3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
- Thực trạng sản xuất thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
- Một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa,huyện Na Rì,tỉnh Bắc Kạn
3.2.2.Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính là đưa ra các giả thuyết mà nội dung cần phải giải quyết. Một số câu hỏi chủ yếu được đặt ra khi tiến hành nghiên cứu đề tài này là:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hô ̣i của đi ̣a bàn nghiên cứu?
- Thực tra ̣ng sản xuất thuốc lá của người dân trên đi ̣a bàn nghiên cứu? - Chi phí cho sản xuất và kết quả thu được khi trồng 1ha thuốc lá trên địa bàn?
- Hiệu quả kinh tế đạt được sau thu hoạch tính trên 1ha thuốc lá? - Hiệu quả xã hội trong sản xuất thuốc lá của người nông dân? - Hiệu quả môi trường trong sản xuất thuốc lá của người nông dân? - Những thuâ ̣n lợi, khó khăn trong sản xuất thuốc lá của người dân? - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiê ̣u quả kinh tế cây thuốc lá? - Một số định hướng phát triển cây thuốc lá trên địa bàn xã Hảo Nghĩa?
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu
Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn 60 hộ để điều tra khảo sát. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chọn địa điểm điều tra hộ sản xuất thuốc lá trên địa bàn 3 thôn là: Nà Riềng, Nà Tảng, Nà Coòng. Trong 3 thôn chọn mỗi thôn 20 hộ điển hình để điều tra, căn cứ vào tỷ lệ phân loại hộ ở địa phương mà đưa ra số hộ thuộc từng loại hộ khá, trung bình, nghèo để điều tra thu thập số liệu sơ cấp phục vụ đề tài nghiên cứu.
Bảng 3.1: Phân loại hộ và số liệu điều tra của xã Hảo Nghĩa năm 2015 Chỉ tiêu Toàn Xã Thôn Nà Riềng Số liệu điều tra thôn Nà Riềng Thôn Nà Tảng Số liệu điều tra thôn Nà Tảng Thôn Nà Coòng Số liệu điều tra thôn Nà Coòng Tổng 348 78 20 58 20 67 20 Hộ khá 99 20 5 11 4 21 6 Hộ trung bình 204 52 13 42 15 42 11 Hộ nghèo 45 6 2 5 1 4 3
(Nguồn: Theo thống kê của UBND Xã Hảo Nghĩa và phiếu điều tra)
Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của hộ nông dân trên địa bàn xã Hảo Nghĩa
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân thông qua các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép thu thập được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.
- Dựa vào thực tiễn các chuyên gia như chủ hộ gia đình, cán bộ khuyến nông cơ sở để thu thập , tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu về hiê ̣u quả k inh tế của cây trồng.
3.3.2. Thu Thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin số liệu công bố của UBND xã Hảo Nghĩa, phòng địa chính, cán bộ dân số, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông, phòng thống kê xã gồm:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên. - Số liệu về điều kiện kinh tế xã hội.
- Các số liệu về tổng diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá hàng năm. - Dân số trên địa bàn xã.
- Báo cáo công tác khuyến nông, kế hoạch khuyến nông trong năm tới. - Kế hoạch phát triển của xã.
Tham khảo các luận văn thạc sĩ, các khoá tốt nghiệp, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê của xã Hảo Nghĩa.
3.3.3. Thu thập số liệu sơ cấp
Là những thông tin, số liệu thu thập từ các nguồn điều tra, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra được áp dụng theo phương pháp điều tra trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra được áp dụng theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra bằng phương pháp chọn mẫu ở trên, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra để tiến hành thu thập thông tin.
Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề để thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi đóng - mở phù hợp với thực tế, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham tham gia của người dân.
3.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
3.3.4.1. Phương pháp tổng hợp số liệu
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
3.3.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật hiện tượng trên cơ sở số liệu đã được tính toán. Phương pháp này được thể hiện thông qua số bình quân.
3.3.4.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này để so sánh tình hình sản xuất giữa các năm trên địa bàn xã Hảo Nghĩa; so sánh thu nhập hộ; so sánh hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá với loại cây trồng khác.
3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ
- Giá trị sản xuất GO: (Gross Output): Là giá tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được tạo ra tính trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sản xuất.
