Thực trạng sản xuất thuốc lá của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá của hộ nông dân trên địa bàn xã hảo nghĩa, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 55)

4.3.1. Đánh giá chung về nhóm hộ điều tra

*Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Số lao động và nhân khẩu là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, kết quả kinh doanh và thu nhập của các hộ nông dân. Đối với sản xuất thuốc lá, lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng từ khâu trồng, chăm sóc cho tới khâu thu hoạch, chế biến, nhất là trong khâu thu hoạch và chế biến thuốc lá. Để biết được điều kiện về nguồn nhân lực của các hộ điều tra ta đi tìm hiểu bảng sau:

Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2015

Chỉ tiêu Loại hộ Số hộ điều tra (hộ) Tuổi TB của chủ hộ (tuổi) Nhân khẩu bình quân (ngƣời/hộ) Lao động chính bình quân (ngƣời/hộ) Lao động nam (ngƣời/hộ) Lao động nữ (ngƣời/hộ) Hộ Khá 15 56 6 4 3 1 Hộ TB 39 60 5 5 2 3 Hộ Nghèo 6 53 3 3 2 2

*Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra

Trong sản xuất cây thuốc lá vốn là yếu tố quan trọng giúp người sản xuất đầu tư đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu canh tác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất. Nguồn cung ứng vốn của nông hộ canh tác thuốc lá là tự có và một phần vay mượn tín dụng Nhà nước hoặc tư nhân.

Qua điều tra 60 hộ có 15 hộ vay vốn chiếm 26,67% trong tổng số mẫu. Các nguồn vay chủ yếu của hộ là từ NHCSXH với lãi suất là 0,65%/tháng và NHNN&PTNT với lãi suất 0,9%/tháng, trung bình mỗi hộ 8,5 triệu đồng. Mục đích vay của các hộ là nhằm mua các chi phí đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất như: phân bón, thuốc BVTV, giống,chi phí tu sửa lò sấy...Ngoài ra, vốn còn được phục vụ cho một số hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh khác của gia đình. Mặc dù vậy, khả năng tiếp cận với nguồn vốn chính thức với lãi suất thấp từ các tổ chức Ngân hàng, tín dụng Nhà nước đối với hộ nghèo còn hạn hẹp do việc đầu tư canh tác thuốc lá của nông hộ chưa đảm bảo, đặc biệt đối với hộ nghèo.

4.3.2. Mức đầu tư cho 1 ha thuốc lá của các nhóm hộ điều tra

Đầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu quan trọng, nó tác động trực tiếp đến năng suất của thuốc lá mà các hộ dân trồng,nếu chỉ biết khai thác mà không quan tâm đến khâu chăm sóc, bảo vệ đất một cách hợp lí thì đất sẽ bị bạc màu và thoái hóa một cách nhanh chóng, và dần dần khả năng sử dụng cũng không còn.

Do vậy bón phân là một trong những biện pháp để cải thiện và làm tăng dinh dưỡng cho đất tốt hơn, nếu đầu tư một lượng phân bón hợp lí trong từng giai đoạn phát triển của thuốc lá, không nhưng cáo tác dụng bảo vệ đất, mà còn tăng năng suất cho cây trồng.Qua tình hình sản xuất thuốc lá của các hộ dân, ta thấy được mức chi phí mà hộ dân bỏ ra cụ thể như sau:

Bảng 4.5: Chi phí sản xuất cho 1ha thuốc lá nguyên liệu tại các hộ điều tra năm 2015

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu ĐVT Lƣợng Giá Thành tiền cấu(%)

I Chi phí trung

gian 12.375.000 19,38

1 Giống Cây con 19.600 50 980.000 1,53

2 Phân chuồng Kg 3.000 500 1.500.000 2,34 3 Phân đạm Kg 150 10.500 1,575.00 2,46 4 Phân lân Kg 100 6.000 600.000 0,93 5 Phân kali Kg 100 11.500 1.150.00 1,80 6 Thuốc BVTV Lần 3 150.000/lần 450.000 0,70 7 Than sấy Kg 5.000 1.200 6.000.000 9,39 8 Vật tư khác Sào quấn (sào) 100 200/sào 120.000 0,18 Dây quấn(m) 100 1.000/m dây

II Công lao động Công 480 90.000 43.200.000 67,66

III Khấu hao TSCĐ Đồng/năm + lò sấy + Máy cày, bừa 3.000.000 20.000.000 5.000.000 3.300.000 13 Tổng chi phí 63.845.000 100,00

