3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thóc bảo quản áp suất thấp được lấy ở:
3 ngăn kho ( C2C3, C3C1, C2C10- Chi cục Dự trữ Hà Trung - Cục Dự trữ Quốc gia khu vực Thanh Hoá tích lượng mỗi kho từ khoảng 110 tấn thời gian nhập từ 27/8 đến 15/9/2009 xuất kho tháng 2/2011.
3 ngăn kho (A1O8, A1O7, C7) Chi cục Dự trữ Vĩnh Tiên - Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc, ngăn kho A1O8, A1O7 tích lượng kho khoảng 210 tấn, ngăn kho C7 tích lượng 112 tấn. Thời gian nhập kho từ 01/09/1009 đến 30/9/2009 xuất kho tháng 3/2011
2 ngăn kho (A1O2, A1 O3) Chi cục Dự trữ Kim Thi - Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng. Tích lượng kho khoảng 200 tấn. Thời gian nhập kho từ 12/09/2009 đến 30/09/2009 xuất kho tháng 2/2011
- Vi sinh vật đã phân lập từ các mẫu thóc của ngăn kho thí nghiệm. - Thóc dùng cho nghiên cứu khả năng tiêu diệt nấm mốc bằng một số loại tinh dầu tinh khiết là thóc bảo quản áp suất thấp tại các ngăn kho thí nghiệm của 2 chi cục DTNNKV Hà Trung (Cục DTNNKV Thanh Hóa) và Chi cục DTNNKV Vĩnh Tiên (Cục DTNNKV Đông Bắc)
- Thóc dùng cho nghiên cứu khả năng tiêu diệt nấm mốc bằng NH3 là thóc bảo quản áp suất thấp tại các ngăn kho của Chi cục DTNNKV Đông Anh (Cục DTNNKV Hà Nội)
3.2. DỤNG CỤ
Kính hiển vi quang học, buồng cấy vô trùng, tủ sấy, nồi hấp khử trùng, máy xác định độ ẩm nhanh, cân điện tử, bếp điện.
Đĩa petri thủy tinh, bình tam giác, que cấy, lamen, lam kính, khay, đèn cồn, giấy thấm, đũa thủy tinh, cốc cân thủy tinh, bông, pank và cối nghiền.
Hóa chất: H2O2 10 % thể tích; đường saccaroza, NaNO3, K2PO4, KCl, MgSO4, FeSO4, Aga, cồn...
3.2.2 Dụng cụ, hóa chất dùng cho phân tích độc tố aflatoxin B1
• Buồng sắc kí lớp mỏng (chromatography tank), Thụy Sĩ.
• Đèn cực tím sóng dài 254 nm, 366 nm, Camag, Thụy Sĩ.
• Bản mỏng cho sắc ký 20x20 cm, Đức.
• Phễu chiết phân tách pha dung môi, Trung Quốc.
• Máy nghiền đồng thể polytron.
• Ống hút 0,2 ml và 0,1 ml, Trung Quốc.
• Máy lắc, máy xay.
• Bình phun dung dịch lỏng có quả roa.
• Giấy lọc Whatman n01, Chemapoli, Tiệp Khắc.
• Kính hiển vi Olympus có gắn máy chụp ảnh, Nhật Bản
• Tủ cấy vô trùng tự động,
• Tủ cấy vô trùng tự động, Sanyo, Nhật Bản
• Máy có chân không quay, Đức
• Hộp petri, bình tam giác, ống đong 50ml, 100ml
• NaCl tinh khiết (Trung Quốc)
• Silicagel 60 f245, Merck, Cộng hòa liên bang Đức, cho sắc kí lớp mỏng.
• NaHCl, Nhà máy hóa chất Việt trì.
• H2O2 Công ty Dược phẩm Hà Nội.
• Các dung môi cloroform, hexan, aceton, axetat chì (Trung Quốc).
• Nước cất (Viện công nghệ sau thu hoạch).
• Các chuẩn độc tố aflatoxin B1 (Sigma).
3.2.3 Xử lý bằng NH3
Hóa chất: Lựa chọn dung dịch NH3 cho thực nghiệm: Dùng NH3 25% ( Xuất xứ: Trung Quốc) theo TCVN 2613: 1993 Amoniac lỏng tổng hợp – Yêu cần kỹ thuật.
Máy phun sương (Tháp Tower spray) nước sản xuất: Anh .
3.2.4. Xử lý bằng tinh dầu nguyên chất
Xử dụng các loại tinh dầu húng quế, sả chanh, bạc hà là các loại tinh dầu nguyên chất. Là sản phẩm của Công ty Cổ phần tinh dầu và hương liệu Việt Nam (Essoilvina) thành phẩm đóng chai 10ml
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Thành phần vi sinh vật, tỷ lệ nhiễm VSV trên thóc trên thóc nhập kho sau 4, 8, 12, 16, 18 tháng bảo quản ở điều kiện áp suất thấp.
3.3.2 Khảo sát sự hình thành độc tố Aflatoxin
3.3.3 Biện pháp phòng trừ nấm mốc trong phòng thí nghiệm
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Phương pháp lấy mẫu:
Các ngăn kho thí nghiệm bảo quản áp suất thấp lấy mẫu theo TCVN 5451 -1991 lấy mẫu thóc ở 5 điểm chéo góc của lô tại các điểm lấy mẫu có đặt các cút nhựa theo hướng dẫn trong quy chuẩn. Dùng xiên lấy mẫu 2m thu mẫu
Tiến hành dùng xiên lấy mẫu thóc ở các vị trí các góc sát tường kho cách tường khoảng 20 cm và cửa ra, mặt lô (nơi tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài kho), để thành lập mẫu thóc xung quanh lô thóc ký hiệu M2 Mẫu thóc thí nghiệm của mỗi ngăn kho gồm 2 túi riêng biệt mỗi mẫu khoảng 1 kg cho vào túi nilon kín ( ghi tên mẫu, thời điểm lấy mẫu, Ngăn kho,….) Sau khi lấy mẫu tiến hành dán màng và hút khí theo hướng dẫn của “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ quốc gia đối với thóc bảo quản đổ rời trong điều kiện áp suất thấp “
3.4.2. Xác định hệ nấm mốc trên hạt
Tiến hành theo phương pháp đặt hạt trên giấy thấm [38] Trước khi tiến hành đặt hạt, đĩa petri cần rửa sạch, đem đi sấy ở 1600C trong 2h để khử trùng. Giấy, pank, kẹp, cốc đong và nước cất được khử trùng ở 1210C trong 15 phút.
Lấy 200 hạt chia làm 2 lần nhắc lại, mỗi lần 100 hạt. Giấy thấm được nhúng ướt bằng nước cất vô trùng rồi đặt vào đĩa (mỗi đĩa 2 tờ giấy thấm). Dùng pank gắp hạt vào đĩa petri, mỗi đĩa 25 hạt theo 3 vòng 16-8-1. Đặt nắp ghi ngày tháng đặt mẫu, công thức xử lý, địa điểm lấy mẫu rồi để ở nhiệt độ phòng với 12h sáng luân phiên 12h tối.
Sau 7 ngày , đếm số hạt nhiễm nấm mốc trong các đĩa petri và tính kết quả theo công thức:
X(%) = [N/No] *100 Trong đó:
X: Tỷ lệ hạt bị nhiễm nấm mốc (%)
N : Tổng số hạt bị nhiễm nấm mốc trong 1 lần nhắc lại No: Số hạt nghiên cứu trong 1 lần nhắc lại ( No = 100 hạt )