Trồng và chế biến thuốc lá đã nhanh chóng phổ cập trên hành tinh chúng ta, trừ một số nước không đủ điều kiện nhiệt độ thích hợp để có một vụ trồng thuốc lá. Thuốc lá đem lại lợi ích kinh tế cho nhiều quốc gia. Nhiều tổ
chức thuốc lá độc quyền quốc gia, cũng như các hãng độc quyền sản xuất thuốc lá điếu, nguyên liệu chế biến, thương mại, dịch vụ…được hình thành nhằm khai thác triệt để lợi ích kinh tế của thuốc lá.
Sản lượng thuốc lá trên thế giới hàng năm đạt khoảng 6 triệu tấn, trong đó thuốc Virginia có 50%, còn lại là các chủng loại khác như: Oriental, Burley, Xì ga…Để thấy rõ được tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới có thể theo dõi các bảng sau:
Bảng 2.1: Một số nước sản xuất thuốc lá đứng đầu thế giới năm 2014
Quốc gia Sản lượng thuốc lá (tấn) Trung Quốc 2.800.000
Mỹ 406.248
Brazin 364.000 Zimbabwe 185.000 Ấn Độ 153.000
(Nguồn: Tobaco Reporter,2014)
Bảng 2.2: Giá cả thuốc lá của một số nước trên thế giới
ĐVT: USD/tấn
Tên nƣớc Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Kenya 1.396,8 1.365,2 1.154,1 Nam Phi 3.282,0 3.957,2 4.199,9 Trung Quốc 1.711,6 2.067,9 2.333,6 Thái Lan 378,2 385,9 410,0 Việt Nam 1.944,3 1.954,6 1.992,2 Argentina 2.265,1 2.394,1 2.223,9 Mỹ 4.050,0 3.929,0 4.001,0
Giá thuốc lá nguyên liệu của một số nước trên thế giới qua các năm có sự biến động và có sự chênh lệch giữa các nước. Giá cả ở Nam Phi cao nhất trong số các nước trên, lên đến 4.199,9 USD/tấn (năm 2014), giá của năm 2013 chỉ là 3.282,0 USD/tấn tăng lên nhanh đến năm 2014 là 4.199,9USD/tấn. Còn Mỹ cũng có giá ở mức khá cao, trên 4.001,0USD/tấn,giá bán tương đối ổn định. Thấp nhất là các nước ở Châu Á, biểu hiện là ở Thái Lan chỉ với 410,0USD/tấn.
2.3.3.Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam
Thuốc lá hiện được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên liệu thuốc lá vàng sấy của nước ta có chất lượng tương đối tốt, có thể thay thế được nguyên liệu Trung Quốc. Vùng trồng thuốc lá của Việt Nam tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nên việc phát triển trồng thuốc lá tại đây sẽ hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước “Xóa đói giảm nghèo” cho đồng bào các dân tộc miền núi. Chín tỉnh trồng thuốc lá tập trung tại Việt Nam gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Gia Lai, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Ninh do Tổng công ty thuốc lá Việt Nam hỗ trợ và phát triển đã chiếm hơn 90% diện tích vùng trồng thuốc lá nguyên liệu tại Việt Nam.
Hàng năm, diện tích đầu tư trồng thuốc lá của Tổng công ty hơn 15.000 ha với sản lượng thu hoạch hơn 30.000 tấn, chiếm trên 70% diện tích, sản lượng nguyên liệu thuốc lá hàng năm của cả nước [17].
Việc phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá trong nước ổn định, có năng suất cao, chất lượng tốt, dần thay thế được nguyên liệu nhập khẩu. Từ chỗ nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được cho sản xuất sản phẩm thuốc lá thuốc lá cấp thấp nay đã đáp ứng được một phần cho sản xuất các mác thuốc lá tầm trung, cao cấp. Nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước đã được các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu đưa vào sử dụng với tỷ lệ lên đến 70% [17].
Nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước cũng đã được các nước có nền sản xuất thuốc lá phát triển biết đến, tạo được thị trường xuất khẩu ổn định, được khách hàng tín nhiệm và ưa chuộng. Những năm đầu 90 toàn Tổng công ty chỉ lựa chọn và xuất khẩu cho nước ngòai được 80 - 100 tấn nguyên liệu và tới nay đã xuất khẩu được hơn 10.000 tấn nguyên liệu các loại và trên 1 tỷ bao thuốc lá [17].
Ở Việt Nam, ngành thuốc lá tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là việc tận dụng đất canh tác ở các vùng khô hạn, giải quyết việc làm cho bà con nông dân ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người.
