I. Mục đích và ý nghĩa phân tích:
d, Giá trị một giờ công
Trong kì nghiên cứu, giá trị một giờ công là 39.100 đồng/giờ, ở kì gốc là 35.300 đồng/giờ như vậy giá trị một giờ công giảm đi một cách rõ rệt 9,72%, tương ứng với 38.000 đồng mỗi giờ. Biến động này có thể do các nguyên nhân sau đây:
* Nguyên nhân khách quan
1. Đơn giá của mặt hàng trên thị trường thay đổi .
Ở kì nghiên cứu, do tình hình kinh tế có nhiều biến động. nhu cầu về mặt hàng nông sản chủ yếu mà doanh nghiệp sản xuất không cao như ở kì gốc. Trong khi có rất nhiều đơn vị khác cũng sản xuất sản phẩm nông sản như doanh
nghiệp dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu. Điều này làm giảm giá thành của mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất. Chính vì vậy, giá trị sản xuất một giờ công ở kì nghiên cứu đã giảm xuống so với kì gốc. Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tiêu cực ảnh hưởng đến doanh nghiêp
2. Quy cách, phẩm chất vật liệu dùng vào sản xuất mà doanh nghiệp thu mua, cung cấp không tốt, có chất lượng thấp.
Trong kì nghiên cứu do kí do nguyên liệu đầu vào không đảm bảo về chất lượng nên làm cho việc sản xuất của doanh nghiệp có nhiều lãng phí . Điều này sẽ làm tăng tình trạng hỏng hóc của máy móc thiết bị sản xuất hàng hoá, sản phẩm. Trong khi đó giá thành của những vật liệu dung cho sản xuất này lại rất cao, làm tăng chi phí. Điều này làm giảm chi phí một giờ công, ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực
* Nguyên nhân chủ quan
3.Quy trình quản lý thay đổi không phù hợp với quy mô của doanh nghiệp,
Do vậy đã tạo ra năng lực sản xuất thấp hơn. Xu thế thay đổi của thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc tế, không nằm ngoài xu thế này doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng do đó để những thay đổi này không đem đến ảnh hưởng bất lợi cho doanh nghiệp thì việc đầu tiên doanh nghiệp thực hiện là thay đổi quy trình quản lý sao cho nó phù hợp với việc mở rộng quy mô của mình cũng như những thay đổi đang diễn ra. Do đó trong kì nghiên cứu doanh nghiệp đã quyết định đưa quy trình quản lý mới hiện đại và tiên tiến của thế giới vào doanh nghiệp, tuy nhiên quy trình này chưa được doanh nghiệp nghiên cứu và thử nghiệm nên khi đưa vào vận hành không phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại của doanh nghiệp, hiệu quả không bằng hình thức quản lý cũ, điều đó làm giá trị sản xuất của doanh nghiệp giảm, cụ thể hơn làm giảm giá trị một giờ công. Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tiêu cực
Cần lựa chọn quy trình phù hợp nhất với doanh nghiệp, khi thực hiện quy trình quản lý mới này người quản lý phải nắm chắc quy trình để khi có trục trặc
xảy ra doanh nghiệp có thể chủ động trong việc khắc phục và sửa chữa để không đem lại hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp.
Cần phải theo dõi quy trình quản lý mới này sát sao để nắm bắt được những ưu điểm và nhược điểm của quy trình nhằm phát huy những lợi thế mà nó đem lại nhưng cũng hạn chế được những bất lợi mà doanh nghiệp không lường trước được.
4.Có sự thay đổi trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
ở kì nghiên cứu,do doanh nghiệp tạm thời đóng cửa một phân xưởng sản xuất do hoạt động kém hiệu quả, nên số lao động được thuyên chuyển sang các đơn vị sản xuất khác. Điều này làm thay đôi cơ cấu lao động ở các phân xưởng đang hoạt động, nhưng số lượng và giá trị sản phẩm tạo ra không tăng cao hơn so với kì gốc. Vì vậy, gia trị một giờ công bình quân của doanh nghiệp giảm so với kì gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tiêu cực
Doanh nghiệp cần có các biện pháp hợp lý để sử dụng số lượng lao đông thuyên chuyển công tác, tránh tình trạng thừa người lao động tại một dây chuyền, một phân xưởng. Đồng thời có những biện pháp khuyến khích cụ thể đối với người lao động để họ lao động sản xuất đạt hiệu quả cao nhất
III – TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Sau khi tiến hành phân tích chi tiết các nhân tố, yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng lao đọng bình quân trong doanh nghiệp, và căn cứ vào bảng số liệu ta thấy rằng các chỉ tiêu đều biến động giảm đi đặc biệt là chỉ tiêu số lao động bình quân đã giảm 6,61% so với kì gốc ( giảm 52 người) ; chỉ tiêu giá trị một giờ làm việc bình quân giảm 9,72 % tương ứng với 38.000 đ. Các số liệu này cho ta thấy rằng trong kì vừa qua doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã cố gắng hết sức để nâng cao số giờ làm việc bình quân mỗi ngày của các thiết bị có trong doanh nghiệp nhưng do những sự cố không thể cưỡng lại đã làm giảm số giờ làm việc
bình quân. Chính những điều này đã làm cho giá trị sản xuất của doanh nghiệp giảm đi rõ rệt
Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân làm biến động của chỉ tiêu giá trị sản xuất theo các chỉ tiêu sử dụng lao động của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc ta thấy có những nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan, ảnh hưởng tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ tiêu như sau
Nguyên nhân khách quan:
* Nguyên nhân khách quan tích cực:
1.Nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định làm giảm đáng kể thời gian lãng phí
* Nguyên nhân khách quan tiêu cực:
2.Doanh nghiêp có nhiều lao động lớn tuổi đến tuổi về hưu nên trong kỳ nghiên cứu
3.Do trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp có nhiều lao động ốm đau,thai sản 4.Do quy định tăng số ngày nghỉ lễ tết của nhà nước
5.Do cắt điện luân phiên
6.Đơn giá của mặt hàng thay đổi
7.Quy cách, phẩm chất vật liệu dùng vào sản xuất mà doanh nghiệp thu mua, cung cấp không tốt, có chất lượng thấp
8.Có sự thay đổi trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp Nguyên nhân chủ quan:
* Nguyên nhân chủ quan tích cực:
9.Trong kỳ doanh nghiệp đã cải tổ lại lực lượng lao động
10.Doanh nghiệp đưa các cán bộ chủ chốt, lao động kĩ thuật đi học nâng cao nghiệp vụ
11.Điều kiện tự nhiên trong kì nghiên cứu bất lợi hơn so với kì gốc
* Nguyên nhân chủ quan tiêu cực:
12.Do một số máy móc cũ kĩ lạc hậu dẫn đến hỏng hóc cần phải ngừng xếp dỡ hàng hoá để đi vào sửa chữa
13..Doanh nghiệp chưa có biện pháp để đưa hết số lượng thiết bị thay thể vào sử dụng
14.Do ý thức công nhân kém thường đi muộn về sớm trong ca nên số giờ làm việc bình quân giảm
15.Do việc phân công và bàn giao công việc chưa hợp lý làm kéo dài thời gian chuẩn bị làm giảm thời gian làm việc trong ngày
16.Quy trình quản lý thay đổi không phù hợp với quy mô của doanh nghiệp
Đề xuất biện pháp: