của các hộ điều tra
Từ thực tế, và qua quá trình tính toán, so sánh, tôi nhận xét về hiệu quả của cấy thuốc, qua đó còn những hạn chế của hộ điều tra trên địa bàn Xã Hảo Nghĩa như sau:
a, Thuận lợi
Do xã có địa hình thuận lợi và có các chương trình khuyến nông đã thực sự bám sát định hướng phát triển Nông - Lâm nghiệp của huyện đáp ứng được nhu cầu của nông dân tạo ra hiệu quả kinh tế rõ rệt, nhất là trong việc sản xuất thuốc lá ngày càng đạt năng suất cao, chiếm ưu thế hơn so với các cây trồng khác.
- Sản xuất thuốc lá không những cải thiện được điều kiện kinh tế gia đình mà còn thu hút được nguồn lao động rất đông, góp phần đáng kể cho việc giải quyết công ăn việc làm cho người người dân trông nông thôn và từng bước thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo từ việc trồng thuốc lá.
- Không chỉ kiếm được nhập mà bên cạnh đó người dân còn ham học hỏi và biết áp dụng nhiều khoa học tiến bộ vào trong sản xuất thuốc lá, tạo nhạn thức mới cho người dân, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.
b, Khó khăn
Sau quá trình điều tra, tổng hợp và phân tích 60 hộ sản xuất thuốc lá tại xã Hảo Nghĩa, tôi nhận thấy được người dân sản xuất thuốc lá nơi đây bên cạnh những kết quả đã đạt được còn tồn tại những mặt hạn chế như sau:
- Do không có nguồn vốn dồi dào nên người dân vẫn sợ thiệt hại trong việc mở rộng diện tích trồng thuốc lá, do vậy thiếu vốn đầu tư vào sản xuất thuốc lá là vấn đề cần được khắc phục cần được sự hỗ trợ của Nhà nước vào công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Đa số các hộ dân đều tự nhân giống thuốc lá nên người dân chưa tập chung vào trồng giống mới và thâm canh đúng kĩ thuật vì thế diện tích trồng thuốc lá dần bị thu nhỏ hẹp lại.
- Ngoài việc làm thế nào để trồng và chăm sóc thuốc lá đúng kĩ thuật thì việc tiêu thụ thuốc lá của người dân vẫn chưa ổn định, chưa có kế hoạch tiêu sản phẩm một cách hợp lí, do thiếu thông tin về thị trường nên việc việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, thỉnh thoảng thuốc lá lại bị tồn kho.
- Lò sấy ở đây chủ yếu là lò sấy thủ công do đó vừa tốn nguyên liệu vừa gây ô nhiễm môi trường do khói sấy của than.
- Người nông dân ít được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nên vẫn trồng theo kinh nghiệm theo kiểu “ Cha truyền con nối”.
- Chưa biết sử dụng thuốc diệt chồi, diện tích để hoa vẫn còn nhiều.
* Nguyên nhân tồn tại
- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt hạn hán, mưa đá phần nào đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi trồng thuốc lá.
- Công tác chỉ đạo tuyên truyền vận động ở một số thôn chưa chủ động, linh hoạt nên công tác đầu tư và sản xuất chưa đạt hiệu quả.
- Còn một số hộ đầu tư, chăm sóc không kịp thời, năng suất, chất lượng thấp dẫn đến thu nhập thấp, do đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung tại địa phương.
Phần 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY THUỐC LÁ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢO NGHĨA, HUYỆN NA RÌ, TỈNH
BẮC KẠN
5.1. Phƣơng hƣớng trồng cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa.
- Hình thức đầu tư trực tiếp vùng trồng thuốc lá là hình thức đầu tư cơ bản. Đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm vùng nguyên liệu chất lượng cao.
- Đầu tư những khoa học kĩ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất thuốc lá, tạo môi trường thích hợp.
- Có những chính sách hỗ trợ vốn, vật tư hợp lí.
- Đầu tư những cơ sở thu mua sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho người dân tiêu thụ sản phẩm.
- Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển nhiều giống thuốc lá mới và đưa mở rộng diện tích nhằm đưa sản phẩm thuốc lá ra các thị trường trong nước và ngoài nước.
5.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
5.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương.
5.2.1.1. Giải pháp về giống
Hiện tại người dân trong xã tự sản xuất giống thuốc lá cho nên giống thuốc lá người vẫn là giống K326 chủ yếu.Trồng cải tạo diện tích thay thế giống K326 này bằng những giống khác như: C9-1, C7-1, GL2… nhằm nâng cao chất lượng cây giống và đạt năng suất cao.
- Cung cấp giống có năng suất, chất lượng cao cho các hộ sản xuất thay thế giống cũ. Đẩy mạnh công tác cải tạo giống cũ, lựa chọn các giống mới phù hợp với điều kiện của địa phương.
5.2.1.2. Giải pháp về kĩ thuật
- Chỉ đạo hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc thuốc lá, kĩ thuật thu hái lá đúng đợt để năng cao chất lượng sau khi chế biến.
- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất như việc chọn giống, quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế sấy thuốc và bảo quản, nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân.
- Xây dựng hệ thống tưới tiêu nhằm phục vụ tưới thuốc lá trong những thời kì khô hạn.
- Chuyển giao biện pháp diệt chồi bằng chế phẩm từ dầu thực vật và xây dựng mô hình trình diễn biện pháp diệt chồi.
- Chuyển giao sử dụng phân bón hỗn hợp chuyên dùng cho cây thuốc lá, số lượng phù hợp với điều kiện đất đai và khả năng canh tác ở xã.
- Chuyển giao và trình diễn mô hình tưới nước cho ruộng trồng thuốc lá theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
- Phòng trừ chủ động với các biện pháp tổng hợp. Xây dựng mô hình dịch vụ quản lý dịch hại tổng hợp cây thuốc lá
5.2.1.3. Giải pháp về chế biến. *Hái, sấy và Phân cấp:
- Chuyển giao và trình diễn hái lá đúng độ chín kỹ thuật, mỗi lần hái từ 2- 3 lá.
- Chuyển giao và trình diễn sấy thuốc lá bằng lò sấy hồi lưu cưỡng bức để nâng cao công suất sấy, tiết kiệm nhiên liệu.
- Chuyển giao ống sành và ống bê tông đúc sẵn làm hệ thống dẫn nhiệt, giảm giá thành và kéo dài thời gian sử dụng lò
- Phân cấp thuốc lá theo tiêu chuẩn (TCN 26 - 1 = 02) cấp trên cơ sở vị bộ, màu sắc và một số chỉ tiêu khác.
Qua thực tế nghiên cứu tại địa phương cho thấy, lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp của hộ nông dân còn thấp, đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của các hộ này rất thấp đặc biệt là thu nhập hỗn hợp. Do vậy cần có những giải pháp về vốn hợp lí như sau:
- Kêu gọi thu hút các nhà đầu tư, đầu tư phát triển sản xuất thuốc lá trên địa bàn xã.
- Hỗ trợ phân bón cho các hộ nghèo để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất.
- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vùng trồng thuốc lá thông qua các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, các chương trình dự án lồng ghép, hỗ trợ về hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, than sấy, làm lò sấy…
5.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách
a, Phát triển vùng nguyên liệu
- Hỗ trợ cho người dân về đầu tư giống mới thay thế những giống cũ, đầu tư chăm sóc, thâm canh để tăng năng suất.
- Hỗ trợ công tác khuyến nông để tổ chức xây dựng các mô hình trồng thuốc lá ngày càng hiệu quả hơn nữa
- Đầu tư cơ sở hạ tầng: lò sấy, hệ thống thủy lợi vào những vùng trồng thuốc lá.