Trong năm 2014 Tổng cổng ty Thuốc lá Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt tổng sản lượng trên 3.0886 triệu bao thuốc lá (thị phần ổn định ở mức khoảng 52% sản lượng toàn ngành), đưa tổng doanh thu đạt trên 27.578 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 7.079 tỷ đồng (tăng 8%), xuất khẩu thuốc lá điếu trên 1 tỷ bao và nâng kim ngạnh xuất khẩu đạt 132 triệu USD, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội. Trong năm 2012, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty hoạt động có hiệu quả và có lãi, thu nhập của người lao động đạt bình quân trên 7,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 2% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, Tổng công ty vẫn tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội và tiếp tục giúp đỡ 2 huyện nghèo ở Hà Quảng ( Cao Bằng) và Bác Ái ( Ninh Thuận) theo Nghị quyết 30a của Chính phủ với tổng kinh phí hỗ trợ trong năm 2014 là 10 tỷ đồng. Ngoài ra, Tổng Công ty còn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, xây dựng các biện pháp tiết giảm chi phí, hạn giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm phấn đấu đạt mục tiêu giảm từ 5% -10% chi phí quản lý…Ước kết quả thực hiện tiết giảm
chi phí thường xuyên của toàn Tổng công ty là 139 tỷ đồng so với kế hoạch đăng ký là 63 tỷ đồng.
Mọi người dân hiện nay đều biết hút thuốc lá có hại cho sực khỏe, nó có thể gây ra nhiều căn bệnh hủy hoại sức khỏe con người. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, việc xóa bỏ cây thuốc lá vẫn là một vẫn đề nan giải, nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều huyện nghèo việc đưa cây thuốc lá vào chương trình xóa đói giảm nghèo vẫn rất được chính phủ quan tâm. Không những thế cây thuốc lá được đưa vào Việt Nam từ rất lâu thích hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của nước ta, nên việc xóa bỏ cũng rất khó người dân đã có kinh nghiệm trồng lâu năm. Việc từ bỏ thuốc lá đối với những người đã nghiện là một việc rất khó, tỉ lệ bỏ được thuốc rất thấp nên thị trường tiêu thị thuốc lá vẫn còn rất lớn. Khoản đóng góp của ngành thuốc lá vào ngân sách nhà nước vẫn đứng ở vị trí cao. Nhưng hiện nay ngành thuốc lá Việt Nam đang phải đối mặt với nạn thuốc lá lậu, thuốc lá lậu hiện chiếm khoảng gần 20% thị phần ngành thuốc lá Việt Nam, gây thất thu cho ngân sách riêng năm 2014 lên đến hơn 4.300 tỉ đồng. Số ngoại tệ được sử dụng để nhập lậu thuốc lá lên đến trên 400 triệu USD/năm. Số lượng thuốc lá điếu nhập lậu này khiến cho ngành Nông nghiệp mất thị trường cung ứng nguyên liệu khoảng 17.000 -18.000 tấn và hơn 43.000 lao động nông nghiệp mất việc làm trong thời vụ 4 -5 tháng [17].
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá ở Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Diện tích (ha) 31.484 32.744 24.835
Năng suất (tấn/ha) 1,8 1,78 19.089
Sản lượng (tấn) 56.671 58.298 47.407
Từ bảng trên ta thấy cho thấy có sự biến động giữa các năm. Từ năm 2012 đến năm 2014 diện tăng lên 1.260ha nhưng năng suất lại có xu hướng giảm xuống 0.02 (tấn/ha).Và ngược lại đến năm 2013 thì diện tích lại giảm xuống từ năm 2012 là 32.744 ha xuống năm 2012 là 24.835 ha, tức giảm 7.909 ha. Còn năng suất lại tăng mạnh đạt 19.089 (tấn /ha).
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi ngiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế có liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh thuốc lá của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hảo Nghĩa
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1.Không gian
Đề tài được thực hiện tại xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kan
3.1.2.2.Thời gian
Thời gian thực hiện từ 28/01/2015 đến 05/04/2015 với những số liê ̣u , thông tin đã được công bố trong những năm gần đây , số liê ̣u thống kê của xã, số liê ̣u điều tra từ các hô ̣ sản xuất thuốc lá trong 3 năm gần đây(2012-2014)
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Hảo Nghĩa huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
- Thực trạng sản xuất thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
- Một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
3.2.2.Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính là đưa ra các giả thuyết mà nội dung cần phải giải quyết. Một số câu hỏi chủ yếu được đặt ra khi tiến hành nghiên cứu đề tài này là:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hô ̣i của đi ̣a bàn nghiên cứu?
