Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá của hộ nông dân trên địa bàn xã hảo nghĩa, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 67)

xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

5.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương.

5.2.1.1. Giải pháp về giống

Hiện tại người dân trong xã tự sản xuất giống thuốc lá cho nên giống thuốc lá người vẫn là giống K326 chủ yếu.Trồng cải tạo diện tích thay thế giống K326 này bằng những giống khác như: C9-1, C7-1, GL2… nhằm nâng cao chất lượng cây giống và đạt năng suất cao.

- Cung cấp giống có năng suất, chất lượng cao cho các hộ sản xuất thay thế giống cũ. Đẩy mạnh công tác cải tạo giống cũ, lựa chọn các giống mới phù hợp với điều kiện của địa phương.

5.2.1.2. Giải pháp về kĩ thuật

- Chỉ đạo hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc thuốc lá, kĩ thuật thu hái lá đúng đợt để năng cao chất lượng sau khi chế biến.

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất như việc chọn giống, quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế sấy thuốc và bảo quản, nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân.

- Xây dựng hệ thống tưới tiêu nhằm phục vụ tưới thuốc lá trong những thời kì khô hạn.

- Chuyển giao biện pháp diệt chồi bằng chế phẩm từ dầu thực vật và xây dựng mô hình trình diễn biện pháp diệt chồi.

- Chuyển giao sử dụng phân bón hỗn hợp chuyên dùng cho cây thuốc lá, số lượng phù hợp với điều kiện đất đai và khả năng canh tác ở xã.

- Chuyển giao và trình diễn mô hình tưới nước cho ruộng trồng thuốc lá theo yêu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

- Phòng trừ chủ động với các biện pháp tổng hợp. Xây dựng mô hình dịch vụ quản lý dịch hại tổng hợp cây thuốc lá

5.2.1.3. Giải pháp về chế biến. *Hái, sấy và Phân cấp:

- Chuyển giao và trình diễn hái lá đúng độ chín kỹ thuật, mỗi lần hái từ 2- 3 lá.

- Chuyển giao và trình diễn sấy thuốc lá bằng lò sấy hồi lưu cưỡng bức để nâng cao công suất sấy, tiết kiệm nhiên liệu.

- Chuyển giao ống sành và ống bê tông đúc sẵn làm hệ thống dẫn nhiệt, giảm giá thành và kéo dài thời gian sử dụng lò

- Phân cấp thuốc lá theo tiêu chuẩn (TCN 26 - 1 = 02) cấp trên cơ sở vị bộ, màu sắc và một số chỉ tiêu khác.

Qua thực tế nghiên cứu tại địa phương cho thấy, lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp của hộ nông dân còn thấp, đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của các hộ này rất thấp đặc biệt là thu nhập hỗn hợp. Do vậy cần có những giải pháp về vốn hợp lí như sau:

- Kêu gọi thu hút các nhà đầu tư, đầu tư phát triển sản xuất thuốc lá trên địa bàn xã.

- Hỗ trợ phân bón cho các hộ nghèo để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất.

- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vùng trồng thuốc lá thông qua các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, các chương trình dự án lồng ghép, hỗ trợ về hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, than sấy, làm lò sấy…

5.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách

a, Phát triển vùng nguyên liệu

- Hỗ trợ cho người dân về đầu tư giống mới thay thế những giống cũ, đầu tư chăm sóc, thâm canh để tăng năng suất.

- Hỗ trợ công tác khuyến nông để tổ chức xây dựng các mô hình trồng thuốc lá ngày càng hiệu quả hơn nữa

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: lò sấy, hệ thống thủy lợi vào những vùng trồng thuốc lá.