- Hỗ trợ kĩ thuật cho người dân trồng thuốc lá
- Tiếp thị hệ thống marketing cho sản phẩm, quảng bá sản phẩm và cuối cùng là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
5.2.1.6. Giải pháp về khuyến nông
- Nhìn chung người dân sản xuất thuốc lá có trình độ sản xuất chưa cao, cần cù những nhận thức về KHKT còn hạn chế và bảo thủ.Do vậy xã cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khích lệ người dân tham gia và công tác
khuyến nông, mở các lớp tập huấn cho người dân, đưa các giống khác vào sản xuất, tuyên truyền vận động người dân áp dụng các KHKT tiên tiến vào trong sản xuất thuốc lá. Bố trí cán bộ chỉ đạo hướng dẫn nông dân sản xuất thuốc lá
- Hằng nằm cần tổ chức các lớp tập huấn định kì những hộ trồng thuốc lá, khuyến khích, biểu dương những hộ trồng thuốc lá giỏi.
- Đối với người dân cần có những kiến nghị kịp thời cần thiết trong việc sản xuất thuốc lá.
5.2.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ
5.2.2.1. Giải pháp về vốn
Không một ngành sản xuất kinh doanh nào mà không cần đến nguồn vốn, vì vậy vốn đầu từ vào sản xuất là một yếu tố rất quan trọng. Qua thực nghiệm cho thấy người dân đa phần là thiếu vốn trong sản xuất, để khắc phục được điều đó đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách hỗ trợ vốn kịp thời để bà con nông dân có thể phát triển thuốc lá, hỗ trợ vốn trên cơ sở đầu tư vốn theo nhóm hộ.
- Nhà nước cần xem xét phương thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn sản xuất thuốc lá.
5.2.2.2. Giải pháp về kĩ thuật.
Việc áp dụng KHKT là từ việc tăng cường cải thiện các giống thuốc lá mới đến việc cải tiến kĩ thuật chăm sóc, thu hoạch và công đoạn chế biến phù hợp với điều kiện đất đai, nhằm tăng năng suất cao, chất lượng sản phầm.
a, Cải tạo giống mới.
Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao,vừa có khả năng chống sâu bệnh tốt. Trên địa bàn xã Hảo Nghĩa chủ yếu sử dụng giống tự để, đặc điểm của giống là chăm sóc dễ, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, nhiều phân bón như một số giống mới nhưng năng suất thấp. Nhiều hộ nông dân do thói quen nên chỉ sử dụng giống cũ, vốn đầu tư ít, không dám chấp nhận rủi ro nên việc đưa
giống cây trồng mới vào sản xuất rất khó khăn. Giải pháp đưa ra là cần phải thực hiện từng bước, trồng thử nghiệm nếu thấy có hiệu quả thì sẽ mở rộng diện tích. Đồng thời, cần phải thực hiện đúng các kỹ thuật gieo trồng, bón phân, chăm sóc, chế biến mà các cán bộ khuyến nông đã hướng dẫn.
b, Kĩ thuật canh tác
- Thuốc lá cần được trồng với mật độ khoảng cách phù hợp để có thể tăng trưởng phát triển.
- Việc bón phân cũng là một khâu khá quan trọng trong quá trình chăm sóc, tùy vào từng loại đất để đảm bảo năng suất và chất lượng vàng khi sấy.
- Việc phun thuốc trừ sâu bệnh cần được chú trọng và hết sức cần thiết nhưng bên cạnh đó việc phát hiện loại sâu bệnh thường rất kém, do vậy việc phun thuốc thường tràn lan và không hiệu quả, vì vậy cần phát hiện đúng loại sâu bệnh và sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng nhưng cũng tránh việc lạm dụng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.
