TIỂU KẾT CHƯƠNG I:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ sản XUẤT THEO yếu tố (Trang 31 - 36)

Tóm lại, qua phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí san xuất theo các yếu tố chi phí ta thấy tổng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu có xu hướng biến động giảm từ 28.617.208 103 đ ở kỳ gốc xuống còn 22.190.408 103 d ở kỳ nghiên cứu, giảm 6.426.800 103 đ chiếm tỷ trọng 77,54 %. Sự biến động giảm chi phí là do tác động tăng giảm của rất nhiều yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ. Trong đó, yếu tố chi phí có biến động giảm lớn nhất là chi phí nguyên vật liệu chính, giảm2.784.366 103 đ so với kì gốc. Giảm ít nhất là khoản mục chi phí công cụ dụng cụ, kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc là 73.110.000đ, tương ứng với 7,26%. Đông thơi, yếu tô khấu hao, nhân công, chi phí khác, nhiên liệu lại có biến động giảm .

Có thể thấy rằng trong kỳ nghiên cứu tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp đã giảm đi giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Nguyên nhân dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp là do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan:

* Nguyên nhân khách quan tích cực:

1.Do chi phí tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhân viên giảm 2.Do có thêm nhiều doanh nghiệp cung cấp

3.Do giá xăng dầu trên thị trường tăng, làm tăng chi phí xăng dầu để chạy xe của doanh nghiệp

4.Do trên thị trường có sự biến động về giá cả do cầu vượt quá cung 5.Do chính sách hỗ trợ của nhà nước

6.Một số máy móc cũ trích khấu hao hết. 7.Giá điện giảm

8.Đơn giá cước vận chuyển giảm 9.Lãi suất ngân hàng giảm

* Nguyên nhân khách quan tiêu cực:

10.Do số cán bộ công nhân viên và công nhân trong kì giảm so với kì gốc

11.Donhu cầu sản phẩm trên thị trưòng giảm, doanh nghiệp nhận được nhiều ít đơn đặt hàng

12.Do trong kì nghiên cứu, thời tiết không thuận lợi,có nhiều mưa bão 13.Thay đổi thời gian tính khấu hao

14.Do điều kiện thời tiết ở kì nghiên cứu không thuận lợi  Nguyên nhân chủ quan:

* Nguyên nhân chủ quan tích cực:

15.Do doanh nghiệp giải thể một văn phòng đại diện hoạt động không hiệu quả 16.Tìm được nhà cung cấp mới có giá rẻ hơn

17.Mới có sự định mức lại việc cấp phát vật liệu sát thực tế

18.Ý thức cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng nguyên vật liệu của công nhân được nâng cao

19.Do doanh nghiệp sử dụng những loại nguyên liệu phụ với chất lượng tốt hơn với giá thấp hơn để phục vụ sản xuất sản phẩm

20.Do công tác bảo quản, giữ gìn tốt mà một số công cụ trong doanh nghiệp không bị hỏng, sửa chữa thay mới

22.Doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán được nhiều máy móc, thiết bị cũ hơn so với kỳ gốc

23.Doanh nghiệp tiến hành đánh giá lại tài sản

24.Do doanh nghiệp thay thế một số một số máy móc thiết bị cũ kĩ, lạc hậu

25.Do doanh nghiệp không phải nộp một khoản tiền do vi phạm hợp đồng như ở kì gốc

26.Do trình độ công nhân kỹ thuật sửa chữa của công ty được nâng cao tay nghề

* Nguyên nhân chủ quan tiêu cực:

27.Doanh nghiệp tạm dừng sản xuất mọt phân xưởng sản xuất 28.Do bố trí nhân lực không phù hợp

Đề xuất biện pháp:

- Doanh nghiệp cần phải chú trọng vào công tác bồi dưỡng kinh nghiệm cho công nhân viên bằng cách mở các lớp nâng cao tay nghề và kinh nghiệm sản xuất, phải nghiên cứu và xem xét kỹ mọi tình huống xảy ra khi chuyển đổi phương thức sản xuất như có các chính sách tinh giảm biên chế, tuyển mộ những người có khả năng phù hợp với yêu cầu của mình đặt ra….

