Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân bạc liêu trong xây dựng nông thôn mới hiên nay (Trang 82 - 85)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn Bạc Liêu

Đây cũng là giải pháp cơ bản để nông dân Bạc Liêu phát huy tốt vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới, bởi vì có đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn thì đời sống vật chất và tinh thần của nông dân mới được nâng cao. Do đó, cần phải thực hiện những vấn đề sau:

Phải biết tận dụng những điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất, đưa những giống mới có năng suất cao vào sản xuất, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh và vùng nguyên liệu chế biến, xuất khẩu lương thực và thủy sản.

Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn để tăng thu nhập cho người nông dân, giảm hộ nghèo ở các địa phương. Khuyến khích các hộ nông dân có khả năng về vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất, liên kết với những người nông dân có đất để sản xuất, mở rộng quy mô phát triển trang trại, hợp tác xã. Khuyến khích việc liên kết giữa những hộ nông dân với các doanh nghiệp, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ nông sản để kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các hợp tác xã và tổ hợp tác ở Bạc Liêu phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của chính quyền. Hợp tác xã phải làm tốt các khâu về giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Cần đào tạo về cán bộ quản lý kinh tế tập thể như nâng cao trình độ về học vấn, về kỹ thuật, về quản lý v.v... Có vậy các hợp tác xã và tổ hợp tác hoạt động mới có hiệu quả cao và phát triển bền vững theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ngoài ra, Liên minh Hợp tác xã và Hội Nông dân các cấp cũng phải quan tâm, tuyên truyền vận động để thu hút nông dân tự nguyện vào kinh tế tập thể để được hưởng lợi ích do được vay vốn, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, giới thiệu thị trường xuất khẩu v.v... qua đó kinh tế tập thể mới phát triển bền vững góp phần tăng thu nhập cho nông dân và tăng khả năng đóng góp cho phúc lợi xã hội.

Tạo điều kiện để nông dân Bạc Liêu tham gia ngày càng nhiều các chương trình khuyến nông, lâm, ngư và khuyến diêm; các chương trình giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, lúa chất lượng cao; chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chương trình phát triển kinh tế biển; chương trình phát triển rừng, chương trình xóa đói, giảm nghèo; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường v.v... Có vậy thì nông dân mới nâng cao hiểu biết của mình về các giống cây con đạt năng suất chất lượng cao, có kiến thức về khoa học - kỹ thuật nông lâm ngư và diêm nghiệp để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, của tiêu chuẩn xuất khẩu; góp phần tăng thu nhập, cải thiện mức sống, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái v.v...

Phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và muối để tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lúc nông nhàn, nông dân có thể tìm thêm việc làm để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài ra có thể phát triển thêm doanh nghiệp làm dịch vụ, tiêu thụ các sản phẩm từ nông, lâm, thủy sản và muối cho nông dân. Đồng thời cũng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp về chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu v.v... để góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như gạo Một Bụi đỏ, gạo Tài nguyên, muối ớt Bạc Liêu v.v... Việc nâng cao thương hiệu và uy tín các sản phẩm hàng hóa sẽ góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của các mặt hàng nông sản và làm cho nền kinh tế nông nghiệp của Bạc Liêu được phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Do đó đòi hỏi những người nông dân trực tiếp sản xuất phải áp dụng, cải tiến phương pháp sản xuất nhiều hơn để tăng giá trị hàng hóa để có thể cạnh tranh và giành thắng lợi trên thị trường, nhất là trên thị trường xuất khẩu hàng nông sản phải đạt những tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm v.v...

Các ngành có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân cần tiếp tục giúp đỡ nông dân Bạc Liêu nghiên cứu về thị trường nông nghiệp, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật như công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản. Đồng thời khuyến khích nông dân dần chuyển hướng sản xuất cây trồng vật nuôi theo mô hình “nông nghiệp sinh học, nông nghiệp công nghệ cao” để đạt năng suất chất lượng cao góp phần làm cho ngành kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững.

Phát triển hài hòa giữa các vùng nông thôn ở Bạc Liêu. Thu hẹp khoảng cách

phát triển giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng chương trình giải quyết việc làm

cho người nông dân đồng bộ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chương trình xuất khẩu lao động cho thanh niên nông thôn và lao động ở những nơi

phải di dời, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (phát triển các khu đô thị, xây dựng

Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của cư dân nông thôn, nhất là nông dân ở các vùng khó khăn. Đây là nhiệm vụ

xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của tỉnh, bảo đảm nông dân có thêm việc làm khi mùa vụ kết thúc, hạn chế thời gian nông nhàn, tăng thêm thu nhập. Thực hiện tốt xóa đói giảm nghèo, tăng giàu, điều đó sẽ tác động mạnh mẽ đến việc khai thác, phát huy vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH. Mặt khác, trong quá trình CNH, HĐH, việc làm được tạo ra thu hút nông dân tham gia vào tất cả các công trình công nghiệp của Nhà nước và địa phương cũng sẽ góp phần xóa đói nghèo, tăng hộ giàu ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân bạc liêu trong xây dựng nông thôn mới hiên nay (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)