Mật số vi khuẩn cố định đạm/ hòa tan lân trong đất vùng rễ cây ngô

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân trong đất vùng rễ cây ngô (Zea mays L.) trồng trên đất xám tỉnh Tây Ninh (Trang 42 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số chỉ tiêu lý hóa của đất vùng rễ cây ngô

3.2. Mật số vi khuẩn cố định đạm/ hòa tan lân trong đất vùng rễ cây ngô

Mật số vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Mật số vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân có trong đất vùng rễ cây ngô trồng trên đất xám tỉnh Tây Ninh

Mẫu đất

Mật số vi khuẩn cố định đạm Mật số vi khuẩn hòa tan lân

(log10 CFU /g đất)

TN01 6,107 5,991 TN02 5,763 4,845 TN03 5,547 4,892 TN04 5,964 4,556 TN05 6,033 4,857 TN06 6,072 5,121 TN07 6,602 5,241 TN08 6,170 4,869 TN09 6,225 4,845 TN10 6,260 5,934

Mật số vi khuẩn cố định đạm trong đất xám khá cao, 70% tổng số mẫu thu được đạt hơn 106 CFU/g đất khô, cá biệt có mẫu TN06 đạt đến 4. 106 CFU (Bảng 3.3). Mẫu TN02, TN03 và TN04 có mật số vi khuẩn cố định đạm đạt từ 3,5 – 9,2.105 CFU/g đất khô. Trong khi đó, mật số các vi khuẩn có khả năng hòa tan lân thấp hơn. Có 40% tổng số mẫu thu được đạt hơn 105 CFU/g đất khô, 60% còn lại có 3,6 – 7,8.104 CFU/g đất khô. Theo phân tích mật số vi sinh vật quanh vùng rễ

cây blue lupine (Lupinus angustifolius) của Papavizas và Davey (1961), mật số vi khuẩn tiếp xúc rễ (cách rễ 0 mm) đạt khoảng 159.106/g đất khô. Đất cách rễ khoảng 0 – 3 mm có mật số vi khuẩn giảm đi chỉ còn khoảng 49.106; và nếu cách rễ 8 cm thì giảm còn 27.106 (trích dẫn của Miller, 1990). Trong đất trồng vùng ôn đới, mật số vi khuẩn đạt 104 – 109, còn mật số xạ khuẩn đạt 105 – 108/g đất khô (Miller, 1990). Mật số vi khuẩn trong đất vùng rễ ngô trồng trên đất xám tỉnh Tây Ninh dao động từ 0,28 – 0,47.107 CFU/g đất khô; trong đất đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đất đen tỉnh Đồng Nai, mật số vi khuẩn có thể đạt từ 500 – 1000.106 (Đặng Thị Ngọc Thanh và ctv., 2013, số liệu chưa công bố). Như vậy có thể thấy, mật số vi khuẩn cố định đạm/hòa tan lân thu được trong thí nghiệm này chiếm khoảng 0,4 - 0,5% cho đến vài chục % của tổng số vi khuẩn đất vùng rễ.

Hình 3.1: Xác định mật số tế bào vi khuẩn hòa tan lân theo phương pháp “Đếm sống nhỏ giọt” trên môi NBRIP (TN06)

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân trong đất vùng rễ cây ngô (Zea mays L.) trồng trên đất xám tỉnh Tây Ninh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)