Nhìn chung người dân không mất tiền mua giống cây thuốc lá và phân chuồng, chủ yếu là các hộ dân tự nhân giống cây con và phân chuồng tự có, để phản ánh xác thực nhất, từ kết quả điều tra tôi sẽ tính toán tất cả các chi phí theo giá của thị trường: Tổng chi phí cho 1ha thuốc lá của các nhóm hộ điều tra trên địa bàn xã Hảo Nghĩa năm 2015 là 68.845.000 đồng, trong đó:

+ Chi phí trung gian là 12.375.000 đồng chiếm 19,38% trong tổng chi phí trung gian. Chi phí trung gian bao gồm: Giống, phân bón, thuốc BVTV, than sấy, vật tư khác thì phân bón chiếm tỷ lệ cơ cấu cao nhất là 7,53%. Bởi vậy, để tiết kiệm chi phí phân bón mà vẫn đảm bảo cho cây trồng phát triển và cho năng suất cao thì có thể sử dụng thêm phân vi sinh, phân chuồng để hoai mục. Ngoài ra, than sấy cũng là vật tư cần thiết và mức chi phí của nó cũng khá tốn kém chiếm 9,39% tổng chi phí trung gian, xã Hảo Nghĩa là xã có nhiều đồi núi có thể sử dụng nguồn chất đốt sẵn có để giảm chi phí chất đốt. Kết hợp với sử dụng than củi là việc cải tiến lò sấy thuốc lá, làm sao tối đa hạn chế chất đốt mà thành phẩm vẫn đạt yêu cầu, chất lượng.

+ Công lao động trong thuốc lá từ việc làm đất, lên luống đến khi gieo trồng chăm sóc và đạt thành phẩm cho 1ha thuốc lá là 480 công/ha, trung bình một sào thuốc lá cần 25 công cho mọi quá trình. Với mức giá bình quân 90.000/công thì để sản xuất 1ha thuốc phải mất 43.200.000 đồng chiếm 67,66% tổng chi phí sản xuất. Quy trình sản xuất thuốc lá gồm nhiều giai đoạn từ làm đất, trồng, vun xới diệt cỏ dại, bón phân, cắt tỉa lá cáp ngắt chồi nách cuối cùng là thu hái và sấy khô. Công cho thu hái và sấy khô là nhiều nhất trung bình cứ một sào là 10 công, 1ha là 109/480 công chiếm 22,70%trong tổng số công. Cây thuốc lá không chỉ đem lại thu nhập cao mà còn là cây trồng giúp tạo việc làm cho người nông dân.

+ Ngoài chi phí trung gian, công lao động thì khấu hao lò sấy,máy cày bừa cũng chiếm 13 %tổng chi phí. Đó là các lò sấy do người dân tự xây từ khi họ bắt đầu trồng thuốc lá, một lò có chi phí trung bình là 3.000.000 đồng khấu hao trong vòng 6 năm thì lại tu sửa lại. Thường cứ 5 lò gia đình trên 1ha.

4.3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho sản xuất 1 ha thuốc lá tại xã Hảo Nghĩa năm 2015 Nghĩa năm 2015

Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào như: Trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ… đặc biệt nghề trồng thuốc lá cũng vậy.Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất giải pháp phù hợp để kích thích sự phát triển của thuốc lá, điều đó được thể hiện qua bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế cho 1ha thuốc lá của các hộ điểu tra được thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế cho 1 ha thuốc lá của các hộ điều tra năm 2015

Chi tiêu Đơn vị tính Số lƣợng

1. Năng suất bình quân Kg/ha 2.755

2. Giá bán bình quân Đồng/kg 35.000

3. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 96.425 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 12.375

5. Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 84.050

6. Công lao động 1.000đ 43.200

7. Tổng chi phí (TC) 1.000đ 63.845

9. Khấu hao tài sản cố định(FC) 1.000đ 8.300 10. Một số chỉ tiêu

10.1. Trên 1.000đ chi phí

- GO/IC Lần 7.79

- VA/IC Lần 1.95

10.2. Trên 1 công lao động

- GO/CLĐ 1.000đ 2.23

- VA/CLĐ 1.000đ 1.95

TN 1.000đ 32.550

Pr =GO-TC 1.000đ 32.580

MI=VA-A-T 1000đ 75.750

Qua bảng 4.6: Kết quả và hiệu quả kinh tế cho 1ha thuốc lá của các hộ điều tra năm 2015 thì thấy năng suất bình quân trên 1ha thuốc lá tại xã Hảo Nghĩa năm 2015 là 2.755 kg/ha thuốc lá nguyên liệu sấy khô với giá mua bình quân là 35.000 đồng/kg. Tổng giá trị sản xuất (GO) là 96.425.000 đồng/ha, giá trị gia tăng (VA) là 84.050.000đồng/ha. Từ những số liệu trên có thể xác định được:

