Nấm Ustilaginoidae virens ( Cooke.) Tak.

Một phần của tài liệu Thành phần vi sinh vật gây hại chủ yếu trên thóc bảo quản ở áp suất thấp và biện pháp xử lý (Trang 47 - 57)

14 Burkholderia glumae Urakami et al Burkholderiaceae Burkholderiales Neisseriae

4.1.1.13 Nấm Ustilaginoidae virens ( Cooke.) Tak.

Họ: Ustilaginaceae Bộ: Ustilaginales Lớp: Basidiomycetes Nấm gây bệnh hoa cúc

Nấm gây bệnh phát triển bên trong hạt lúa, khối bào tử lúc đầu nhỏ sau to dần làm cho hạt phồng lên và tách vỏ ra, đông thời biến toàn bộ hạt gạo thành một khối bột phấn, lúc đầu màu xanh vàng sau vàng nhạt đến vàng đậm.

Đặt hạt trên giấy ẩm, hạt lúa nhiễm nấm này có những đám màu vàng phủ trên bề mặt vỏ trấu.

Quan sát trên kính hiển vi chúng tôi thấy bào tử có màu vàng hoặc hơi vàng hình cầu, bào tử có vách dày đường kính 4,7 – 5,1 µm

Triệu chứng vết bệnh, hình dạng màu sắc kích thước của bào tử chúng tôi quan sát được trong phòng thí nghiệm phù hợp với mô tả của tác giả Agarwal, (1989)

Sợi nấm thường mọc thành cụm, thường có từ 3-5 cuống sinh bào tử mọc lên từ mỗi nút rễ giả. Bào tử nang lúc đầu non màu trắng, khi già chuyển sang màu nâu, đen. Bào tử hình cầu. Khuẩn lạc thường phát triển đầy hộp lồng sau vài ngày, sau đó xẹp xuống nhanh chóng.

4.1.2 Thành phần và mức độ nhiễm các loài VSV trên thóc bảo quản áp suất thấp

4.1.2.1. Mức độ nhiễm các loài VSV trên thóc bảo quản áp suất thấp tại Chi cục DTNNKV Hà Trung - Cục DTNNKV Thanh Hóa

Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

4.1.2.2. Mức độ nhiễm các loài VSV trên thóc bảo quản áp suất thấp tại Chi cục DTNNKV Kim Thi - Cục DTNNKV Hải Hưng

Kết quả được trình bày ở bảng 4.3

4.1.2.3. Mức độ nhiễm các loài VSV trên thóc bảo quản áp suất thấp tại Chi cục DTNNKV Vĩnh Tiên - Cục DTNNKV Đông Bắc.

Bảng 4. 2 Mức độ nhiễm VSV, thành phần VSV trên thóc trong quá trình bảo quản Tại Chi cục DTNN Hà Trung - Cục DTNNKV Thanh Hóa

Thành phần hệ VSV

( Xác định đến giống)

Mức độ nhiễm VSV sau thời gian bảo quản (%)

Ban đầu nhập kho 4 tháng 8 tháng 12 tháng 16 tháng M1 M2 M1 M2 M1 M2 M1 M2 Alternaria 39.4 18.8 19.1 8.2 13.9 4.25 2.8 1.96 0 Aspergillus 17.5 31.7 27.8 37.6 34.7 38.2 43.7 48 45.9 Curvularia 21.0 8.2 13.9 2.3 14.1 0 0 0 0 Penicillium 1.85 12.9 16.5 24.7 13.9 31.9 28.1 23,5 33.7 Fusarium 6.14 2.3 3.8 2.3 0 0 0 0 0 Rhiropus 5.26 12.9 12.2 20 23.7 21.2 25.3 25.4 20.4 Burkholderi a glumae 4.47 4.7 2.6 0 0 0 0 0 0 Các loại VSV khác 4.47 8.5 4.1 4.9 0 4.35 0 0,98 0 Tỷ lệ nhiễm VSV(%) 38.0 28.3 38.3 28.3 30,6 31.3 23.3 34 19.6

