Những đặc điểm của nông thôn và nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân bạc liêu trong xây dựng nông thôn mới hiên nay (Trang 28 - 39)

8. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Những đặc điểm của nông thôn và nông thôn mới ở Việt Nam

Những đặc điểm của nông thôn Việt Nam

Nông dân là một giai cấp, còn nông thôn là môi trường xã hội, là không gian sinh sống của dân cư nông thôn mà đa số là nông dân. Vì là môi trường sống của một tầng lớp dân cư, tầng lớp xã hội nên nông thôn phải từng bước phát triển đáp ứng những điều kiện về vật chất, văn hóa tinh thần cho dân cư nông thôn mà đa số là nông dân.

Nông thôn Việt Nam trong lịch sử là nông thôn lạc hậu cổ truyền với hình ảnh được khái quát là “Cây đa, bến nước, sân đình”, là các làng xã thuần nông. Nó ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của các dân tộc, bắt nguồn từ thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi của người nông dân truyền thống. Ở nông thôn, làng xã thuần nông chiếm đại bộ phận có tính chất tự cấp, tự túc, hoạt động chủ yếu là trồng lúa với diện tích hạn hẹp, năng suất lao động và thu nhập thấp, đời sống khó khăn.

Nói tới nông thôn là nói tới cả một địa bàn xã hội và lãnh thổ rộng lớn, có tầm quan trọng chiến lược đối với sự ổn định và phát triển của đất nước.

Cho đến nay, với những kết quả phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Việt Nam, đặc biệt là qua 25 năm đổi mới đất nước, từ một nước nông nghiệp kém phát triển và thường xuyên bị thiếu hụt lương thực, Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, xuất khẩu cà phê, cao su, hạt tiêu, thủy sản hàng đầu trên thế giới. Tỷ lệ dân số đói nghèo, trong đó đại bộ phận là nông dân, đã giảm từ mức gần 60% lúc bắt đầu đổi mới xuống còn khoảng 14% hiện nay là một trong những thành tựu được thế giới đánh giá rất cao.

Hiện nay, cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ theo hướng đa dạng hóa và công nghiệp hóa, đời sống dân cư nông thôn từng bước

trở nên văn minh nhờ quá trình hiện đại hóa. Tuy nhiên, muốn cải biến nền kinh tế và xã hội nông thôn cổ truyền theo hướng hiện đại là một nhiệm vụ không phải dễ dàng vì ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, nhiệm vụ đó phải đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế và chuyển sang kinh tế tri thức. Hơn nữa, trong thực tiễn chuyển đổi và phát triển ở nước ta gần đây, các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn bộc lộ ngày càng gay gắt và bức xúc do những vấn đề này chưa được nhận thức và giải quyết phù hợp, gây ra nhiều bất lợi đến quá trình CNH, HĐH đất nước.

Định nghĩa về nông thôn

Định nghĩa về nông thôn có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Vùng nông thôn có thể được định nghĩa bởi quy mô dân cư, mật độ dân số, khoảng cách đến vùng thành thị, phân chia hành chính và tầm quan trọng của ngành công nghiệp. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), có hai phương pháp chính để định nghĩa nông thôn:

Phương pháp thứ nhất là sử dụng định nghĩa địa chính trị. Trước hết, thành thị được xác định bởi luật là tất cả những trung tâm của tỉnh, huyện và các vùng còn lại được định nghĩa là nông thôn.

Phương pháp phổ biến thứ hai là sử dụng mức độ tập trung dân sống thành cụm quan sát được để xác định vùng thành thị. Trong một vùng có các hộ gia đình sống gần nhau tạo nên cộng đồng lớn hơn một số nhất định nào đó, ví dụ 2000 người, thì được coi là thành thị và khu vực còn lại được coi là nông thôn. Phương pháp này có sự thuyết phục hơn bởi nó đưa ra một giới hạn xác định rõ ràng. Tuy nhiên, giới hạn này rất khác nhau theo từng nước. Bên cạnh đó, có một số quốc gia sử dụng cách tính mức độ sẵn có của các loại hình dịch vụ để xác định vùng thành thị, phần còn lại là nông thôn. Phương pháp này thích đáng ở quan điểm phân tích nghèo đói, bởi sự thiếu vắng các dịch vụ cần thiết thường đi kèm với đói nghèo.

Việt Nam theo phương pháp thứ nhất để phân định nông thôn và thành thị. “Nông thôn, theo quy định về hành chính và thống kê của Việt Nam là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được quy định là khu vực thành thị)” [61; tr. 121-122].

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, nhìn nhận dưới góc độ chính trị - xã hội, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó phần lớn là nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.

Chúng ta có thể khái quát những đặc điểm của nông thôn Việt Nam hiện nay như sau:

Một là kết cấu hạ tầng của nông thôn Việt Nam cơ bản thấp kém, lạc hậu.

Trừ những vùng gần thành thị, hoặc gần quốc lộ chính tiếp cận đường giao thông thuận tiện, còn đại đa số nông thôn ở những vùng sâu, vùng xa, có kết cấu hạ tầng thấp kém. Đường liên thôn liên xã, đường làng ngõ xóm đại đa số các địa phương là đường đất chưa được cứng hóa, một số địa bàn vùng núi vẫn còn tình trạng xe vận tải chưa đến được thôn bản. Điều đó khiến cho bà con nông dân bị thiệt thòi vì không thể tiếp xúc với thị trường một cách dễ dàng. Họ phải bán sản phẩm cho thương lái với giá rẻ trong khi mua lại hàng hóa với giá cao. Nông thôn thường không có nhà máy xây xát lớn mà chỉ có những nhà máy cỡ một tấn lúa/ngày đặt tại chỗ hoặc lưu động. Một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có xây chợ đầu mối để tiêu thụ nông sản, nhưng hầu hết đều thất bại, vì nông dân ít chịu khó mang sản phẩm đến những nơi đó do họ không đủ phương tiện chuyên chở. Thông thường bà con nông dân thích bán cho thương lái tuy giá có thấp, nhưng họ có phương tiện mua tại ruộng.

Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn, Nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ thống trường học, trạm y tế ngày càng khang trang, hiện đại ở nhiều địa phương, nhưng nhìn chung ở nhiều vùng nông thôn hệ thống cơ sở vật chất này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Không ít nơi học sinh vẫn phải học trong những ngôi trường tranh tre, thiếu những trang thiết bị phục vụ học tập, nhiều cơ sở y tế xuống cấp trầm trọng. Điều đó tạo nên sự căng thẳng cho những cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp Trung ương.

Hai là cơ cấu kinh tế nông thôn về cơ bản vẫn mang tính thuần nông.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có nhiều tiến bộ nhưng vẫn diễn ra chậm và khác biệt giữa các vùng, về cơ bản vẫn mang tính thuần nông. Ở

nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân và làm nghề nông, đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất - kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp. Ở các làng xã truyền thống, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng và là nguồn sinh kế chính của đa số nông dân. Do sự phát triển và tiến bộ của đất nước nên đặc điểm này đã có sự thay đổi, đó là nông thôn trong tương lai sẽ không chỉ có những người nông dân sinh sống và làm nông nghiệp mà còn có cả các cư dân tiến hành nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, gồm cả tiểu thủ công nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Theo đó, tỷ trọng lao động và GDP của các ngành kinh tế ở nông thôn cũng sẽ thay đổi theo hướng gia tăng cho công nghiệp và dịch vụ. Về kết cấu ngành nghề, đến tháng 7-2006, “số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản ở nông thôn là 9,78 triệu hộ, giảm 0,79 triệu hộ (-7,5%), số hộ công nghiệp và dịch vụ là 3,4 triệu hộ, tăng 1,28 triệu hộ (+60%) so với năm 2001. Sau 5 năm, tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực nông thôn giảm từ 80,9% xuống còn 70,9%; tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 5,8% lên 10%; tỷ trọng hộ dịch vụ tăng từ 10,6% lên 14,8%. Tỷ trọng cả hai nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng 8,4%. Chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn thời kỳ 2001 - 2006 nhanh và rõ hơn trước. Tuy vậy, cơ cấu kinh tế của nông thôn Việt Nam cơ bản vẫn mang tính thuần nông. Năm 2006, số hộ làm nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm 66%, giảm 14% so với năm 1994. Tỷ lệ hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từ gần 2% năm 1994 tăng lên 10% năm 2006, nhóm hộ dịch vụ tăng từ 4% lên gần 15%”[61; tr. 123-124]. Như vậy, nông nghiệp vẫn là nguồn việc làm và thu nhập chính của dân cư nông thôn.

Ba là quan hệ, tổ chức cộng đồng trong nông thôn truyền thống thường diễn

ra trong phạm vi làng, xã, dựa trên cơ sở huyết thống.

Làng là một cộng đồng dân cư của nông dân. Mỗi làng có một đình làng - nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Mỗi làng có một phong tục tập quán thậm chí giọng nói khác nhau. Trong làng có một số dòng họ cùng sinh sống. Một số vùng có nghề thủ công, người dân trong làng có thể cùng làm một nghề nhất định. Trong mỗi làng còn có những tổ chức nhỏ: về tuổi tác (giáp); về nghề nghiệp (phường, hội

của những người cùng làm nghề thủ công hay buôn bán); về học thức (tư văn của những người có học, tư võ của những người đi lính hay làm quan võ...) hoặc với mục đích tương trợ (hội hiếu, hội hỷ, hội chơi họ...). Trong hệ thống các mối quan hệ đó, bất cứ người nào cũng tìm thấy vị trí của mình trong một mảng của cộng đồng và có thể thỏa mãn nhu cầu về mặt này hay mặt khác và chấp nhận những thiếu hụt. Trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người ở nông thôn Việt Nam, các hành vi của mỗi cá nhân thường được đặt trong các thiết chế xã hội (gia đình, dòng họ, làng xã v.v...) làm cho vai trò của cộng đồng trở nên mạnh mẽ và cá nhân trở nên nhỏ bé. Sức mạnh của cộng đồng làng xã, thể hiện cả trong quan hệ giữa các thành viên và những đối tượng bên ngoài cộng đồng.

