Khả năng tái sinh tự nhiên của thực thân gỗ

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng thường xanh trên núi đất độ cao từ 600m đến 800m tại thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, huyện chợ đồn (Trang 51 - 54)

Bảng 4.5. Công thức tổ thành tầng cây tái sinh ở các ô tiêu chuẩn

ÔTC Tầng cây tái sinh

1 64.86 Chc +10.81Tk+8.11Nc+5.4Thmt+10.81Lk 2 33.33Mt +16.67Nc +13.33Mc+10.1Sn +6.67Sll+6.67Cm + 13.33Lk 3 22.86 Dg + 22.86 Mđ + 8.57 Mlt + 8.57 Thb + 5.71Nc+ 5.71Mtr + 5.71Nr +5.75Nr +20.01Lk 4 46.55 Mđ+27.59 Dg +8.62Sog+5.17Gt+3.45Đk+12.07Lk 5 52.94Mđ+17.647Dg+9.8039Gtr+19.7Lk 6 31.82Cl+13.64Xm13.64Snđ+9.09Dg+9.09Chbb+22.72Lk 7 23.53Cl+17.65Snđ+17.657Xm+5.88Xn+5.88Db+5.88Trt+5.88Tm+5. 88Ng+5.88Nc+5.88Tr (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Chú thích: Cl: Cà lồ Lk Loài khác Snđ: Sến đất Chc: Chân chim Gtr: Gội trắng Sn: Sến nạc Chbb: Chay Bắc bộ Mđ: Mán đỉa Sog: Sồi gai

Xn: Xoan nhừ Mc: Máu chó Trt: Trâm trắng Cm: Côm Mlt: Mò lá tròn Sll: Sung lá lệch

Đk: Đại khải Mt: Muồng trắng Tr: Trâm Db: De Bầu Ng: Nghiến Tm: Táu mật Dg: Dẻ gai Nr: Nhãn rưng Thb: Thôi ba Xm: Xoan mộc Nc: Nhọc Gt: Giổi tượng

Từ kết quả bảng 4.5. và so sánh với các công thức cây tầng cao, ta thấy mức tái sinh ở mức trung bình. Các loài quý,hiếm như loài Máu chó, Muồng Tráng,chỉ tái sinh trong ô 03, nơi mà cây mẹ có nhiều nhất. Điều này chứng tỏ các loài quý hiếm tái sinh tự nhiên bằng hạt khó. Ngoài ra những hoạt động của con người như khai thác các loài cây gỗ lớn và khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ cũng là các nhân tố tác động trực tiếp đến các cây tái sinh, làm chết cây tái sinh dẫn đến số lượng cây tái sinh ít.

Các loài: Chân chim, Mán đỉa, Cà lồ, Muồng trắng, Dẻ gai đều có khả năng tái sinh mạnh, còn với loài Máu chó thì tái sinh rất thấp, ở một số ODB loài này có cây tái sinh không tham gia vào công thức tổ thành.bên cạnh đó ở ODB thứ 07 có xuất hiện tái sinh của loài nghiến, điều đạc biệt là cây mẹ không thuộc trong OTC, có thể do kết quả của một số lài sình vật vận chuyển hạt nghiến tạo nên. Như vậy có thể nói rằng sự đa dạng về loài tái sinh là đã có tuy nhiên đối với các loài quý hiếm thì còn nhiều khó khăn và hạn chế.

- Hình thức tái sinh ở các loài cây quý hiếm: các loài Máu chó, Muồng trắng, Nghiến phân bố ở trạng thái rừng tự nhiên nên hình thức tái sinh của của các loài này là tái sinh rừng tự nhiên. Nó là quá trình tạo rừng mới bằng con đường tự nhiên (có thể bằng hạt hay bằng chồi) về cơ bản không có sự tác động của con người. Kết quả của phương thức này tùy thuộc vào điều kiện, quy luật khách quan của tự nhiên. Ưu điểm của tái sinh tự nhiên là lợi dụng được nguồn giống tại chỗ và điều kiện thuận lợi của tiểu hoàn cảnh rừng sẵn có (độ ẩm, tầng thảm mục, cường độ ánh sáng không lớn và ít biến đổi), đó là những điều kiện thuận lợi cho cây mạ và cây con sinh trưởng phát triển.

Bảng 4.6. Mật độ và chất lượng cây tái sinh của các loài thực vật thân gỗ

TT ÔTC Mật độ (cây/ha) Tỉ lệ cây TS TB và tốt (%) Ghi chú

1 1 2960 1920 2 2 2400 800 3 3 2800 640 4 4 4640 2160 5 5 4080 2160 6 6 1760 560 7 7 1360 320 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây tái sinh với nhau và với tầng cây cao, khả năng thích nghi của cây tái sinh với những thay đổi của điều kiện sống. Vậy kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh là cơ sở để chúng ta xác định được số lượng và chất lượng cây tái sinh trong lâm phần. Từ đó có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào cho lâm phần ổn định bền vững lâu dài.

Qua bảng 4.6 Nhận thấy ràng chất lượng cậy tái sinh của các loài thực vật thân gỗ trong các OTC có mật độ dao động từ 1360 đến 2960 ( cây/ha), và tỉ lệ cây tái sinh trung bình và tốt dao động từ 320 đến 1920 ( cây/ha). Đối với các loài quý, hiếm cụ thể là loài Máu chó (Knema tonkinensis (Warb.) de Wilde ở OTC 02 có mật độ 2400 (cây/ha), và tỉ lệ cây tái sinh trung bình và tốt là 800 (%).còn loài Muồng trắng có ở 02 OTC là OTC 02 và OTC 03 đối với OTC 02 Mật độ là 2400, tỉ lệ cây tái sinh trung bình và tốt là 800 (%). Khác với OTC 02 thi Muồng trắng ở OTC 04 có mật độ 2800 (cây/ha), và tỉ lệ cây tái sinh trung bình và tốt là 640 (cây/ha). Và với nghiến ở OTC 07 có mật độ 1360 (cây/ha),và tỉ lệ cây tái sinh trung bình và tốt là 320 (%) Như vậy có

thể nhận định rằng 02 loài Máu chó và Muồng trắng có mật độ và chất lượng cây tái sinh ở mức trung bình.còn đối với Nghiến thì ở mức thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng thường xanh trên núi đất độ cao từ 600m đến 800m tại thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, huyện chợ đồn (Trang 51 - 54)