Ghi chú: + M1: Là mẫu lấy theo quy định theo QCVN + M2: Là mẫu lấy trên bề mặt lô thóc

Qua bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét : * Sau thời gian bảo quản đối với lớp thóc bề mặt (M2) tỷ lệ nhiễm mốc ban đầu là 38,0% sau 4 tháng bảo quản tỷ lệ nhiễm tăng lên 38,3% sau đó giảm dần cho đến 16 tháng bảo quản là 19,6%.

nấm xuất hiện ban đầu nhập kho xuất hiện với tỷ lệ rất thấp, sau 8 tháng bảo quản thì không thấy sự có mặt của Fusarium, vi khuẩn Burkholderia glumae trên các mẫu thóc thí nghiệm. Đối với nấm Aspergillus, Penicillium, Rhizopus tăng dần theo thời gian bảo quản.

* Sau thời gian bảo quản đối với mẫu thóc trong lô thóc thí nghiệm (M1) tỷ lệ nhiễm ban đầu là 38.0% sau 4,8 tháng bảo quản tỷ lệ nhiễm giảm xuống sau đó tăng chậm và đến 16 tháng bảo quản tỷ lệ nhiễm là 34%.

Về thành phần: sự thay đổi tương tự như mẫu thóc M2 nhưng đối với mẫu thóc M2 tỷ lệ của nấm Aspergillus, Penicillium, Rhizopus tăng mạnh hơn so với mẫu M2 cụ thể Aspergillus tăng từ 27,8% sau 4 tháng bảo quản tới 45,9% sau 16 tháng bảo quản. Penicillium tăng từ 16,5% đến 33,7%, Rhizopus tăng chậm hơn 12,2% đến 20,4%

Bảng 4. 3 Mức độ nhiễm VSV, thành phần VSV trên thóc trong quá trình bảo quản Tại Chi cục DTNN Kim Thi - Cục DTNNKV Hải Hưng

Thành phần hệ VSV

( Xác định đến giống)

Mức độ nhiễm VSV sau thời gian bảo quản (%)

Ban đầu nhập kho 4 tháng 8 tháng 12 tháng 16 tháng M1 M2 M1 M2 M1 M2 M1 M2 Alternaria 28.3 14.6 28.2 8.05 9.6 0 5.8 0 0 Aspergillus 20.9 32.9 27.1 36.8 36.9 43.8 47.8 43.3 33 Curvularia 29.6 15.8 19.6 4.6 9.6 0 4.3 0 0 Penicillium 1.23 10.9 9.8 25.2 16.4 32.4 20.2 34.2 31.1 Fusarium 3.7 2.4 2.2 0 0 0 0 0 0 Rhiropus 4.93 19.8 13.1 25.2 27.5 23.8 21.9 21.9 14.9 Burkholderi a glumae 7.4 3.6 0 0 0 0 0 0 0

Các loại VSV khác 3.75 0 0 0 0 0 0 0 0 Tỷ lệ nhiễm VSV(%) 40.5 41 46 43.5 36.6 52.5 34.5 60 30.5

Ghi chú: + M1: Là mẫu lấy theo quy định theo QCVN + M2: Là mẫu lấy trên bề mặt lô thóc

Qua bảng 4.3 chúng tôi có nhận xét : * Sau thời gian bảo quản đối với lớp thóc bề mặt (M2) tỷ lệ nhiễm mốc ban đầu là 40.5 % sau 4 tháng bảo quản tỷ lệ nhiễm tăng lên 46 % sau đó giảm dần cho đến 16 tháng bảo quản là 30.5 %.

