CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. Thí nghiệm 1, khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ đường, tương bổ sung vào dịch me đến màu và vị sản phẩm
màu và vị sản phẩm
Sau khi tiến hành thí nghiệm như ở mục 3.3.1, tiến hành đánh giá cảm quan với 4thành viên trong nhóm thu được kết quả là điểm trung bình cảm quản về màu và vị cho các mẫu nước sốt.
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA 2 chiều cho thí nghiệm 2 yếu tố để dự đoạn có sự ảnh hưởng của tỷ lệ đường, đương đến màu và vị nước sốt hay không.
Ta có các biểu đồ theo điểm trung bình các mẫu như sau:
Biểu đồ 4.1: điểm trung bình về màu nước sốt
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy mẫu 6 là mẫu có điểm trung bình cao nhất, bên cạnh đó mẫu 8 cũng có điểm cao không kém (4,5 điểm).
Chạy ANOVA để xem có sự ảnh hưởng của đường và tương cà tới màu của nước sốt, kết quả chạy ANOVA như sau:
Response: diemmau
Df Sum Sq Mean Sq F value Pr(>F) duong 2 0.375 0.1875 1.000 0.44444 tuongca 2 5.375 2.6875 14.333 0.01499 * Residuals 4 0.750 0.1875
---
Signif.codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1
Nhìn vào giá trị mean square cho thấy tương cà có ảnh hưởng về màu nhiều hơn đường và sự ảnh hưởng là có ý nghĩa thống kê do trị số p thấp.
Tiến hành so sánh sự khác biệt giữa các mẫu bằng phương pháp phân tích TukeyHSD, ta được kết qua như sau:
$tuongca
diff lwr upr p adj
2-1 1.75 0.4899397 3.01006 0.0169065 3-1 1.50 0.2399397 2.76006 0.0285564 3-2 -0.25 -1.5100603 1.01006 0.7726602 $duong
diff lwr upr p adj
2-1 0.25 -1.0100603 1.51006 0.7726602 3-1 0.50 -0.7600603 1.76006 0.4166932 3-2 0.25 -1.0100603 1.51006 0.7726602
Biểu đồ 4.2: so sánh giữa các mẫu cho thấy sự khác biệt
Dựa vào
kết quả điểm của tương
cà 10% cho cao nhất và có sự ảnh hưởng cao
hơn so với mẫu cà 6% (có ý nghĩa thống kê), nhưng không khác biệt so với mẫu 14%.Còn giữa các thành phần đường thêm vào không có sự khác biệt về sự anh hưởng không có sự khác biệt.
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy mẫu 6 là mẫu có điểm trung bình cao nhất. Chạy ANOVA xem kết quả về vị nước sốt. Kết quả như sau:
>anova(twoway)
Analysis of Variance Table Response: diemvi
Df Sum Sq Mean Sq F value Pr(>F) duong 2 1.7222 0.86111 0.8921 0.4782 tuongca 2 3.0139 1.50694 1.5612 0.3154 Residuals 4 3.8611 0.96528
Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của đường và tương cà đến vị nước sốt không có ý nghĩa thống kê. Giải thích điều này có thể là do lượng mẫu quá nhiều nhưng người thử thì chưa đủ và thí nghiệm không có sự lặp lại.
Đối với mẫu 6 là có bổ sung hàm lượng đường với mức cao nhất và hàm lượng tương cà cho vào là 10% làm cho nước sốt có vị chua ngọt hài hòa (sản phẩm không nên ngọt quá mà phần vị thiên về vị chua hơn và đó gọi là hài hòa). Với lượng tương cà cho vừa phải làm cho sản phẩm có màu đỏ nâu sang đẹp và vị không bị lợ.
Như vậy kết thúc thí nghiệm 1 nhóm chọn được mẫu 6 là mẫu thích hợp nhất với tỷ lệ đường và tương cà cho vào nước dịch me là 90% đường và 10% tương cà (so với nước dịch me).