Khái niệm SMEs Việt Nam

Một phần của tài liệu Tập đoàn xuất khẩu - giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 31 - 36)

Ở Việt Nam, khái niệm SMEs chỉ mang tính chất tương đối và được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển cùa nền k i n h tế đất nước. Văn bản pháp lý đầu tiên của nước ta chính thức đề cập đến SMEs là

Công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/6/1998 của Văn phòng Chính

phủ. Theo đó, SMEs được xác định là những doanh nghiệp có vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đổng và sử dụng thường xuyên dưới 200 lao động.

Bảng 2: Phân loại SMEs Việt Nam

Loại Doanh nghiệp Sô lao động (người) Vốn kinh doanh (tỷ VND) Lớn >200 >5 Vừa 50 - 199 1-5 Nhộ <50 <1

Nguồn: Công văn 681ICP - KIN, ban hành ngày 20/6/1998

Tuy nhiên cách phân loại trong khái niệm này chưa làm rõ được đặc điểm phụ thuộc vào ngành nghề của SMEs. Tính chất ngành nghề sẽ quyết định việc phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Chẳng hạn, trong ngành khai thác đá, một xí nghiệp có 300 công nhân vẫn thuộc nhóm SMEs, trong khi đó, một xí nghiệp điện tử, tự động hóa sử dụng 50 lao động không phải là doanh nghiệp có quy m ô nhộ vì số vốn đầu tư cao, có thể lên tới 5 triệu đô la Mỹ.

Theo thời gian, sự phát triển của nền k i n h tế đất nước đã đòi hội phải có một quy định mới về SMEs. Từ khi Luật Doanh nghiệp được áp dụng ngày 1/1/2000, số lượng SMEs tăng lên rất nhanh chóng. Đặ c biệt Nghị định

nghĩa: "SMEs là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kỷ kinh

doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kỷ không quá lo tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người". Tuy theo từng

trường hợp, có thể vận dụng cả hai hoặc một trong hai chỉ tiêu vốn đăng ký và số lao động trang bình hàng năm này. Khái niệm SMEs theo Nghị định 90 này chỉ tính đến SMEs có tư cách pháp nhân, nghĩa là được thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước theo quy định, không tính đến số hộ gia đình không đăng ký kinh doanh. Theo đó, khu vực SMES nước ta được tạo thành bói:

• Các doanh nghiệp có quy m ô nhấ và vừa được thành lập và đăng ký theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.

• Các công ty cổ phần, TNHH, Doanh nghiêp tư nhân nhấ và vừa theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài

• Các hợp tác xã có quy m ô nhấ và vừa được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

• Các hộ tư nhân và nhóm sân xuất kinh doanh có vốn pháp định đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992

Bên cạnh đó, một số tổ chức hỗ trợ SMEs và một số d ự án nghiên cứu về SMEs đã chủ động đưa ra các tiêu chí khác nhau xác định SMEs phục vụ công việc của mình:

. Quan điểm của Dự án VIE/US/95/004 hỗ trợ SMEs ở Việt Nam Do Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc ( U N I D O ) tài trợ: Doanh

nghiệp vừa lả những doanh nghiệp có lao động từ 3ỉ người đến 200 người và vốn đăng ký dưới 0,4 triệu USD và doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có lao động thường xuyên dưới 31 người và vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD.

• Dự án Xây dựng điều kiện khung hỗ trợ phát triển SMEs của Học viện Chính trị Quốc gia H ồ Chí Minh: SMEs là những doanh nghiệp có vốn

sản xuất dưới 5 tỷ đồng và có số lao động dưới 300 người (trong lĩnh vục sản xuất công nghiệp) và có số vốn sản xuất dưới ĩ tỷ đồng và số lao động dưới 200 người (trong lĩnh vục thương mại, dịch vụ). Trong đó doanh nghiệp có số

vốn dưới Ì tỷ đồng và số lao động dưới 50 người (trong công nghiệp) và có số vốn dưới ĩ tỳ đồng, số lao động dưới 30 người (trong thương mại, dịch vụ) được coi là các doanh nghiệp nhỏ.