- Thực tra ̣ng sản xuất thuốc lá của người dân trên đi ̣a bàn nghiên cứu? - Chi phí cho sản xuất và kết quả thu được khi trồng 1ha thuốc lá trên địa bàn?
- Hiệu quả kinh tế đạt được sau thu hoạch tính trên 1ha thuốc lá? - Hiệu quả xã hội trong sản xuất thuốc lá của người nông dân? - Hiệu quả môi trường trong sản xuất thuốc lá của người nông dân? - Những thuâ ̣n lợi, khó khăn trong sản xuất thuốc lá của người dân? - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiê ̣u quả kinh tế cây thuốc lá? - Một số định hướng phát triển cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa?
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu
Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn 60 hộ để điều tra khảo sát. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chọn địa điểm điều tra hộ sản xuất thuốc lá trên địa bàn 3 thôn là: Nà Riềng, Nà Tảng, Nà Coòng. Trong 3 thôn chọn mỗi thôn 20 hộ điển hình để điều tra, căn cứ vào tỷ lệ phân loại hộ ở địa phương mà đưa ra số hộ thuộc từng loại hộ khá, trung bình, nghèo để điều tra thu thập số liệu sơ cấp phục vụ đề tài nghiên cứu.
Bảng 3.1: Phân loại hộ và số liệu điều tra của xã Hảo Nghĩa năm 2015 Chỉ tiêu Toàn Xã Thôn Nà Riềng Số liệu điều tra thôn Nà Riềng Thôn Nà Tảng Số liệu điều tra thôn Nà Tảng Thôn Nà Coòng Số liệu điều tra thôn Nà Coòng Tổng 348 78 20 58 20 67 20 Hộ khá 99 20 5 11 4 21 6 Hộ trung bình 204 52 13 42 15 42 11 Hộ nghèo 45 6 2 5 1 4 3
(Nguồn: Theo thống kê của UBND Xã Hảo Nghĩa và phiếu điều tra)
Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của hộ nông dân trên địa bàn xã Hảo Nghĩa
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân thông qua các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép thu thập được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.
- Dựa vào thực tiễn các chuyên gia như chủ hộ gia đình, cán bộ khuyến nông cơ sở để thu thập , tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu về hiê ̣u quả k inh tế của cây trồng.
3.3.2. Thu Thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin số liệu công bố của UBND xã Hảo Nghĩa, phòng địa chính, cán bộ dân số, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông, phòng thống kê xã gồm:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên. - Số liệu về điều kiện kinh tế xã hội.
- Các số liệu về tổng diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá hàng năm. - Dân số trên địa bàn xã.
- Báo cáo công tác khuyến nông, kế hoạch khuyến nông trong năm tới. - Kế hoạch phát triển của xã.
Tham khảo các luận văn thạc sĩ, các khoá tốt nghiệp, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê của xã Hảo Nghĩa.
3.3.3. Thu thập số liệu sơ cấp
Là những thông tin, số liệu thu thập từ các nguồn điều tra, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra được áp dụng theo phương pháp điều tra trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra được áp dụng theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra bằng phương pháp chọn mẫu ở trên, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra để tiến hành thu thập thông tin.
Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề để thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi đóng - mở phù hợp với thực tế, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham tham gia của người dân.
3.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
3.3.4.1. Phương pháp tổng hợp số liệu
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
3.3.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật hiện tượng trên cơ sở số liệu đã được tính toán. Phương pháp này được thể hiện thông qua số bình quân.
3.3.4.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này để so sánh tình hình sản xuất giữa các năm trên địa bàn xã Hảo Nghĩa; so sánh thu nhập hộ; so sánh hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá với loại cây trồng khác.
3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ
- Giá trị sản xuất GO: (Gross Output): Là giá tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được tạo ra tính trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sản xuất.
GO = n l i Pi Qi. Trong đó: Qi : Là khối lượng sản phẩm thứ i Pi : Là đơn giá sản phẩm thứ i I : Là số lượng chủng loại sản phẩm
- Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
IC = n l i Pj Ci.
Trong đó: Cj: Số lượng đầu vào thứ j được sử dụng Pj: Đơn giá đầu vào thứ j
- Giá trị gia tăng VA:(Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của người sản xuất khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một chu kì sản xuất.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp MI: (Mix Inconme): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của người lao động và lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích.
MI = VA - A - T Trong đó:
A: Giá trị khấu hao tài sản cố định T : Thuế đất nông nghiệp
- Lợi nhuận Pr: Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.