Nông dân Bạc Liêu xây dựng nông thôn mới trong tỉnh

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân bạc liêu trong xây dựng nông thôn mới hiên nay (Trang 51)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Nông dân Bạc Liêu xây dựng nông thôn mới trong tỉnh

2.1.1. Đặc điểm nông dân và nông thôn tỉnh Bạc Liêu

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km, thành phố Cần Thơ 110 km (phía Bắc) và cách thành phố Cà Mau 67 km (phía Nam). Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau, phía đông và đông nam giáp biển Đông.

Bạc Liêu được tái lập từ năm 1997. Hiện nay, Bạc Liêu có 06 huyện và 01 thành phố: các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long và thành phố Bạc Liêu, với tổng cộng 61 xã, phường và thị trấn. Thành phố Bạc Liêu là đô thị loại III và cũng là trung tâm hành chính của tỉnh.

Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh đào chằng chịt, cơ bản chia làm hai nhóm: Nhóm 1 chảy ra hải lưu phía nam, gồm: sông Gành Hào (dài 55 km) có các nhánh là rạch Giồng Ké, rạch Lộ, rạch Nhà Thờ, rạch Cái Keo, rạch Gốc; sông Mỹ Thanh (70 km) có các nhánh là rạch Lé, rạch Bạc Liêu, rạch Trò Nho, rạch Trà Niêu, rạch Trà Teo, trong đó rạch Bạc Liêu dài 35 km. Nhóm 2 chảy ra sông Ba Thắc (thường gọi là sông Hậu, tức Hậu Giang). Nhóm này gồm rạch Ba Xuyên và các nhánh nhỏ của rạch Ba Xuyên.

Để tháo phèn phục vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu giao thông, giai đoạn 1901 - 1903, chính quyền thực dân Pháp đã đào kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 140 km, đoạn Bạc Liêu - Cà Mau dài 48,5 km. Đến năm 1915, chính quyền thực dân lại dùng xáng nạo vét mở rộng kênh đào Bạc Liêu - Cà Mau (dài 66 km) và đào thêm kênh Bạc Liêu - Cổ Cò (dài 18 km). Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), chính quyền thực dân tiếp tục khai thác vùng đất Bạc Liêu với quy mô lớn hơn: năm

1920, đào kênh xáng Hộ Phòng - Chủ Chí - Chợ Hội (dài 29 km) và kênh Giá Rai - Phó Sinh - Cạnh Đền (dài 33 km); năm 1925, đào kênh xáng Lộ Bẻ - Gành Hào dài 18 km; năm 1931 đào kênh xáng Xóm Lung - Cống Cái Cùng (dài 13 km), kênh xáng cầu số II - Phước Long (dài 24 km) và kênh xáng Cầu Sập - ngã tư Vĩnh Phú - Ngan Dừa (dài 49,5 km). Sau khi các kênh xáng được đào xong, đại bộ phận đất ngập úng ở Bạc Liêu được ngăn mặn, xổ phèn. Kết quả, hơn 240 nghìn ha đất hoang hóa trở nên màu mỡ. Bạc Liêu nhanh chóng trở thành tỉnh đứng đầu Nam Kỳ về diện tích trồng lúa nước; đứng thứ hai (sau Kiên Giang) về nguồn lợi thủy sản.

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 4.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Bạc Liêu là 258.247 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 98.309 ha; đất nuôi trồng thủy sản và đất muối có 120.714 ha; đất lâm nghiệp có rừng 4.832 ha; đất chuyên dùng 11.323 ha; đất ở 4.176 ha, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha, chiếm 38,1% tổng diện tích đất; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha, chiếm 48,62%. Phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện.