* Thu nhập (TN) trong sản xuất 1ha thuốc lá nguyên liệu tại xã Hảo Nghĩa như sau:

Từ công thức: TN= GO - TC GO = P x Q = 2.755 x 35.000 =96.425.000 (đồng) VA=GO-IC= 96.425.000 -12.375.000 =84.050.000(đồng) VC = IC + CLĐ =12.375.000+43.200.000 =55.575.000 (đồng) TC = FC + VC =8.300.000 +55.575.000 =63.875.000 (đồng) TN =96.425.000 -63.875.000 =32.550.000 (đồng)

Thu nhập từ sản xuất 1ha thuốc lá nguyên liệu là 32.550.000 đồng/ha, đem lại thu nhập khá cao cho người nông dân, chiếm 33,75% tổng giá trị sản xuất.

Qua đó ta thấy được lợi nhuận thu được từ 1ha thuốc lá là 32.580.000đ chiếm 33,78% tổng giá trị sản xuất, giúp người dân cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo từ việc trông thuốc lá.

Bên cạnh các chỉ tiêu kết quả, đề tài còn sử dụng thêm các chỉ tiêu hiệu quả để biết được hiệu quả kinh tế thực sự mà thuốc lá đem lại cho người nông dân

+ Giá trị sản xuất so với chi phí trung gian (GO/IC) là 7,79 lần tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 7,79 đồng giá trị sản xuất.

+ Giá trị gia tăng so với chi phí trung gian (VA/IC) là 1,95 lần tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 1,95 đồng giá trị gia tăng.

+ GO/CLĐ là 223 nghìn đồng tức là 1 công lao động bỏ ra thì thu được 225.000 đồng giá trị sản xuất.

4.3.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất thuốc lá với cây ngô.

Trong các hộ tôi điều tra phần lớn là các hộ thuần nông, hộ trồng chủ yếu là cây thuốc lá và cây ngô.Qua thực tế tôi quyết định so sánh hiệu quả kinh tế cây thuốc lá với cây ngô, điều đó được thể hiện qua bảng 4.7 như sau:

4.3.4.1. Chi phí sản xuất 1 ha ngô tại xã Hảo Nghĩa.

a, Chi phí sản xuất 1ha ngô tại xã Hảo Nghĩa năm 2015

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất 1ha ngô tại xã Hảo Nghĩa năm 2015

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu ĐVT Số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lƣợng Đơn giá Thành tiền

I Chi phí trung gian 11.262.000 1 Giống Kg 14,5 110.000 1.595.000 2 Phân chuồng Kg 3.110 500 1.555.000 3 Lân Kg 380 6.000 2.280.000 4 Đạm Kg 365 10.500 3.832.500 5 Thuốc BVTV bình 100 10.000 1.000.000 7 Khấu hao TSCĐ + Máy móc thiết bị trong nông nghiệp

Đồng/ năm 1.000.000

II Công lao động Công 140 90.000 12.600.000 Tổng chi phí 23.862.000

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Tổng chi phí sản xuất 1ha ngô tại xã Hảo Nghĩa năm 2014 theo bảng 4.7 là 23.862.000 đồng trong đó chi phí trung gian là 11.262.000 đồng và chi phí cho công lao động là 12.600.000 đồng.

b, Thu nhập từ sản xuất 1ha ngô tại xã Hảo Nghĩa năm 2015

Bảng 4.8: Thu nhập từ sản xuất 1ha ngô tại xã Hảo Nghĩa năm 2015

Chi tiêu Đơn vị tính Số lƣợng

1. Năng suất bình quân Kg/ha 4.500

2. Giá bán bình quân Đồng/kg 6.500

3. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 29.250

4. Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 11.262

5. Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 24.838

6. Công lao động 1.000đ 12.600

7. Tổng chi phí (TC) 1.000đ 23.862

9. Khấu hao tài sản cố định(FC) + Máy móc thiết bị trong nông nghiệp 1.000đ 1.000 10. Một số chỉ tiêu 10.1. Trên 1.000đ chi phí - GO/IC Lần 2.59 - VA/IC Lần 2.21

10.2. Trên 1 công lao động

- GO/CLĐ 1.000đ 2.32

- VA/CLĐ 1.000đ 1.91

MI=VA-A-T(T=0) 1.000đ 23.838

Pr=GO-TC 1.000đ 4.388

TN 1.000đ 10.238

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Từ công thức TN = GO - TC

VC = IC + CLĐ =11.262.000+12.600.000 = 23.862.000(đồng) TC = FC + VC = 1.000.000+23.862.000=24.862.000(đồng) TN =35.100.000 - 24.862.000 = 10.238.000(đồng)

Thu nhập của sản xuất ngô là 10.389.250 đồng.