- Hỗ trợ kĩ thuật cho người dân trồng thuốc lá

- Tiếp thị hệ thống marketing cho sản phẩm, quảng bá sản phẩm và cuối cùng là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

5.2.1.6. Giải pháp về khuyến nông

- Nhìn chung người dân sản xuất thuốc lá có trình độ sản xuất chưa cao, cần cù những nhận thức về KHKT còn hạn chế và bảo thủ.Do vậy xã cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khích lệ người dân tham gia và công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuyến nông, mở các lớp tập huấn cho người dân, đưa các giống khác vào sản xuất, tuyên truyền vận động người dân áp dụng các KHKT tiên tiến vào trong sản xuất thuốc lá. Bố trí cán bộ chỉ đạo hướng dẫn nông dân sản xuất thuốc lá

- Hằng nằm cần tổ chức các lớp tập huấn định kì những hộ trồng thuốc lá, khuyến khích, biểu dương những hộ trồng thuốc lá giỏi.

- Đối với người dân cần có những kiến nghị kịp thời cần thiết trong việc sản xuất thuốc lá.

5.2.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ

5.2.2.1. Giải pháp về vốn

Không một ngành sản xuất kinh doanh nào mà không cần đến nguồn vốn, vì vậy vốn đầu từ vào sản xuất là một yếu tố rất quan trọng. Qua thực nghiệm cho thấy người dân đa phần là thiếu vốn trong sản xuất, để khắc phục được điều đó đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách hỗ trợ vốn kịp thời để bà con nông dân có thể phát triển thuốc lá, hỗ trợ vốn trên cơ sở đầu tư vốn theo nhóm hộ.

- Nhà nước cần xem xét phương thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn sản xuất thuốc lá.

5.2.2.2. Giải pháp về kĩ thuật.

Việc áp dụng KHKT là từ việc tăng cường cải thiện các giống thuốc lá mới đến việc cải tiến kĩ thuật chăm sóc, thu hoạch và công đoạn chế biến phù hợp với điều kiện đất đai, nhằm tăng năng suất cao, chất lượng sản phầm.

a, Cải tạo giống mới.

Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao,vừa có khả năng chống sâu bệnh tốt. Trên địa bàn xã Hảo Nghĩa chủ yếu sử dụng giống tự để, đặc điểm của giống là chăm sóc dễ, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, nhiều phân bón như một số giống mới nhưng năng suất thấp. Nhiều hộ nông dân do thói quen nên chỉ sử dụng giống cũ, vốn đầu tư ít, không dám chấp nhận rủi ro nên việc đưa

giống cây trồng mới vào sản xuất rất khó khăn. Giải pháp đưa ra là cần phải thực hiện từng bước, trồng thử nghiệm nếu thấy có hiệu quả thì sẽ mở rộng diện tích. Đồng thời, cần phải thực hiện đúng các kỹ thuật gieo trồng, bón phân, chăm sóc, chế biến mà các cán bộ khuyến nông đã hướng dẫn.

b, Kĩ thuật canh tác

- Thuốc lá cần được trồng với mật độ khoảng cách phù hợp để có thể tăng trưởng phát triển.

- Việc bón phân cũng là một khâu khá quan trọng trong quá trình chăm sóc, tùy vào từng loại đất để đảm bảo năng suất và chất lượng vàng khi sấy.

- Việc phun thuốc trừ sâu bệnh cần được chú trọng và hết sức cần thiết nhưng bên cạnh đó việc phát hiện loại sâu bệnh thường rất kém, do vậy việc phun thuốc thường tràn lan và không hiệu quả, vì vậy cần phát hiện đúng loại sâu bệnh và sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng nhưng cũng tránh việc lạm dụng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.

5.2.2.3. Giải pháp về chế biến

- Tiến hành xây dựng lò sấy mới theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao chất lượng thuốc lá và tiết kiệm được chất đốt. Trong khâu sấy thuốc lá cần phải chú ý đến kỹ thuật sấy, sử dụng hợp lý nguồn chất đốt. Cải tiến lò sấy thuốc lá để giảm bớt hao phí than, củi và bảo đảm phẩm chất thuốc lá, nâng cao năng suất lao động của người làm thuốc lá. Mặt khác, phải bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại nguyên liệu xây lò sấy và than, củi cho hợp tác xã theo yêu cầu sản xuất và kỹ thuật. Phải nghiên cứu giải quyết vấn đề giá cung cấp than cho những nơi xa, chi phí vận chuyển cao và phải giải quyết vấn đề cân đong than trong khi giao nhận để tránh chi phí sản xuất không hợp lý cho hợp tác xã.

