Tập hợp, liên kết SMEs trong cùng ngành hàng, tạo ra sức mạnh của ngành hàng trong hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tập đoàn xuất khẩu - giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 40 - 44)

4. Sự cần thiết phải hình thành Tập đoàn xuất khẩu đôi vói SMEs Việt Nam

4.1.Tập hợp, liên kết SMEs trong cùng ngành hàng, tạo ra sức mạnh của ngành hàng trong hoạt động xuất khẩu

ngành hàng trong hoạt động xuất khẩu

4.1.1. Năng cao năng lực cạnh tranh của SMEs trong phất triển xuất khẩu

Để phát triển X K trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt của

thương mại quốc tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở các nưậc trên t h ế giậi, đặc biệt là SMEs, cần phải được tập hợp và liên kết lại vậi nhau. Trong thực tế, có rất nhiều hình thức tập hợp, liên kết các doanh nghiệp m à không phải m ô hình hiệp hội (Chẳng hạn như Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức). Tuy nhiên hình thức chủ đạo và hiệu quả nhất trong việc tập hợp và liên kết của các SMEs đang được khẳng định chính là HHNH.

Thông thường, SMEs thường gặp phải nhiều khó khăn trong sản xuất và X K như: trình độ, kỹ năng quản lý thấp, nguồn tài chính và khả năng tiếp cận thị trường hạn chế, công nghệ và thiết bị lạc hậu, khả năng tiếp cận thông

tin kém... Do đó, nhu cầu được hỗ trợ nhằm hạn chế, khắc phục những khó khăn nêu trên của SMEs là điều tất yếu. V à nhu cầu đó có thể được đáp ứng khi SMEs đựơc tập hợp và liên kết với nhau trong một HHNH. Theo kinh nghiờm các nước trên t h ế giới, để khắc phục tình trạng y ế u k é m trên đây, bên cạnh vai trò hỗ trợ đắc lực của Nhà nước, thì vai trò của hiờp hội doanh nghiờp có ý nghĩa quyết định. Hơn ai hết, chính hiờp hội là sân chung để SMEs sinh hoạt, giao lưu, trao đổi thông tin thường xuyên với các thành viên khác hiờu quả và thực tiễn hơn, nhất là SMEs cùng tham gia sản xuất và X K những mặt hàng giống nhau.

H H N H hoàn toàn có khả năng liên kết SMEs của mình để hỗ trợ lẫn nhau sản xuất kinh doanh cùng phát triển, vì sản phẩm đầu ra của doanh nghiờp này rất có thể là đầu vào của doanh nghiờp kia. Điều này được thể hiờn rất rõ ở cộng đồng các dịch vụ người Nhật và người Hoa. Các doanh nghiờp người Hoa và người Nhật bao giờ cũng ưu tiên sử dụng dịch vụ và sản phẩm của các doanh nghiờp trong cùng hiờp hội với giá cả và chất lượng tương đương.N ế u không liên kết được SMEs của hiờp hội để hỗ trợ lẫn nhau thì các doanh nghiờp đơn lẻ có thể hạn chế lẫn nhau, cạnh tranh lẫn nhau một cách thiếu lành mạnh. Thực t ế trong những năm gần đây, không ít doanh nghiờp đã từng là nạn nhân của sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, m à một trong những lý do là ngành hàng chưa có hiờp hội hoặc vai trò của hiờp hội quá yếu.

Để thâm nhập thị trường quốc tế SMEs thường phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức. Các hiờp hội chính là nơi SMEs tập hợp lực lượng, đoàn kết lại, hình thành sức mạnh tổng hợp để thâm nhập thị trường quốc tế. Bên cạnh đó thông qua các hiờp hội, các hội viên sẽ nhận được sự trợ giúp đáng kể về thông tin thị truồng, về tư vấn kinh doanh, về k i n h nghiờm kinh doanh. Một hoạt động hết sức quan trọng của hiờp hội đối với SMEs là những chương trình xúc tiến thương mại tại các thị trường quốc tế, những chương trình tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiờu... Những chương trình này SMEs nếu tiến hành đơn lẻ sẽ khá tốn kém và hiờu quả không cao bằng k h i họ là thành viên trong hiờp hội.

4.1.2. Bảo vệ lợi ích của SMEs trước những rủi ro kinh doanh trên thị trường quốc tế

K h i tham gia vào thương trường quốc tế, khó tránh được những tranh chấp xảy ra. H ơ n ai hết, các hiệp hội chính là chỗ dựa trong giải quyết tranh chấp quốc tế cho SMEs. Mặt khác, trên thương trường thì việc đàm phán trao đổi giữa các hiệp hội các nước trong từng lĩnh vực về phân định khu vực thị trường, về chính sách bảo hộ, về giá cả... có vai trò hết sức quan trẻng. Hiệp hội sẽ thay mặt các hội viên đàm phán để bảo vệ quyển lợi của hội viên trẽn thương trường, tăng hiệu quả XK.

