua bán bất động sản quy định rõ kích thƣớc và diện tích bất động sản đem bán, thì bên bán phải giao cho bên mua bất động sản đúng với các số liệu đã nêu trong hợp đồng, nếu bên mua yêu cầu. Ngƣợc lại nếu diện tích bất động sản lớn hơn số liệu đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên mua có thể rút khỏi hợp đồng hoặc trả thêm phần vƣợt trội đó.
Pháp luật dân sự Pháp quy định về vấn đề dịch quyền, những dịch quyền có thể suy đoán, dịch quyền đƣơng nhiên đối với bất động sản đƣợc giao dịch. Đồng thời đối với những “khuyết tật xây dựng của bất động sản”, bên bán một bất động sản sẽ xây không đƣợc miễn trách nhiệm về những khuyết tật xây dựng thấy rõ trƣớc khi bàn giao nhận công trình hoặc trong vòng một tháng, kể từ khi bên mua chiếm hữu. Bên mua không đƣợc hủy bỏ hợp đồng hoặc bớt tiền nếu bên bán tự nhận nghĩa vụ sửa chữa khuyết tật.
Pháp luật dân sự của Pháp còn ghi nhận cả về nghĩa vụ của bên bán về việc kể từ khi giao nhận công trình, bên bán bất động sản sẽ xây phải chịu trách nhiệm đối với chủ công trình về những nghĩa vụ mà các kiến trúc sƣ, các nhà thầu và những ngƣời khác có ký hợp đồng dịch vụ với chủ công trình phải chịu trách nhiệm. Các chủ sở hữu tiếp theo của bất động sản cũng có quyền đƣợc hƣởng bảo đảm. Quy định về nội dung của hợp đồng dân sự của pháp luật thế giới có nội dung quan trọng về giao dịch không đƣợc trái pháp luật và đạo đức, xã hội.
Trong giao dịch dân sự, sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch là nguyên tắc chủ yếu, đặc trƣng và đƣợc pháp luật thừa nhận, nhƣng không phải tự do đó là vô tận và không bị cản trở bởi bất kỳ lý do gì. Trong trƣờng hợp vì lợi ích công cộng, vì lợi ích quốc gia, Nhà nƣớc có thể đƣa ra một số hạn chế đối với quyền tự do tham gia của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Phần lớn các nƣớc trên thế giới đều không thừa nhận các giao dịch mà trong đó nội dung của chúng trái pháp luật và trái với đạo đức xã hội, tức là những giao dịch trái pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội đều bị vô hiệu.
Luật hợp đồng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, các hành vi pháp lý nhằm thực hiện những việc trái với trật tự công cộng và trái với đạo đức bị coi là vô giá trị và không có hiệu lực. BLDS và thƣơng mại Thái Lan quy định: "Một hành vi pháp lý bị vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng là bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được, hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức" [28, Điều 113]; Tuy nhiên, pháp luật mỗi nƣớc có đặc điểm riêng nên quy định khác nhau về trái pháp luật và trái với đạo đức xã hội, thậm chí trong cùng một nƣớc thì nó còn tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Khoa học pháp lý nêu ra các căn cứ sau đây để xem xét một hành vi pháp lý trái pháp luật và trái với trật tự công cộng, đạo đức xã hội hay không:
- Mục đích chủ yếu của giao dịch pháp lý có trái với pháp luật, trái với trật tự công cộng, đạo đức - xã hội;
- Có hạn chế trong các quy định của pháp luật về mục đích chủ yếu của giao dịch pháp lý;
- Vi phạm nguyên tắc pháp luật và đạo đức - xã hội do giao dịch pháp lý có điều kiện;
- Động cơ của giao dịch trái với pháp luật và đạo đức - xã hội