- Doanh nghiệp cần chủ động thực hiện cải tổ mạnh mẽ quy chế làm việc tại công ty, không những vậy cần tiếp cận những mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới, mặt khác doanh nghiệp cũng cần có những chính sách động viên khuyến khích người lao động giúp họ an tâm làm việc và không ngừng nâng cao năng suất lao động

- Mở các lớp nâng cao tay nghề cho công nhân đồng thời thu hẹp sự cách biệt về trình độ để khuyến khích, tạo điều kiện, bố trí cho những cán bộ, nhân viên có năng lực học tập thêm để nâng cao chuyên môn và trình độ quản lý của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh nghiệp cần làm tốt hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các nhà cung cấp vât liệu có khả năng cung cấp vật liệu ổn định với mức giá hợp lý nhằm giảm bớt chi phí, giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. - -Thực hiện nghiêm túc, công tác kiểm tra việc tiêu dùng vật liệu của các bộ phận, so sánh với khối lượng hàng hóa, định mức chi tiết cụ thể cho từng loại

vật liệu, thường xuyên kiểm tra thực tế sản xuất để biết định mức vật liệu có phù hợp với thực tế hay không.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa ý thức của người lao động về việc tiết kiệm, sử dụng hiệu quả vật liệu trong sản xuất, tránh thất thoát, lãng phí, tăng cường tái sử dụng những vật liệu có thể tái sử dụng nhằm giảm thiểu chi phí, giá thành.

- Để nâng cao chất lượng của nguyên vật liệu thu mua, góp phần làm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tăng cường, hợp tác chặt chẽ với một số nhà cung ứng nguyên vật liệu lớn, có uy tín, nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng cũng như khối lượng của nguồn nguyên vật liệu.

- Doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong việc bảo dưỡng, giữ gìn công cụ dụng cụ, phải bảo quản nơi khô ráo tránh những nơi ẩm thấp và thường xuyên có biện pháp diệt mối diệt mọt để hạn chế hư hỏng công cụ

- Doanh nghiệp cần chú ý thay thế và sửa chữa những công cụ, dụng cụ cũ hỏng một cách kịp thời và hợp lý, lựa chọn những loại công cụ, dụng cụ có chất lượng đảm bảo qua đó hỗ trợ cho công việc sản xuất được dễ dàng và hiệu quả hơn, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao.

- Khi thấy máy móc, thiết bị không còn đáp ứng yêu cầu sản xuất, doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện việc thanh lý, nhượng bán để giảm chi phí duy tu, sửa chữa lãng phí, đồng thời tạo được thêm vốn cho doanh nghiệp

- Doanh nghiệp cần phải chú ý tính toán chính xác mức khấu hao cho tài sản để đảm bảo đánh giá đúng chi phí khấu hao của tài sản.

- Để tăng tính tích cực của nguyên nhân này doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau đây: đối với những thiết bị đã quá cũ và lạc hậu hoạt động không có hiệu quả , doanh nghiệp cần nhanh chóng tiến hành thanh lý và bổ sung thiết bị mới . Đối với các thiết bị máy móc mới, cần thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa tiết kiệm những chi phí không cần thiết.

- Doanh nghiệp cần có biện pháp kịp thời để khôi phục sản xuất, đồng thời cần có nhưng biện pháp hợp lý để sử dụng các trang thiết bị đang tạm dừng, tránh lãng phí

- Doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa trình độ, nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và năng lực sản xuất hiện có để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các hợp đồng đã ký kết.

- Doanh nghiệp cần phát huy tối đã, những cán bộ kĩ thuật tay nghề cao, đồng thời có chế độ đãi ngộ tốt để họ yên tâm công tác. Đông thời, cũng cần tổ chức đưa các cán bộ kĩ thuật trẻ đi hoc để làm đội ngũ kế cận

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THEO CHỈ TIÊU SỨC LAO ĐỘNG THEO CHỈ TIÊU SỨC LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ sản XUẤT THEO yếu tố (Trang 31 - 36)