Khảo sát sự hình thành độc tố aflatoxin trên các mẫu thóc thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thành phần vi sinh vật gây hại chủ yếu trên thóc bảo quản ở áp suất thấp và biện pháp xử lý (Trang 66 - 68)

14 Burkholderia glumae Urakami et al Burkholderiaceae Burkholderiales Neisseriae

4.3Khảo sát sự hình thành độc tố aflatoxin trên các mẫu thóc thí nghiệm

- Nấm mốc sản sinh ra một loại độc tố vi nấm có tên là aflatoxin B1. Loại độc tố này tích lũy trong cơ thể người và gia súc, là nguồn nguy cơ gây ra ung thư gan. Sự hình thành aflatoxin phụ thuộc vào sinh khối sợi nấm và thời gian phát triển khối lượng sợi nấm càng nhiều thì sản sinh độc tố càng nhiều và ngược lại. Chúng tôi tiến hành khảo sát sự hình thành Aflatoxin trên các mẫu thóc thí nghiệm

Bảng 4.8 Hàm lượng độc tố aflatoxin trên các ngăn kho thóc bảo quản

Ngăn kho thí nghiệm

Hàm lượng aflatoxin sau thời gian bảo quản ( ppb)

4 tháng 8 tháng 12 tháng 16 tháng

Hà Trung 1 (C2C1) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Hà Trung 2 (C3C1) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Hà Trung 3 (C2C3) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Kim Thi 1 (A1O2) Không phát hiện Không phát hiện 4,8 Không phát hiện Kim Thi 2 (A1O3) Không phát hiện Không phát hiện 6,4 Không phát hiện Vĩnh Tiên 1 (A18) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Vĩnh Tiên 2 (C7) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Vĩnh tiên 3 (A17) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy rằng với phương pháp chúng tôi tiến

hành xác định aflatoxin (định lượng và định tính) sau 4 tháng, 8 tháng ở các mẫu thóc chưa phát hiện thấy aflatoxin. Sau 12 tháng bảo quản chỉ có 2 mẫu của Chi Cục DTNN Kim Thi có xuất hiện 2 mẫu thóc có aflatoxin nhưng theo “ Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ – BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007. thì hàm lượng này vẫn nằm trong giới hạn cho phép khi sử dụng an toàn cho người và vật nuôi. Kết hợp với việc theo dõi diễn biến chất lượng của thóc trong qua trình bảo quản chúng tôi thấy có sự liên quan giữa việc hình thành aflatoxin giữa độ ẩm hạt, nhiệt độ và ẩm độ môi trường cũng như tỷ lệ hạt vàng. Sau 16 tháng bảo quản cũng không phát hiện được aflatoxin trên các mẫu thóc thí nghiệm .

Theo các nghiên cứu của Nguyễn Thùy Châu cho rằng điều kiện thời tiết Việt Nam được xem là môi trường lý tưởng cho sự sinh trưởng phát triển của nấm Aspergillus. Thực tế có rất nhiều lô hàng xuất khẩu của nước ta phát hiện mức độ nhiễm aflatoxin cao quá mức cho phép. Có nhiều chủng nấm tiết ra độc tố nhưng các loại hạt có dầu (đặc biệt là lạc), ngô, đậu tương thích hợp nhất cho sự phát triển và sinh độc tố. Người ta cũng đã phân lập được nhiều loài mốc khác nhau trên gạo, nhưng có 2 chủng hay gặp nhất là

Aspergillus và Penicillium. Trên gạo có sự xuất

hiện của các chủng nấm mốc sinh độc tố do gạo không còn lớp trấu bảo vệ, các chất dinh dưỡng ở lớp ngoài của gạo lại nhiều nên dễ bị vi sinh vật phá hoại.

Theo nghiên cứu của Đậu Ngọc Hào và cộng sự cho biết loại aflatoxin được quan tâm nhất hiện nay là aflatoxin B1 chủ yếu được hình thành từ

Aspergillus flavus nhiệt độ tối ưu để A. flavus sản sinh độc tố là 250C từ 7-15 ngày. Ở gạo nhiệt độ tối ưu để tạo aflatoxin B1là 280C , khoảng 80C thì không hình thành độc tố trong khi ở 370C các loại nấm phát triển mạnh nhưng chỉ tạo ra rất ít aflatoxin.

Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc cũng như độc tố phát triển. Tuy nhiên, điều kiện nấm sinh trưởng, phát triển có thể không giống như trong như trong điều kiện hình thành độc tố. Do đó sự hiện diện của nấm không phải luôn đồng nghĩa với sự hiện diện của độc tố nấm 4.4 Thử nghiệm thăm dò biện pháp phòng trừ nấm mốc trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thành phần vi sinh vật gây hại chủ yếu trên thóc bảo quản ở áp suất thấp và biện pháp xử lý (Trang 66 - 68)