GO = n l i Pi Qi. Trong đó: Qi : Là khối lượng sản phẩm thứ i Pi : Là đơn giá sản phẩm thứ i I : Là số lượng chủng loại sản phẩm
- Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
IC = n l i Pj Ci.
Trong đó: Cj: Số lượng đầu vào thứ j được sử dụng Pj: Đơn giá đầu vào thứ j
- Giá trị gia tăng VA:(Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của người sản xuất khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một chu kì sản xuất.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp MI: (Mix Inconme): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của người lao động và lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích.
MI = VA - A - T Trong đó:
A: Giá trị khấu hao tài sản cố định T : Thuế đất nông nghiệp
- Lợi nhuận Pr: Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Pr = GO - TC Trong đó:
GO: Là tổng giá trị sản xuất
TC: Là tổng chi phí.
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá
- Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: GO/ha : Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha
VA/ha: Giá trị gia tăng trên 1 ha - Chỉ tiêu hiệu quả vốn:
GO/IC: giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian. VA/IC: giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian. MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian. Pr/IC: Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian.
- Chỉ tiêu hiệu quả lao động:
GO/CLĐ: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động. VA/CLĐ: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động. MI/CLĐ: Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động. Pr/CLĐ: Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động.
* Về giá cả sử dụng trong tính toán: Tôi sử dụng giá cả bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
-Xã Hảo Nghĩa là một xã vùng cao, nằm ở phía nam cách trung tâm huyện Na Rì 18 km về phía Đông, cách thị xã Bắc Kạn 50 km về phía Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 2.282,90 ha.
- Phía Bắc giáp với xã Hữu Thác, huyện Na Rì. - Phía Nam giáp với xã Dương Sơn, huyện Na Rì. - Phía Đông giáp với xã Cư Lễ, huyện Na Rì. - Phía Tây giáp với xã Quang Phong, huyện Na Rì.
Xã được chia thành 9 thôn, bản, có 7 km đường quốc lộ 3B chạy qua trung tâm xã, có 3km đường liên xã và 3km đường liên thôn rất thuận lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa tiêu thụ nông lâm sản.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
- Xã Hảo Nghĩa có địa hình đồi núi cao, giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp chạy dọc theo các con suối và các khe núi lớn và chia cắt mạnh bởi núi cao và sông suối, độ cao trung bình từ 300m đến 800 m, độ dốc trung bình từ 15 - 350
.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu: Xã Hảo Nghĩa mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi vùng cao phía Bắc, nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 21,50C, nhiệt độ cao nhất lên đến 370C, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 50
C.
Lượng mưa trung bình năm 1.084mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 5,6,7, trung bình khoảng từ 186,2mm/tháng đến 242mm/tháng, lượng mưa thấp nhất vào tháng 11,12.
Tổng giờ nắng trung bình năm là 1.483,0 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6,7,8, trung bình khoảng 185 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng 61 giờ.
Độ ẩm không khí trung bình khoảng 82%, thấp nhất là 78% vào các tháng 2,3, cao nhất 87% vào tháng 8,9.
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 840mm, thấp nhất là 65,4 mm vào tháng 2, cao nhất 77mm vào tháng 4. (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014).
Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Hảo Nghĩa tương đối thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất Nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên là xã chịu ảnh hưởng của núi đá nên vào mùa đông có sương mù dày đặc và mưa phun, thời tiết hanh khô có khi phải chịu hạn hán, vào mùa mưa do địa hình cao, độ dốc lớn, có mưa nhiều dễ gây lũ cuốn, lũ quét làm xói mòn, lở đất.
* Thủy văn: Do điều kiện địa hình đồi núi dốc, lượng mưa lớn và tập trung. Hệ thống khe suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt, sạt lơt tại vùng ven và thượng nguồn các khe suối.
Xã Hảo Nghĩa có nhiều con suối chảy qua và có 2 nhánh sông Na Rì chảy qua với lưu lượng nước tương đối lớn, cùng với mật độ thủy văn đa dạng và phong phú. Hệ thống suối, khe là nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã cũng như các xã lân cận.
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai xã Hảo Nghĩa gồm các nhóm đất chính sau:
- Đất Feralit đỏ nâu trên núi đá vôi, đất có thành phần cơ giới trung bình, tỷ lệ mùn cao, hàm lượng lân Kali cao. Loại đất này phân bố ở những thung lũng dưới núi đá vôi, đất thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp.