- Các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ để xây dựng lò sấy vì vậy nên đăng ký với chính quyền địa phương để được hỗ trợ.

5.2.2.4. Giải pháp về thị trường

Cùng với việc đổi mới giống cây trồng nhất là các giống có chất lượng cao thì công tác ổn định thị trường đầu ra là hết sức cần thiết.

Hiện nay trong huyện đang có chủ trương sản xuất thuốc lá có chất lượng cao và quy hoạch thành vùng nguyên liệu nhưng các hộ nông dân chưa thực sự có điều kiện kinh tế sản xuất. Vì vậy các cấp chính quyền cần giải quyết tốt công tác thị trường thì chắc chắn các sản phẩm thuốc có chất lượng cao sẽ được sản xuất rộng rãi và từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế đối với nông dân trồng thuốc lá. Họ sẽ dần chuyển sang sản xuất hàng hóa chứ không đơn thuần là sản xuất quy mô nhỏ lẻ như hiện nay.

Trực tiếp đầu tư bao tiêu sản phẩm, tăng cường tính thực thi và pháp lý của quyết định số 80/2002/QĐ - TTg, các công ty tổ chức đầu tư và thu mua sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế.

Những hình thức đầu tư khác như kinh tế trang trại, liên kết sản xuất cũng cần phải thông qua hợp đồng kinh tế.

- Các đơn vị đầu tư trực tiếp thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm thuốc lá nguyên liệu đã phân cấp (theo TCN 26 - 1 - 02) trên cơ sở định giá đúng quy định và theo thực tế thị trường.

- Lập tổ thu mua tại các vùng nguyên liệu.

- Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho người dân và có biên lai thu tiền.

Tăng cường quản lý sản phẩm và cải tiến công tác thu mua để có nhiều thuốc lá và thuốc lá cung cấp cho nhà máy. Phải bảo đảm huy động 95% sản lượng thuốc lá hợp tác xã sản xuất ra cho nhà máy. Các tỉnh không được để thuốc lá lá lại cho địa phương. Nếu tỉnh có nhu cầu thì phải báo cáo để trung ương phân phối thêm thuốc lá điếu, không được giữ lại thuốc lá lá. Phải bảo đảm chất thuốc lá, chống ép cấp, ép giá và nâng cấp nâng giá

Tóm lại: Để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cần có sự tham gia của nhà nước và lãnh đạo chính quyền, để cùng nhau chung tay đóng góp và xây dựng phát triển nền nông nghiệp bền vững nhất là trong việc sản xuất thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đưa sản phẩm ra các thị trường nước ngoài rộng lớn hơn.

Kết luận và kiến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” tôi đã rút ra một số kết luận như sau:

- Đẩy mạnh sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất thuốc lá của xã Hảo Nghĩa là một hướng đầu tư đúng đắn, nhằm phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.

- Cơ sở vật chất: hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất thuốc lá ngày càng được các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm vì vậy sự luân chuyển hàng hoá sản xuất ra được thuận tiện hơn.

- Về chế biến: Người dân vẫn còn gặp phải vấn đề khó khăn thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tại chưa có thị trường ổn định nên người dân thường bị ép giá.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây thuốc lá là cây kinh tế mũi nhọn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây thuốc lá bằng những giải pháp nêu trên để cây thuốc lá thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của xã.

2. Kiến Nghị

* Đối với nhà nước

- Nhà nước có chính sách trợ giúp người nông dân trong sản xuất như: Hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, xây dựng thương hiệu nông sản, tiêu thụ sản phẩm, trợ giá.Bên cạnh đó cần triển khai những chính sách hộ trợ cho người dân, để người dân yên tâm trong sản xuất.

* Đối với cơ sở

- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kĩ thuật trồng và chăm sóc thuốc lá có hiệu quả

- Tuyên truyền, thúc đẩy người dân tham gia sản xuất.

- Xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lí, khôngđể xảy ra tình trạng thuốc lá tồn kho.