Về thành phần: chúng tôi thấy rằng nấm Alternaria, Curvularia, Fusarium, vi khuẩn Burkholderia glumae giảm dần sau thời gian bảo quản, một số nấm xuất hiện ban đầu nhập kho xuất hiện với tỷ lệ rất thấp, sau 8 tháng bảo quản thì không thấy sự có mặt của Fusarium, vi khuẩn Burkholderia glumae trên các mẫu thóc thí nghiệm. Đối với nấm Aspergillus, Penicillium, Rhizopus tăng dần theo thời gian bảo quản.

* Sau thời gian bảo quản đối với mẫu thóc trong lô thóc thí nghiệm (M1) tỷ lệ nhiễm ban đầu là 40.5.% sau 4 tháng bảo quản tăng dần cho đến tháng 16 sau bảo quản tỷ lệ nhiễm tới 60%.

Về thành phần: sự thay đổi tương tự như mẫu thóc M2 nhưng đối với mẫu thóc M2 tỷ lệ của nấm Aspergillus, Penicillium, Rhizopus tăng chậm cụ thể Aspergillus tăng từ 32.9 % sau 4 tháng bảo quản tới 43.3 % sau 16 tháng bảo quản. Penicillium ban đầu nhập kho tỷ lệ rất thấp chỉ 1,23 % sau 4 tháng bảo quản tăng 10.9 % đến 16 tháng bảo quản tỷ lệ này là 34.2 % , Rhizopus tăng chậm hơn 4.93 % đến 21.9%

Bảng 4. 4 Mức độ nhiễm VSV, thành phần VSV trên thóc trong quá trình bảo quản Tại Chi cục DTNN Vĩnh Tiên - Cục DTNNKV Đông Bắc

hệ VSV ( Xác định đến giống) Ban đầu nhập kho 4 tháng 8 tháng 12 tháng 16 tháng M1 M2 M1 M2 M1 M2 M1 M2 Alternaria 38.1 15.1 30.6 3.5 19.4 0 4.2 0 0 Aspergillus 10.9 27.2 18.8 36 26.4 44,7 38 53.3 43.7 Curvularia 32.7 22.7 31.7 7.0 18 0 5.6 0 0 Penicillium 3.63 13.6 9.4 19.7 15.3 23 26.7 24.3 29.6 Fusarium 5.45 0 0 0 0 0 0 0 0 Rhiropus 3.63 21.2 9.4 33.7 20.2 32 25.5 22.4 25.7 Burkholderi a glumae 1.82 0 0 0 0 0 0 0 0 Các loại VSV khác 7.27 0 0 0 0 0 0 0 0 Tỷ lệ nhiễm VSV(%) 18.4 22 28.3 28.6 24 34.3 23.6 37 21.4

Ghi chú: + M1: Là mẫu lấy theo quy định theo QCVN + M2: Là mẫu lấy trên bề mặt lô thóc

Qua bảng 4.4 chúng tôi có nhận xét : * Sau thời gian bảo quản đối với lớp thóc bề mặt (M2) tỷ lệ nhiễm mốc ban đầu là 18.4 % sau 4 tháng bảo quản tỷ lệ nhiễm tăng lên 28.3% sau đó giảm dần cho đến 16 tháng bảo quản là 21.4 %.

Về thành phần: chúng tôi thấy rằng nấm Alternaria, Curvularia, Fusarium, vi khuẩn Burkholderia glumae giảm dần sau thời gian bảo quản, một số nấm xuất hiện ban đầu nhập kho xuất hiện với tỷ lệ rất thấp, sau 4 tháng bảo quản thì không thấy sự có mặt của Fusarium, vi khuẩn Burkholderia glumae trên các mẫu thóc thí nghiệm. Đối với nấm Aspergillus, Penicillium, Rhizopus tăng dần theo thời gian bảo quản.

* Sau thời gian bảo quản đối với mẫu thóc trong lô thóc thí nghiệm (M1) tỷ lệ nhiễm ban đầu là 18.4.% sau 4,8 tháng bảo quản tỷ lệ nhiễm tăng mạnh và đến 16 tháng bảo quản tỷ lệ nhiễm là 37%.