Diện tích rừng và đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ (4.657 ha). Rừng Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn, úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường với các loại cây như: tràm, đước, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Theo Viện sinh học nhiệt đới, rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát v.v... Ngoài ra, Bạc Liêu có 01 vườn chim hoang dã (diện tích hơn 30 ha) ở xã Hiệp Thành, cách thành phố Bạc Liêu khoảng 3 km (về phía đông); hai vườn cò ở thị trấn Phước Long và Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long); một vườn chim với loài giang sen quý hiếm ở huyện Đông Hải. Đặc biệt, vườn chim Bạc Liêu là vườn chim lớn nhất trong tỉnh với khoảng hơn 40 loài

chim, số lượng hơn 60 nghìn con, gồm nhiều loại như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, chằn bè, cò lông bông, le le, vịt nước, còng cộc, vạc, cò ngà, cò trắng, giang sen, mỏ thác, ốc cao, thằng chài, diệc Sunatra v.v... Vườn chim Bạc Liêu là một trong những khu vực được đưa vào hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia của Việt Nam.

Ngoài ra, Bạc Liêu còn có bờ biển dài 56 km nối với các cửa biển quan trọng

như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, diện tích vùng biển 40.000 km2

. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết v.v... Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn. Bờ biển Bạc Liêu thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá. Sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày một tăng, đây là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồng thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển.

Với những lợi thế về thiên nhiên, Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ tổng hợp, du lịch và giao thông, có ý nghĩa quan trọng tác động vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Bạc Liêu hiện nay.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế ảnh hưởng đến đặc điểm xã hội.

Dân số Bạc Liêu là 856.250 người (01/4/2009), trong đó dân số cư trú ở nông thôn (74%), ở thành thị (26%) [54; tr. 67]; dân số trong độ tuổi lao động trên 50%. Nguồn lao động ở Bạc Liêu dồi dào, trẻ khỏe, có khả năng nhạy bén tiếp thu khoa học - kỹ thuật, cần cù siêng năng.

Bạc Liêu có ba dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khmer. Dân tộc Kinh chiếm 90%

dân số, dân tộc Khmer chiếm 7% dân số và dân tộc Hoa chiếm 3% dân số. Người

dân theo đạo Cao Đài là chủ yếu hơn 80% dân số, còn lại theo Phật giáo, Thiên chúa giáo và Tin Lành.

Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho phép Bạc Liêu có thể phát triển nền kinh tế toàn diện, bền vững nhất là kinh tế biển về nuôi trồng thủy sản, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn đang đặt ra và cần được giải quyết để phát triển. Là một tỉnh thuần nông, chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh để lại, nông nghiệp của Bạc Liêu cơ bản vẫn còn ở tình trạng sản xuất nhỏ, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, trình độ lao động chưa cao. Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính thuần nông, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn chưa phát triển mạnh. Cơ cấu sản xuất chậm đổi mới, chưa phát huy lợi thế các vùng sinh thái. Sản xuất nông nghiệp chưa gắn với chế biến, bảo quản, tiêu thụ và thị trường. Đời sống nhân dân, nhất là nông dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Nguồn lao động dồi dào, cần cù, nhạy bén nhưng chủ yếu là lao động cơ bắp, thủ công, thiếu kỹ năng.

Những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm và vai trò của nông dân Bạc Liêu.

Đặc điểm của nông dân Bạc Liêu

Là một bộ phận hợp thành của giai cấp nông dân Việt Nam, nông dân Bạc Liêu có những đặc điểm chung của giai cấp nông dân cả nước. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có những nét tương đồng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nên những đặc điểm của nông dân Bạc Liêu mang những nét riêng của nông dân Nam bộ. Nông dân Bạc Liêu trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến đã phát huy được truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông để bảo vệ quê hương đất nước. Nông dân Bạc Liêu sống trong điều kiện sản xuất lúa nước, có bờ biển dài, hệ thống sông ngòi chằng chịt, lối sống “làm chơi ăn thật”, dân cư lại bao gồm nhiều tôn giáo, nhiều dân tộc nên có những nét đặc trưng hết sức nổi bật sau:

Một là, nông dân Bạc Liêu có truyền thống yêu nước, yêu quê hương.

