Xác định khả năng hòa tan lân và đo lượng phosphate hòa tan

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân trong đất vùng rễ cây ngô (Zea mays L.) trồng trên đất xám tỉnh Tây Ninh (Trang 35 - 36)

Hóa chất

+ Dung dịch A

(1) 12 gram (NH4)6MoO24.4H2O (amonium molybdate) + 250 ml H2O (2) 02908 gram KsbOC4H2O6 (potassium antimonyl tartrate) + 100 ml H2O (3) Đong 140 ml H2SO4 đậm đặc và thêm H2O vào từ từ cho đủ 1 lít

(4) Cho (1) và (2) vào (3) sau đó thêm H2O vào cho đủ 2 lít

+ Dung dịch B

1,05 gram acid ascorbic + 200 ml dung dịch A

Thao tác

Xây dựng đường chuẩn P2O5: (Cao Ngọc Điệp, 2011) - Lấy 6 ống nghiệm 20 ml được đánh số theo thứ tự 0 đến 5.

- Cho vào mỗi ống nghiệm 5 ml nước khử khoáng, thêm lần lượt theo thứ tự trên 0,0 - 0,5 - 1,0 - 1,5 - 2,0 - 2,5 ml dung dịch lân chuẩn có nồng độ 1 mg/l P2O5. - Thêm vào mỗi ống 4 ml dung dịch B và 3,5 - 3,0 - 2,5 - 2,0 - 1,5 - 1,0 ml nước lần lượt vào các ống theo thứ tự trên, trộn đều bằng máy khuấy.

- Ống số 0 là đối chứng âm và đường chuẩn với nồng độ các ống theo thứ tự là 0,0 - 0,5 - 1,0 - 1,5 - 2,0 - 2,5 mg/l P2O5.

Xử lý mẫu dịch nuôi cấy và tiến hành định lượng: (Cao Ngọc Điệp, 2011) - Thời điểm tiến hành thu dịch nuôi cấy để định lượng lân hòa tan là ngày 5, 10, 15 và 20.

- Rút 2 ml dịch nuôi cấy cho vào eppendorf, ly tâm với tốc độ 12.000 vòng/phút, trong 5 phút.

- Hút 0,5 ml dịch trong cho vào ống nghiệm chứa 5 ml nước khử khoáng, thêm 4 ml dung dịch B và 3 ml nước vào mỗi ống, trộn đều bằng máy khuấy.

- Để ổn định 15 - 20 phút tại nhiệt độ phòng rồi tiến hành đo lượng lân hòa tan được bằng phương pháp so màu ở bước sóng 880 nm (OD 880nm).

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân trong đất vùng rễ cây ngô (Zea mays L.) trồng trên đất xám tỉnh Tây Ninh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)