Về thành phần: sự thay đổi tương tự như mẫu thóc M2 nhưng đối với mẫu thóc M2 tỷ lệ của nấm Aspergillus, Penicillium, Rhizopus tăng mạnh hơn so với mẫu M2 cụ thể Aspergillus tăng từ 27.2 % sau 4 tháng bảo quản tới 53.3% sau 16 tháng bảo quản. Penicillium tăng từ 13.6% vào tháng 4 đến tháng 16 sau bảo quản tỷ lệ nhiễm là 24.3%, Rhizopus tăng mạnh hơn từ 3.63 % thời điểm nhập kho đến 4 tháng sau bảo quản tỷ lệ nhiễm là 21.2 %sau tăng mạnh vào tháng 8 và giảm dần tỷ lệ nhiễm còn lại là 25.7%.

Qua bảng 4.2; bảng 4.3; bảng 4.4 chúng tôi có nhận xét chung :

Thành phần VSV trên thóc nhập kho phổ biến nhất là nấm Curvularia lutana,

Fusarium moniliforme, Alternaria padwickii, Burkholderia glumae. Đối với

nấm Alternaria padwickii; Curvularia lutana xuất hiện trên tất cả các mẫu thóc với tỷ lệ cao tiếp đến nấm Fusarium moniliforme và vi khuẩn

Burkholderia glumae

Theo Chrstensen thì giống Alternaria; Curvularia, Fusarium, đây chính là các giống nấm thuộc hệ nấm mốc ngoài đồng và thường xuyên gây bệnh trên lúa [37] . Nếu trên đồng ruộng bị nhiễm thì thóc đưa vào bảo quản sẽ bị nhiễm với tỷ lệ tương đối cao. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Khơi (2002) cho thấy tất cả các mẫu thóc thu được ở ngoài đồng đều bị nhiễm nấm Alternaria; Curvularia, Fusarium, vi khuẩn Burkholderia

glumae. Đây là các loại VSV gây bệnh đen lép hạt là bệnh phổ biến trên đồng

ruộng, do điều kiện khí hậu của Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho nấm bệnh sinh trưởng và phát triển.

Ba loài nấm mốc Curvularia, Alternaria, Fusarium và vi khuẩn

Burkholderia glumae là thành phần chủ yếu nhiễm trên thóc khi mới đưa vào

bảo quản nhưng giảm dần và hầu như không còn xuất hiện trên các mẫu thóc thí nghiệm sau 16 tháng bảo quản . Những loài nấm này tấn công vào hạt làm cho hạt bị héo, bị lép trước khi thu hoạch. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật đây là những loài nấm không phá hoại trong quá trình bảo quản vì yêu cầu hạt phải có thủy phần từ 18-20 % chúng mới phát triển được.

Hai giống Alternaria, Curvularia, có tỷ lệ nhiễm tương đối cao và

theo Christenesn thì đây chính là hai loại nấm mốc ngoài đồng thường xuyên gây bệnh trên lúa, trong đó Curvularia gây bệnh biến màu hạt và nấm

lợi lúa bị nhiễm sâu bệnh, bọ rầy ăn hại. Chính vì vậy trên đồng ruộng bị nhiễm bệnh chúng sẽ xâm nhiễm vào hạt khi đưa vào bảo quản.

Giống nấm mốc Aspergillus , Penicillium, Rhiropus là ba thành phần chủ yếu nhiễm trên thóc trong quá trình bảo quản. Aspergillus có tỷ lệ nhiểm

tại thời điểm nhập kho cao hơn so với hai giống còn lại còn Penicillium,

Rhiropus khi mới nhập kho chiếm tỷ lệ rất ít nhưng từ tháng thứ 4 của quá

trình bảo quản tăng mạnh và tăng cao nhất vào tháng thứ 16 của quá trình bảo quản.