- Giải đáp những thắc mắc, khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình sản xuất thuốc lá.

* Đối với nông dân

- Các hộ nông dân tích cực tham gia các lớp tập huấn, các câu lạc bộ như hội nông dân, IPM,... để nâng cao kinh nghiệm sản xuất, cách phòng trừ các dịch bệnh thường gặp. Các hộ nông dân phải tự học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hộ yếu kém học hỏi kinh nghiệm của các hộ tiên tiến.

- Có những kiến nghị kịp thời về những vấn đề như: vốn, kĩ thuật … với chính quyền, và các cán bộ khuyến nông để giải quyết.

- Không sử dụng lãng phí nguồn vốn được hỗ trợ vào những việc không liên quan đến quá trình sản xuất thuốc lá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nƣớc

1. Báo cáo tổng kết của UBND xã Hảo Nghĩa 3 năm 2012 - 2014.

2. C.Mac - F.Anghen(1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 20.

3. Danh từ kinh tế(1987), Nxb Sự thật Hà Nội.

4. Lê Lâm Bằng (2008), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên.

5. Nguyễn Thị Linh Duyên (2012):“Đánh giá hiê ̣u quả kinh tế của cây quýt trên địa bàn xã Rã Bản, huyê ̣n Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

6. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), “Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống thuốc lá C9-1 nhằm tạo cây thuốc lá chuyển gen kháng bệnh khảm lá”, khóa luận tốt nghiệp, Viện Đại Học Mở Hà Nội.

7. Trần Đăng Kiên (2002), Kỹ thuật trồng trọt thu hoạch,sơ chế và phân cấp thuốc lá vàng sấy lò, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

8. UBND xã Hảo Nghĩa (2014), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2012,2013,2014.

II. Tài liệu ngoài nƣớc

9. Kamachi S, Mochizuki A, Nishiguchi M, Tabei Y (2007), Transgenic Nicotiana benthamiana plants resistant to cucumber green mottle mosaic virus based on RNA silencing, Plant Cell Rep, Springer, Japan.

III. Trang wedsite (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Nguyễn Lân Dũng (2012), Kỹ thuật chăm sóc cây thuốc lá,

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/122/21/97401/Ky-thuat-cham- soc-cay-thuoc-la.aspx, ngày 12/07/2012.

12. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bai-bao-cao-cay-thuoc-la.416576.html 13. http://vinataba.com.vn/?module=viewnews&id=463 14. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-1988-QD-BCT-Quy- hoach-san-xuat-san-pham-thuoc-la-va-vung-nguyen-lieu-vb181609.aspx. 15. . http:// www. Trang tin chính phủ. vn 16. . http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bai-bao-cao-cay-thuoc-la.416576.html 17. http://vinataba.com.vn/?module=viewnews&id=463

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ

(Dành cho những hộ sản xuất thuốc lá tại xã Hảo Nghĩa)

Phiếu số: ...

Thời gian điều tra:Ngày ……..tháng…… năm ... Địa bàn điều tra: ...

I. Thông tin cơ bản

Tên chủ hộ: ... Giới tính: ...Tuổi:... Dân tộc: ... Trình độ văn hóa:... Số nhân khẩu: ... Số lao động chính:... Địa Chỉ:Thôn ... :Xã Hảo Nghĩa-Huyện Na Rì-Tỉnh Bắc Kan

II. Thông tin chi tiết về hộ sản xuất thuốc lá

1. Tổng diện tích đất trồng cây thuốc lá của ông(bà) đến năm 2014: ... (ha) 2. Ông (bà) bắt đầu trồng thuốc lá từ năm nào: ...

3. Sau khi trồng bao lâu thì được thu hoạch: ... 4. Năng suất cây thuốc lá của gia đình năm 2014: ... (tạ/ha) Tăng hay giảm so với năm trước: Tăng Giảm

5. Ông (bà) cho biết tình hình sản xuất thuốc lá từ 2012-2014:

Năm Tổng diện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá của hộ nông dân trên địa bàn xã hảo nghĩa, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 67)