gian bảo quản.
Thành phần VSV gây hại trên thóc bảo quản áp suất thấp gồm 6 giống:
Aspergillus; Curvularia, Alternaria, Penicillium, Fusarium, Rhizopus, vi
khuẩn Burkholderia glumae hiện diện từ khi đưa vào bảo quản cho đến tháng thú 8 sau bảo quản. Trong đó Aspergillus, Penicillium, Rhiropus là 3 giống có tỷ lệ nhiễm cao trong suốt quá trình bảo quản. Có thể nói đây là các giống đặc trưng cho hệ VSV bảo quản lương thực nói chung và bảo quản áp suất thấp nói riêng .
Có sự thay đổi tỷ lệ nhiễm cũng như mức độ nhiễm của các VSV theo thời
gian bảo quản cũng như vị trí lấy mẫu trong lô thóc. Theo chúng tôi sự thay đổi này bị tác động bởi nhiệt độ và ẩm độ trong suốt quá trình bảo quản. 3. Chất lượng thóc ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm VSV trên thóc: độ ẩm hạt, tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ hạt vàng tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhiễm VSV trong đó độ ẩm hạt là yếu tố quan trọng nhất
4. Bước đầu khảo sát sự hình thành độc tố aflatoxin trên thóc bảo quản DTNN mặc dù có sự xuất hiện của các loài nấm mốc sinh độc tố, hệ sợi nấm phát
83
triển mạnh nhưng không có sự sản sinh độc tố. Hai ngăn kho thí nghiệm thuộc Chi cục DTNN Kim Thi có phát hiện aflaotoxin nhưng hàm lượng không vượt quá giới hạn cho phép 10ppb/ 1kg sản phẩm. Và xuất hiện ở kho thóc có chỉ tiêu hạt vàng xuất hiện ngay thời điểm nhập kho bảo quản. Như vậy sự hình thành độc tố có liên quan đến tỷ lệ hạt biến vàng trên thóc trong thời gian bảo quản.
5. Xử lý bằng các loại tinh dầu cho hiệu quả xử lý cao ở các công thức thí nghiệm dùng liều lượng 1,25g tinh dầu/ 300 hạt,
Đối tinh dầu sả chanh cho hiệu quả cao nhất giảm được tỷ lệ nhiễm nấm mốc từ 70% xuống 37%, có khả năng ức chế được nấm mốc Penicillium
Chất lượng thóc sau khi xử lý: không thay đổi so với trước khi xử lý.
Xử lý NH3: hiệu quả cao nhất ở công thức 5% NH3 ( tương ứng 2ml NH3
25% / kg thóc) xử lý ở dạng phun sương.
Chỉ tiêu tổng số men mốc giảm mạnh sau 45 ngày xử lý. Trước khi xử lý tổng số men mốc là 62,7 x 105/ 1 g thóc sau khi xử lý tổng số men mốc là 4,55 x 105/1 g thóc so với đối chứng là 156,36 x 105/ 1 g thóc
Xử lý NH3 công thức 3 ( nồng độ 5%) độ ẩm hạt tăng 0,04% so với ban đầu đưa vào xử lý
5.2. ĐỀ NGHỊ
Trong khuôn khổ đề tài này mới chỉ đưa ra khái quát về thành phần VSV có mặt trên thóc bảo quản DTNN. Để tiếp tục hoàn thiện đề tài cần tập trung nghiên cứu:
1/ Mức độ nhiễm nấm mốc và tỷ lệ hao hụt khối lượng và mức độ suy giảm chất lượng (như hàm lượng tinh bột, hàm lượng Protein, trọng lượng 1000 hạt…)
84
2/ Nghiên cứu tiếp việc xử lý bằng NH3 đưa ra quy trình xử lý ở quy mô kho bảo quản và cần xác định ảnh hưởng của NH3 đến chất lượng thóc bảo quản như độ chua của thóc sau khi xử lý vi đề tài mới chỉ dừng lại ở việc xác định độ ẩm thóc sau khi xử lý.