Vi khuẩn Burkholderia glumae xuất hiện vào thời điểm nhập ở tât cả các ngăn kho nhưng đến tháng thứ 4 sau bảo quản chỉ còn thấy xuất hiện ở Chi Cục DTNNKV Hà Trung và Kim Thi với tỷ lệ thấp trên tổng số hạt nhiễm VSV.

Trong quá trình bảo quản qua các lần giám định mẫu cũng thấy xuất hiện một số loài nấm mốc nhưng tỷ lệ rất thấp những loài như Murcor.sp, Cladosporium oxysporum…chúng tôi đưa vào các loài VSV khác

Như vậy thành phần nấm mốc trên thóc bảo quản trong kho dự trữ nhà nước chủ yếu là các loại Alternaria, Curvularia, Aspergillus, Fusarium, Penicillium, Rhiropus mức các loại có mặt trên thóc khác nhau nguyên nhân

dẫn đến sự thay đổi này do điều kiện bảo quản của từng tháng phù hợp với từng giống nấm mốc khác nhau

- Không thấy xuất hiện vi khuẩn Bacillus cerus và nấm men trên các mẫu thóc thí nghiệm

Kết qủa này của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả Bùi Thị Khơi cho rằng vi khuẩn thường có mặt trên hạt khi mới thu hoạch nhưng khi đưa vào vảo bảo quản chúng không gây hại cho hạt nhưng nó hô hấp mạnh có thể làm cho khối hạt bốc nóng tạo điều kiện cho

các VSV khác phát triển. Thường vi khuẩn và nấm men cũng phát triển ở hạt có thủy phần cao > 18- 19%.

Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Trung (1995) kết quả điều tra và phân các mẫu thóc bảo quản trong kho thóc dự trữ ở Miền Bắc và Miền Trung Việt nam cho biết giống Aspergillus gặp trên tất cả các mẫu thóc bảo quản,

Penicillium, Rhiropus gặp ở 90% mẫu thóc điều tra.

Qua kết quả nghiên cứu thành phần, tỷ lệ nhiễm VSV bên trong lô thóc và trên bề mặt lô thóc chúng tôi thấy có sự khác biệt cùng mức độ nhiễm ban đầu khi đưa vào bảo quản nhưng sau 4 tháng bảo quản mức độ nhiễm

Alternaria ở kho Kim Thi là 14,6% (M1) và 28,2% (M2); Aspergillus là

32.9% (M1) và 27,1% (M2). Penicillium sau 8 tháng bảo quản mức độ nhiễm là 25.2% (M1) và 16.4% (M2) Sau 12 tháng bảo quản mức độ nhiễm

Alternaria chỉ là 0% trong khi đó mức độ nhiễm là 5,8% (M2); Penicillium

mức độ nhiễm là 32.4% (M1) và 20.2% (M2) tương tự như vậy đối với các loại VSV khác.

Theo kết quả thu được các ngăn kho thí nghiệm của 2 Chi Cục DT Vĩnh tiên và Hà Trung cũng có sự thay đổi tỷ lệ nhiễm cũng như mức độ nhiễm của các VSV theo thời gian bảo quản cũng như vị trí lấy mẫu trong lô thóc. Theo chúng tôi sự thay đổi này bị tác động bởi nhiệt độ và ẩm độ trong suốt quá trình bảo quản

Khi thóc đưa vào bảo quản áp suất thấp được phủ kín và duy trì việc hút khí sẽ làm cho quá trình trao đổi khí trong khối hạt hạn chế. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng chín sau thu hoạch, có sự hô hấp của hạt, hạt hô hấp trong điều kiện có O2 (hô hấp hiếu khí) hoặc không có O2 (hô hấp yếm khí). Sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí là CO2 và nước. Sản phẩm của quá trình hô hấp yếm khí là CO2 và rượu, lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình hô hấp sẽ tích lũy trong lòng khối hạt.

Một phần của tài liệu Thành phần vi sinh vật gây hại chủ yếu trên thóc bảo quản ở áp suất thấp và biện pháp xử lý (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w