Trước khi có Đảng bộ ra đời, Bạc Liêu là tỉnh có nhiều đại địa chủ như Pháp, Việt, Hoa. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân Bạc Liêu với thực dân và địa chủ ngày càng gay gắt.

Vấn đề dân tộc độc lập, ruộng đất cho dân cày là vấn đề cốt lõi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Dưới ách thống trị của Pháp, Nhật, nhân dân Bạc Liêu trong đó có giai cấp nông dân sống nô lệ “một cổ hai tròng”, rất thiết tha được độc lập, tự do, làm chủ ruộng đất.

Nông dân Bạc Liêu chiếm hơn 90% dân số, là những người đi khẩn hoang đất đai để trồng lúa, sản xuất lương thực cho chính mình nhưng lại bị thực dân và địa chủ cướp hết ruộng đất, phải sống kiếp tá điền, đầu tắt mặt tối, không có ngày mai. Được làm chủ ruộng đất là ước mơ ngàn đời của họ. Trước sự áp bức, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và bọn tay sai, nông dân đã kiên quyết nổi dậy đấu tranh chống lại sự bất công, giành lại đất, tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của nông dân làng Ninh Thạnh Lợi năm 1927 và gia đình Mười Chức ở Nọc Nạng - Phong Thạnh năm 1928.

Mặc dù các cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân ở Bạc Liêu trước khi Đảng bộ ra đời đều bị thất bại do tương quan lực lượng quá chênh lệch, thiếu lãnh đạo nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc của nông dân Bạc Liêu; đồng thời thể hiện sự nhìn nhận của nông dân lúc bấy giờ là: Ruộng đất còn quý hơn sinh mạng của chính họ.

Từ ngày có Đảng bộ với mục tiêu đấu tranh “giành lấy chính quyền về tay nhân dân và ruộng đất cho nông dân”, nông dân Bạc Liêu đã một lòng theo Đảng, hy sinh chiến đấu để bảo vệ độc lập tự do và mảnh ruộng thân yêu của mình. Cùng với nhân dân Bạc Liêu, nông dân Bạc Liêu đã góp phần giành những thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng thời đã góp phần xây dựng nên quê hương Bạc Liêu ngày thêm giàu đẹp. Có gia đình nông dân đã hiến dâng cho cách mạng máu xương của 6 đứa con thân yêu của mình. Thời kỳ địch tiến hành quốc sách “Tố cộng diệt cộng”, “khu trù mật”, “ấp chiến lược”, “bình định - Việt Nam hóa chiến tranh”, trước những tình thế hết sức hiểm nghèo nhưng nông dân Bạc Liêu vẫn theo Đảng làm cách mạng. Trước bom đạn, chất độc hóa học hủy diệt của Mỹ, nông dân vẫn “Thề một tấc không đi, một ly không rời”, kiên cường bám trụ đánh giặc giữ làng, giữ đất.

Qua đó cho ta thấy rằng nông dân Bạc Liêu chẳng những đã góp phần làm nên lịch sử dân tộc không khuất phục trước ách thống trị của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, mà còn góp phần tiếp lửa và truyền dạy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông cho các thế hệ sau.

Ngày nay, nông dân Bạc Liêu tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, đoàn kết, giúp đỡ cùng nhau thực hiện tốt những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Bạc Liêu đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì nông dân Bạc Liêu vẫn là lực lượng cơ bản, quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn Bạc Liêu ngày càng văn minh, hiện đại.

Hai là, nông dân Bạc Liêu nhạy bén trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề.

Nông dân Bạc Liêu sản xuất lúa nước kết hợp với nuôi trồng thủy sản là chính, biết kết hợp kinh nghiệm sản xuất truyền thống với tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, sớm tiếp cận với phương thức sản xuất hàng hóa, nhạy bén với cơ chế thị trường, tạo lập và kết hợp các loại ngành nghề có sẵn trong nông thôn.