• Quỹ hỗ trợ SMEs thuộc chương trình Việt Nam-EU quy định: SMEs

được hỗ trợ gồm có các doanh nghiệp có số công nhân từ 10-500 người và vốn điều lệ từ 50 nghìn đến 300 nghìn USD, tương đương gần 700 triệu đến 4,5 tỷ đồng Việt Nam.

2. VỊ trí, vai t r ò của SMEs

Vai trò quan trọng và tác dụng về nhiều mặt của SMEs đối vói nền k i n h tế và xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới đã được khẩng định bởi nhiều nhà phân tích kinh tế và quản lý. Riêng với Việt Nam, vị trí và vai trò của SMEs lại càng quan trọng. Hiện nay Việt Nam đang ỏ giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoa, hiện đại hoa (CNH, H Đ H ) với cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý còn nhiều hạn c h ế so với các nước trong khu vực và trên t h ế giới. Y ế u k é m cơ bản vẫn là năng suất lao động và đất đai bình quân đầu người thấp. Do đó tình trạng dư thừa lao động khá nghiêm trọng. Khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn cũng như chênh lệch giữa các vùng Bắc, Trung, Nam rất lớn và có xu thế ngày càng mở rộng dưới tác động của phát triển kinh tế thị trường trong những năm gần đây. Quá trình đô thị hoa nông thôn châm, tỷ lệ đô thị hoa rất thấp chỉ bằng 2 0 % so với các nước khiến cho quá trình tạo việc làm, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ diễn ra chậm chạp. Trong bối cảnh này, vị trí và vai trò của SMEs càng được khẩng định rõ ràng hơn.

2.1. Cung cp một khôi lượng lớn, đa dạng và phong phú vé sẩn phẩm, đóng góp vào kết quả hoạt động kinh tế.

Ở Việt Nam, chỉ tính riêng trong lĩnh vực công nghiệp, trang bình hàng năm SMEs đã tạo ra 3 0 % giá trị sản lượng; hơn 5 0 % giá trị công nghiệp địa

phương và đóng góp khoảng 2 5 % GDP '. N ă m 2003, theo đánh giá của Viện nghiên cứu và quản lý Trung Ương, xét về mặt giá trị sản lượng, khu vực ngoài quốc doanh (mà tuyệt đại bộ phận là SMEs) ở Việt Nam chiếm 7 8 % tổng mức bán lẻ; 6 4 % tổng lượng vận chuyển hàng hoa sản xuỹt ra; 1 0 0 % sản lượng của một số loại sản phẩm như đồ mộc, chiếu cói, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ. Hàng năm SMEs tạo ra 4 6 % giá trị tổng sản phẩm xã hội; 3 1 % giá trị tổng sản lượng công nghiệp2

.

Trong tổng mức hàng hóa và dịch vụ bán lẻ, hàng năm SMEs cung cỹp khoảng 8 0 % tổng mức bán lẻ của thị trường xã hội.N ế u không có sự tồn tại của SMEs với m ọ i loại hình sỏ hữu, thì thị trường nội địa rỹt có thể đã bị chiếm lĩnh bởi hàng hoa Trung Quốc, hàng ngoại nhập lậu trong nhiều lĩnh vực các doanh nghiệp lớn còn bỏ ngỏ, như ăn uống, may mặc, hàng tiêu dùng...

2.2. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Việt Nam, vỹn đề việc làm luôn là sức ép ở cả nông thôn và thành thị. Hàng năm nước ta có khoảng Ì triệu người đến tuổi lao động. Ướ c tính của một nghiên cứu cho thỹy SMEs giải quyết khoảng 2 6 % lao động cả nước (không kể lao động trong hộ gia đình - một lực lượng đông đảo nhỹt ở Việt Nam hiện nay). Con số này cho thỹy vai trò quan trọng của SMEs lớn hơn 2,5 lần so với các doanh nghiệp nhà nước về số lao động(7,8 triệu so với 3 triệu).