Cư dân nông thôn Việt Nam có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. Ở nông thôn có nhiều gia đình trong một dòng họ sinh sống và gắn bó với nhau gần gũi, khăng khít lâu đời. Những người ngoài dòng họ cùng chung sống, góp sức phòng tránh thiên tai, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nên tình làng nghĩa xóm lâu bền.

Bốn là sinh hoạt văn hóa ở nông thôn mang tính cổ truyền.

Khu vực nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa của đất nước như các phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc, đồng thời là khu vực giải trí và du lịch sinh thái phong phú, hấp dẫn đối với mọi người trong và ngoài nước.

Nông thôn mới ở Việt Nam

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, trong cách mạng dân tộc dân chủ ở một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân. Cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta là đánh đuổi đế quốc, lật đổ phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, rồi tiến lên làm cách mạng XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN.

Trong cách mạng XHCN, Đảng ta xác định nông dân là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng CNXH. Vì vậy, Đảng ta đã kịp thời đề ra đường lối, chính sách phù hợp với những nhiệm vụ của sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng CNXH, nhằm không ngừng củng cố, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tăng cường khối liên minh công - nông - trí ngày càng vững chắc.

Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không qua chế độ TBCN, cuộc đấu tranh giữa hai con đường TBCN và XHCN ở nước ta vừa có nội dung kinh tế, vừa mang nội dung văn hóa. Căn cứ vào tình hình cụ thể của cách mạng và tính tích cực, tính cách mạng là mặt chủ yếu của nông dân nước ta, Đảng ta đã đề ra đường lối, chính sách, những hình thức tổ chức, những biện pháp thích hợp để thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp khi chưa có nền công nghiệp phát triển, thực hiện hợp tác hóa đi đôi với thủy lợi hóa và cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở tự nguyện của nông dân, Đảng ta đã chủ trương đưa nông dân làm ăn riêng lẻ đi dần từ tổ đổi công (có mầm mống XHCN), tiến lên hợp tác xã bậc thấp (nửa XHCN) rồi bậc cao. Phong trào hợp tác hóa và sản xuất nông nghiệp gắn liền với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, quá trình xây dựng nông thôn mới là điều kiện, là cơ sở để thúc đẩy phong trào hợp tác hóa và sản xuất nông nghiệp. Có thể nhận thấy rằng, Đảng ta đã có một hệ thống quan điểm khá toàn diện về xây dựng nông thôn mới từ khi đất nước giành được độc lập dân tộc và trong quá trình đổi mới.

Xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung trong đường lối và chính sách phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Việc tổ chức các hoạt động cho nông dân như tăng cường liên minh công - nông - trí thức, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, đoàn kết nhân dân v.v… chính là những yếu tố để tạo nên nông thôn mới ở nhiều thôn, xóm, bản làng ở nước ta. Nông thôn mới là một môi trường mang tính văn hóa, mà ở đó người nông dân có được những điều kiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất định và qua đó hình thành được những nét đặc trưng của con người mới và gia đình mới XHCN ở nước ta hiện nay.

Vì vậy, xây dựng nông thôn mới ở nước ta thực chất và trước hết là xây dựng những người nông dân mới, con người mới ở nông thôn - người nông dân XHCN. Người nông dân mới được hình thành cũng hướng theo những chuẩn mực của con người mới Việt Nam nói chung mà Đảng ta đã xác định là “có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”[37; tr. 15]. Người nông dân mới, ngoài những chuẩn mực đạo đức chung của con người Việt Nam còn có những nét riêng của người nông dân Việt Nam như: đôn hậu, chất phác, thật thà.

Nông thôn mới còn là nông thôn của những người lao động, của những con người “cần cù”, không chấp nhận sự lười biếng; là nơi thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống: tình nghĩa vợ chồng sâu đậm, chung thủy; cha mẹ con cái yêu thương sống có trách nhiệm với nhau; tình làng nghĩa xóm đậm đà, tối lửa tắt đèn có nhau. Nét đẹp của đại gia đình nông thôn là ở chỗ “trên kính dưới nhường”, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ vui buồn có nhau. Nét đẹp trong làng, trong xã là ở chỗ mọi người luôn luôn giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt đối với những gia đình neo

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân bạc liêu trong xây dựng nông thôn mới hiên nay (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)