4.3.4.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây thuốc lá với cây ngô tại xã Hảo Nghĩa năm 2015

Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây thuốc lá với cây ngô tại xã Hảo Nghĩa năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT Cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuốc lá Cây ngô

So sánh (lần)

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 96.425 29.250 3,29 2. Chi phí trung gian(IC) 1000đ 12.375 11.262 1,09 3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 84.050 24.838 3,38

4. GO/IC Lần 7,79 2.59 3,00

5. VA/IC Lần 1,95 2.21 0,88

6. Thu nhập 1000đ 32.550 10.238 3,17

7. GO/CLĐ 1000đ/lđ 2,23 2.32 0,96

8.VA/CLĐ 1000đ/ld 1,95 1.91 1,02

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Qua bảng 4.9 ta thấy được sự chênh lệch hiểu quả kinh tế của cây thuốc lá và cây ngô khá lớn.Cụ thể như sau:

- Giá trị sản xuất của cây thuốc lá lớn hơn cây ngô, cụ thể là 96.425.000 đồng cao hơn 3,29 lần so với cây ngô.Mặc dù chi phí trung gian cao gấp 1.09 lần chi phí cây ngô nhưng giá trị gia tăng cây thuốc lá vẫn cao hơn là 3,38 lần so với cây ngô.

- Do giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của cây thuốc lá lớn hơn cây ngô, nên vậy tổng giá trị sản xuất trên 1 ha thuốc lá cao gấp 3,29 lần so với cây ngô,giá trị gia tăng cũng cao hơn 3,38 lần so với cây ngô.

- Về giá thì năm 2015 giá thuốc lá bình quân bao gồm cả sản phẩm thuốc lá vàng và thuốc lá đen là 35.000 đồng/kg, giá ngô là 6.500 đồng/kg. Theo đó, giá thuốc lá cao gấp 5.38 lần giá ngô.

- Chỉ tiêu sử dụng vốn cũng hiệu quả hơn, cụ thẻ như:nếu bỏ ra một đồng chi phí thì cây thuốc lá thu về 7,79 đồng, còn cây ngô chỉ có được 2.59 đồng.Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cho biết khi đâu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở cây thuốc lá là 1,95đồng,còn cây ngô chỉ là 2.21 đồng.

- Tóm lại hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá cao hơn cây ngô, và một số cây trồng khác trong xã, sản xuất thuốc lá hiểu quả sử dụng động vốn hơn mà hộ bỏ ra, không những vậy còn đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình, qua đó ta có thể thấy được cây thuốc lá là loại cây rất phù hợp điều kiện đất đai và khí hậu của xã Hảo Nghĩa.

4.4. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất thuốc lá nguyên liệu của các hộ điều tra của các hộ điều tra

Từ thực tế, và qua quá trình tính toán, so sánh, tôi nhận xét về hiệu quả của cấy thuốc, qua đó còn những hạn chế của hộ điều tra trên địa bàn Xã Hảo Nghĩa như sau:

a, Thuận lợi

Do xã có địa hình thuận lợi và có các chương trình khuyến nông đã thực sự bám sát định hướng phát triển Nông - Lâm nghiệp của huyện đáp ứng được nhu cầu của nông dân tạo ra hiệu quả kinh tế rõ rệt, nhất là trong việc sản xuất thuốc lá ngày càng đạt năng suất cao, chiếm ưu thế hơn so với các cây trồng khác.

- Sản xuất thuốc lá không những cải thiện được điều kiện kinh tế gia đình mà còn thu hút được nguồn lao động rất đông, góp phần đáng kể cho việc giải quyết công ăn việc làm cho người người dân trông nông thôn và từng bước thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo từ việc trồng thuốc lá.

- Không chỉ kiếm được nhập mà bên cạnh đó người dân còn ham học hỏi và biết áp dụng nhiều khoa học tiến bộ vào trong sản xuất thuốc lá, tạo nhạn thức mới cho người dân, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.

b, Khó khăn

Sau quá trình điều tra, tổng hợp và phân tích 60 hộ sản xuất thuốc lá tại xã Hảo Nghĩa, tôi nhận thấy được người dân sản xuất thuốc lá nơi đây bên cạnh những kết quả đã đạt được còn tồn tại những mặt hạn chế như sau:

- Do không có nguồn vốn dồi dào nên người dân vẫn sợ thiệt hại trong việc mở rộng diện tích trồng thuốc lá, do vậy thiếu vốn đầu tư vào sản xuất thuốc lá là vấn đề cần được khắc phục cần được sự hỗ trợ của Nhà nước vào

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá của hộ nông dân trên địa bàn xã hảo nghĩa, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 55)