- Đất Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét, đất có nhiều thành phần cơ giới nhẹ phân bố rải rác tại vùng đồi thấp, đất thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp.
- Đất phù sa suối ngòi, phân bố dọc các triền suối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, địa hình bậc thang, tỷ lệ mùn trong đất cao, tỷ lệ đạm dễ tiêu khá, tỷ lệ canxi trong đất thấp, hàm lượng sắt và nhôm di động cao. Đây là loại đất thích hợp với cây lúa và cây trồng ngắn ngày khác.
- Hiện nay trên địa bàn xã các loại đất được sử dụng với mục dích khác nhau và được thể hiện ở bảng dưới dây:
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tại xã Hảo Nghĩa năm 2014
STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên 2.282,90
1 Đất nông nghiệp 1.969,72
1.1 Đất trồng cây hàng năm 125,30
1.2 Đất trồng lúa 103,55
1.3 Đất trồng cây lâu năm 54,81
2 Đất Lâm nghiệp 1.679,97
2.1 Đất rừng tự nhiên 643,35
2.2 Đất rừng sản xuất 736,39
2.3 Đất rừng phòng hộ 300,23
3 Đất nuôi trồng thủy sản 6,09
(Nguồn: Báo cáo thống kê của UBND xã Hảo Nghĩa năm 2014)
4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
4.1.2.1. Dân số và lao động *Dân Số
Xã Hảo nghĩa có 348 hộ với 1.446 nhân khẩu gồm 5 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán chỉ) cùng sống xen kẽ trên địa bàn là 9 thôn bản. Số lao động trong độ tuổi là 830 người, trong đó lao động nữ 410 người, lao động nam là 420 người, lao động sản xuất nông nghiệp là 710 người chiếm tỷ lệ 85,5%, lao động phi nông nghiệp 120 người chiếm tỷ lệ 14,46%.
*Lao động
Bảng 4.2: Thực trạng nhân khẩu tại xã Hảo Nghĩa qua 3 năm 2012- 2014
Năm Tổng nhân khẩu
Nhân khẩu nông nghiệp
Nhân khẩu phi nông nghiệp
2012 1.440 701 110
2013 1.448 707 114
2014 1.446 710 120
(Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Hảo Nghĩa qua 3 năm 2012 - 2014)
Nguồn lao động của xã Hảo Nghĩa khá dồi dào, cơ bản là lao động phổ thông, trình độ vấn còn thấp, đây chính là vấn đề bức xúc cần sớm đươc giải quyết để phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển chung của đất nước.
Lao động trong độ tuổi: 830 người, chiếm 57,4 % tổng dân số.
Lao động qua đào tạo khoảng 420 người, chiếm khoảng 29% tổng dân số (chủ yếu qua các lớp đào tạo ngắn hạn ).
Tuy nhiên qua đánh giá chung về tiềm năng của xã, xã Hảo Nghĩa là có tiềm năng phát triển kinh tế khá lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu thương chịu khó.
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng * Giao thông
+ Giao thông: Xã Hảo Nghĩa có tuyến đường quốc lộ 3B đi qua xã với chiều dài 7 km, ngoài ra còn có tuyến tỉnh lộ 256 có chiều dài 3 km. Hệ thống đường giao thông liên xã dài 1 km và đường liên thôn dài 2,3 km.
+ Thủy lợi: Trong xã có 3 đập dâng chứa nước và có 15.200 m kênh mương trong đó có 5.700 m kênh mương đã được xây dựng bằng bê tông hóa rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn 9.500 m kênh mương đang có chương trình nâng cấp đầu tư từ chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn (2011 - 2015).
+ Điện: Trong toàn xã 100% số hộ đã được sử dụng điện lưới Quốc gia để phục vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh và sản xuất nông nghiệp.
* Giáo dục: Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao hàng năm tỷ lệ chuyển lớp cao, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Trong xã có 3 trường học gồm Trường Mầm non, Trường Tiểu học, Trường Trung học cơ sở.
- Năm học 2010 - 2011 trường Mầm Non có tổng số giáo viên, viên chức là 9 trong đó có 6 giáo viên trực tiếp lên lớp giảng dạy. Tổng số lớp là 5,