5.2.2.3. Giải pháp về chế biến
- Tiến hành xây dựng lò sấy mới theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao chất lượng thuốc lá và tiết kiệm được chất đốt. Trong khâu sấy thuốc lá cần phải chú ý đến kỹ thuật sấy, sử dụng hợp lý nguồn chất đốt. Cải tiến lò sấy thuốc lá để giảm bớt hao phí than, củi và bảo đảm phẩm chất thuốc lá, nâng cao năng suất lao động của người làm thuốc lá. Mặt khác, phải bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại nguyên liệu xây lò sấy và than, củi cho hợp tác xã theo yêu cầu sản xuất và kỹ thuật. Phải nghiên cứu giải quyết vấn đề giá cung cấp than cho những nơi xa, chi phí vận chuyển cao và phải giải quyết vấn đề cân đong than trong khi giao nhận để tránh chi phí sản xuất không hợp lý cho hợp tác xã.
- Các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ để xây dựng lò sấy vì vậy nên đăng ký với chính quyền địa phương để được hỗ trợ.
5.2.2.4. Giải pháp về thị trường
Cùng với việc đổi mới giống cây trồng nhất là các giống có chất lượng cao thì công tác ổn định thị trường đầu ra là hết sức cần thiết.
Hiện nay trong huyện đang có chủ trương sản xuất thuốc lá có chất lượng cao và quy hoạch thành vùng nguyên liệu nhưng các hộ nông dân chưa thực sự có điều kiện kinh tế sản xuất. Vì vậy các cấp chính quyền cần giải quyết tốt công tác thị trường thì chắc chắn các sản phẩm thuốc có chất lượng cao sẽ được sản xuất rộng rãi và từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế đối với nông dân trồng thuốc lá. Họ sẽ dần chuyển sang sản xuất hàng hóa chứ không đơn thuần là sản xuất quy mô nhỏ lẻ như hiện nay.
Trực tiếp đầu tư bao tiêu sản phẩm, tăng cường tính thực thi và pháp lý của quyết định số 80/2002/QĐ - TTg, các công ty tổ chức đầu tư và thu mua sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế.
Những hình thức đầu tư khác như kinh tế trang trại, liên kết sản xuất cũng cần phải thông qua hợp đồng kinh tế.
- Các đơn vị đầu tư trực tiếp thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm thuốc lá nguyên liệu đã phân cấp (theo TCN 26 - 1 - 02) trên cơ sở định giá đúng quy định và theo thực tế thị trường.
- Lập tổ thu mua tại các vùng nguyên liệu.
- Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho người dân và có biên lai thu tiền.
Tăng cường quản lý sản phẩm và cải tiến công tác thu mua để có nhiều thuốc lá và thuốc lá cung cấp cho nhà máy. Phải bảo đảm huy động 95% sản lượng thuốc lá hợp tác xã sản xuất ra cho nhà máy. Các tỉnh không được để thuốc lá lá lại cho địa phương. Nếu tỉnh có nhu cầu thì phải báo cáo để trung ương phân phối thêm thuốc lá điếu, không được giữ lại thuốc lá lá. Phải bảo đảm chất thuốc lá, chống ép cấp, ép giá và nâng cấp nâng giá
Tóm lại: Để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cần có sự tham gia của nhà nước và lãnh đạo chính quyền, để cùng nhau chung tay đóng góp và xây dựng phát triển nền nông nghiệp bền vững nhất là trong việc sản xuất thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đưa sản phẩm ra các thị trường nước ngoài rộng lớn hơn.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” tôi đã rút ra một số kết luận như sau:
- Đẩy mạnh sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất thuốc lá của xã Hảo Nghĩa là một hướng đầu tư đúng đắn, nhằm phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.
- Cơ sở vật chất: hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất thuốc lá ngày càng được các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm vì vậy sự luân chuyển hàng hoá sản xuất ra được thuận tiện hơn.
- Về chế biến: Người dân vẫn còn gặp phải vấn đề khó khăn thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tại chưa có thị trường ổn định nên người dân thường bị ép giá.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây thuốc lá là cây