Hem nữa, khi tham gia thương trường quốc tế nếu SMEs đứng đơn lẻ thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng so với việc hẻ đứng trong đội ngũ hùng hậu của một hiệp hội lành mạnh. Điều này gây ảnh hưởng tốt và lòng tin cho khách hàng, nếu có hiệp hội đứng sau sẽ góp phần hỗ trợ hẻ trong kinh doanh, các thành viên khác của hiệp hội san sàng giúp cho hẻ giải quyết một số khó khăn như nguồn hàng, thời gian giao hàng, thanh toán... Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề m à SMEs không thể tự làm một cách đơn lẻ, m à phải hợp sức với nhau bằng cách tham gia vào hiệp hội.

Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập hiện nay phát huy vai trò của các H H N H là một giải pháp thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền k i n h tế. D o vậy, việc tăng cường hoạt động của các H H N H và đảm bảo tạo lập môi trường thể c h ế thuận lợi cho SMES phát triển, tăng cường liên kết là hết sức cần thiết.

4.2. Hỗ trợ SMEs VỀ thông tin và xúc tiến xuất khẩu

M ộ t vai trò khác của các H H N H đối với SMEs trong phát triển X K là hỗ trợ về việc cung cấp thông tin. SMEs không thể tự mình thu thập, xử lý các thông tin trong nước và đặc biệt là nước ngoài. Vì vậy, các H H N H hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên về thông tin, nhằm giúp cho hội viên nâng cao hiệu quả sản xuất và XK.

Cùng với việc hỗ trợ về thông tin là hỗ trợ về xúc tiến thương mại. H H N H là một tổ chức tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại cùng với

cấc cơ quan xúc tiến thương mại của chính phủ và các tổ chức xúc tiến

thương mại khác. Để đảm nhận vai trò đó, H H N H tập hợp các nhà sản xuất, X K lớn theo từng ngành hàng, cung cấp thông tin trong nước và quốc tế, dự báo cho SMEs tham khảo chống rủi ro vì thiếu thòng tin. Hiệp hội tư vấn cho SMEs sản xuất kinh doanh mạnh dạn đầu tư chiều sâu và đầu tư thiết bỗ đổi mối công nghệ, tìm hiểu thỗ trường, từ đó giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành viên trong giao dỗch, đàm phán, ổn đỗnh và mở rộng quy m ô sản xuất. H H N H giúp các doanh nghiệp hội viên tham gia hội trợ, triển lãm quốc tế kết hợp khảo sát thỗ trường, đồng thời, chú trọng việc xây dựng Website giới thiệu về ngành, quảng bá sân phẩm và tuyên truyền XK, cũng như thành lập văn phòng đại diện và phòng giới thiệu sân phẩm tại nước ngoài.

5. Tình hình hoạt động các Hiệp hội ngành hàng của các SMEs Việt N a m

5.1. Lịch sử ra đòi và phát triển của các Hiệp hội ngành hàng ở Việt Nam 5.1.1. Trước thời kỳ đổi mới

Tư tưởng hình thành các Hiệp hội nói chung và Hiệp hội ngành nghề nói riêng ở Việt Nam đã có từ những thời xa xưa trong lỗch sử. Truyền thống liên kết thành các hội nghề nghiệp, cùng thờ chung ông tổ nghề nhằm tôn vinh, khuyếch trương, hỗ trợ thông tin nghề nghiệp, thỗ trường, bảo vệ bí mật nghề nghiệp, hình thành các phường hội, chuyên doanh theo ngành nghề còn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, với triết lý dân gian "buôn có bạn, bán có phường", quan niệm của các phường hội đó là quá đơn giản, chỉ dựa trên nền tảng sự tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, trong dòng họ, cùng lắm là trong làng xã với điểm chung là huyết thống hay gần g ũ i về

đỗa lý.

Sau Cách mạng tháng Tám, giới công thương được tập hợp lại trong "Công thương cứu quốc đoàn". Ngày 13/10/1945, ngay sau k h i mới giành được độc lập, Bác H ồ đã viết thư gửi các nhà công thương. Trong đó Bác đã biểu hiện sự vui mừng và sự giúp đỡ giới công thương trong công cuộc kiến thiết đất nước.

Ngày 20/5/1957, tức là sau 3 năm hoa bình lập lại, Chủ tịch H ồ Chí M i n h ra sắc lệnh 120/SL/1004 quy định quyền lập hội của công dân. Điều 2 quy định: "Mọi người đều có quyền lập hội trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật". Đây là một trong những văn bản pháp luật dưới chỉnh thể mới của Nhà nước ta.

Trong nền k i n h tế k ế hoạch hoa tập trung, vai trò của Nhà nước được khẳng định trong tổt cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến xã hội, nên các tổ chức mang tính chổt phi chính phủ như hiệp hội ngành hàng hầu như không có môi trường và điều kiện để tồn tại và phát triển. Nhà nước đảm bảo quản lý trực tiếp giải quyết đại đa số các vổn đề xã hội.

Một phần của tài liệu Tập đoàn xuất khẩu - giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 40 - 44)