Vai trò tạo ra công ăn việc làm của SMEs còn lớn hơn khi chi phí để tạo ra công ăn việc làm cho một người lao động trong SMEs rẻ hơn nhiều so với các khu vực khác. Chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong SMEs ỏ Việt Nam vào khoảng 740.000 VND, chỉ bằng 3 % trong các doanh nghiệp lớn (trung bình tạo ra một việc làm ở Việt Nam cần 5 - l o triệu đổng)3.

1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách phát triển SMEs ỏ Việt Nam đến năm 2010.

2 TS. Phạm Thuý Hồng: Chiến lược cạnh tranh cho SMEs ô Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội, 204, tr. 105.

3 GS.ĨS. Nguyền Đinh Hương: Giải pháp phát triển SMEs ổ việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Hà

2.3. Thu hút có hiệu quả nhất các nguồn vốn trong dán và tận dụng các nguồn lực xã hội khác nguồn lực xã hội khác

Do đòi hỏi vốn không nhiều, thời gian thu hồi vốn nhanh, SMEs tạo cơ hội cho đông đảo cư dân góp vốn kinh doanh. K ế t quả điều tra cho thấy, đối với SMEs đầu tư vào thành lập doanh nghiệp cần dưới 500 triệu đồng, chỉ

bằng 115 đến mo của doanh nghiệp lớn. Ước tính phát triển SMEs công nghiệp

ở mọi thành phần kinh tế đã thu hút khoảng 25.000 tỷ đồng, chưa kể phần thu hút hàng ngàn tỷ đắng nhàn rỗi khác phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn về vốn của doanh nghiệp. Đồng thời, với quy m ô nhỏ, gọn các SMEs thường sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, thuộc phạm v i địa phương dễ khai thác sử dụng.

2.4. Góp phần quan trọng vào việc tăng nguồn hàng xuất khẩu

Thực tế các nước cho thấy SMEs rất tích cực tham gia vào hoạt động XK. Tại Mỹ, chỉ có 7 % giá trị X K được tạo ra bởi các công ty có 500 công nhân trở lên. Trong khi đó, hơn 5 0 % giá trị hàng X K thực tế của M ỹ được tạo ra bởi các công ty có từ 19 công nhân trở xuống; ở Đức cũng tương tự; ở Đài Loan, SMEs sản xuất đựơc 6 0 % trong tắng giá trị hàng XK. Riêng tại Việt Nam về số lượng SMEs c h i ế m ưu t h ế tuyệt đối. Các mặt hàng X K của Việt Nam hầu hết đều do SMEs sản xuất. Đặc biệt, trong tất cả các mặt hàng X K chủ lực của Việt Nam hiện nay, có l ẽ chỉ dầu thô là sản phẩm không phải của SMEs.

2.5. Đóng vai trò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoa, hiện đi hoa ở nước ta hoa ở nước ta

Trong quá trình CNH, H Đ H , SMEs hoạt động rất hiệu quả trong vai trò thầu phụ, gia công sản phẩm cho các ngành công nghệ cao. Có thể nói các SMEs như những "vệ tinh" hay "mạng lưới" chân rết của các doanh nghiệp lớn, hỗ trợ, bắ sung cho các khu công nghiệp lớn tạo thành m ố i liên hệ cùng hợp tác, cùng cạnh tranh để phát triển. SMEs nếu k i n h doanh tốt sẽ là doanh nghiệp lớn trong tương lai.

Hơn nữa, việc tồn tại nhiều SMEs rộng khắp trong các cụm, trung tâm công nghiệp ở các vùng lãnh thắ của đất nước có thể giảm bớt những căng

thẳng xã hội như: d i dân ra thành phố, giải quyết nhà ở và hạ tâng xã hội trong quá trình CNH, H Đ H .

Một phần của tài liệu Tập đoàn xuất khẩu - giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 31 - 36)