Vùng đất Bạc Liêu được hình thành khoảng 300 năm (1708 đến nay), so với lịch sử của dân tộc Việt Nam thì đây là thời gian còn quá ngắn. Do điều kiện đất đai và cơ cấu dân cư buổi đầu, nông dân Bạc Liêu không giống các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Họ không hình thành từ “lũy tre làng”, “cha truyền con nối”. Nông dân Bạc Liêu đa số là dân “xiêu tán”, nghèo khổ “tha phương cầu thực” từ miền Bắc và miền Trung. Những người ở quê nhà không có đất đai phải làm thuê, làm mướn hoặc không đủ tiền nộp sưu thuế phải bỏ làng đến những vùng đất mới để kiếm sống. Họ định cư rải rác trên các gò đất cao, trên các bờ sông, các kinh xáng. Người Kinh, người Khmer, người Hoa đã sinh sống đan xen nhau, luôn tương trợ, đoàn kết khi hoạn nạn, chân thành cởi mở, thích “làm ăn lớn”. Phong cách ứng xử của nông dân Bạc Liêu mang tính cách thôn dã, chất phác, bộc trực, dám phản kháng mạnh mẽ trước bất công xã hội.

Trong quá trình xâm lược nước ta, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở Bạc Liêu, thực dân Pháp đã chú ý khai thác vùng đất trù phú này, đã xây dựng nên hệ thống giao thông, thủy lợi tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.

Dưới thời chính quyền Sài Gòn vào năm 1970, có “Luật người cày có ruộng” (quy định sở hữu ruộng đất tối đa ở Nam Bộ là 15 ha, Trung Bộ là 5 ha một hộ), một bộ luật ít nhiều tiến bộ trong việc khuyến khích sản xuất nông nghiệp và phát triển tầng lớp trung nông trong nông dân. Toàn miền Nam có 70% là trung nông [9; tr. 136] đã hình thành tầng lớp đông đảo trung nông. Chính lực lượng này đã mở đường cho việc tiếp thu kỹ thuật, trang bị máy móc, đổi mới canh tác ở nông thôn [22; tr. 8].

Chính mối quan hệ, giao lưu về mọi mặt của dân cư nông thôn với môi trường đô thị, ảnh hưởng lối sống đô thị đã để lại dấu ấn nhất định vào sản xuất và sinh hoạt trong nông thôn. Do đó, nông dân Bạc Liêu khá nhạy bén tiếp thu kỹ thuật mới trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; từng bước làm biến đổi môi trường sống ở nông thôn theo hướng văn minh, tiến bộ. Nếu trước kia nông dân Bạc Liêu chỉ biết sản xuất độc canh cây lúa thì sau 1975 đã nhanh chóng chuyển sang mô hình sản xuất “con tôm ôm cây lúa”, cùng với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác: lúa - cá, tôm - cua v.v…. Việc nuôi trồng thủy sản giúp cho nông dân Bạc Liêu khai thác có hiệu quả những vùng đất thường xuyên bị nước mặn xâm nhập và cho thu nhập cao hơn so với trồng lúa. Song nuôi trồng thủy sản là một công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải có kiến thức khoa học - kỹ thuật, vì bệnh tật đối với các loại thủy sản thường xuyên đe dọa cướp đi những tài sản của bà con nông dân. Điều đó buộc nông dân Bạc Liêu phải thường xuyên học hỏi, tiếp nhận những thành tựu khoa học - công nghệ để ngày càng nâng cao năng suất các loại thủy hải sản. Cần phải áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ để sao cho vừa nâng cao được năng suất các loại thủy hải sản vừa phải đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt của xuất khẩu như dư lượng thuốc kháng sinh, những hóa chất không cho phép v.v… Có đáp

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân bạc liêu trong xây dựng nông thôn mới hiên nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)