2. Hình thành khái niệm một số bài phần Động vật (sách giáo khoa sinh học 11,
2.22. BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍN HỞ ĐỘNG VẬT
Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật (trang 174)
Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới có sự tham gia của 2 giao tử đực và cái, hình thức này luôn kèm theo sự tổ hợp vật chất.
Mục tiêu: Trình bày được sinh sản hữu tính là gì; Liên hệ thực tế, cho được VD về sinh sản hữu tính ở động vật.
Phương pháp sử dụng: hỏi đáp, trực quan, tình huống. Xác định khái niệm: thuộc dạng khái niệm cụ thể. Phương tiện: bảng hệ thống các câu hỏi, bảng, phấn.
Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
thức của một gia đình gà gồm nhiều gà con.Yêu cầu HS cho biết những chú gà con này giống và khác nhau như thế nào mặc dù cùng một cha mẹ? Làm thế nào để có những chú gà con? Điều kiện để có những chú gà con đó là gì? giữa gà trống và gà mái. - Chỉ ra đăc trưng, bản chất của khái niệm
- Cho một sơ đồ lai 2 cặp tính trạng gà trống lông đen chân cao và gà mái lông trắng chân thấp. - Yêu cầu HS dự đoán màu lông và chiều cao của thế hệ gà con của 2 gà bố mẹ này.
- Cho HS quan sát sơ đồ lai hoàn chỉnh. Yêu cầu HS nhận xét về màu lông của những chú gà con.
- Tại sao có sự khác nhau giữa những chú gà con với nhau và khác với gà bố mẹ?
* Khẳng định gà con được hình thành là nhờ sự kết hợp của giao tử đực và
- Gà con có thể có lông trắng chân cao, lông trắng chân thấp, lông vừa trắng vừa đen chân cao, lông vừa trắng vừa đen chân thấp, lông đen chân cao, lông đen chân thấp.
- Gà con có những đặc điểm giống và khác nhau so với bố mẹ. - Do có sự kết hợp từ bố và mẹ. - Giao tử đực hình thành từ cơ thể gà trống, giao tử cái hình thành từ cơ thể gà mái.
giao tử cái. Yêu cầu HS cho biết giao tử đực và giao tử cái được hình thành từ đâu?
- Điều này có ý nghĩa gì? - Gà con được hình thành như vậy được gọi là sinh sản hữu tính. Vậy sinh sản hữu tính là gì?
- Nêu ý nghĩa
- Nêu khái niệm đúng hoặc không đúng.
- Phân tích dấu hiệu, bản chất của khái niệm
* Cho HS quan sát hình 28. Nhân bản vô tính ở cừu Đôly. Cơ thể cừu con
được tạo ra là nhờ đâu?
- Vậy cừu con sinh ra có sự kết hợp của cơ thể mẹ và bố không?
- Cho HS quan sát lại sơ đồ lai hoàn chỉnh khi lai gà trống lông đen chân cao với gà mái lông trắng. Yêu cầu HS cho biết số tính trạng biểu hiện ở đời con như thế nào so với bố mẹ?
- Vì sao?
- Nhờ vào sự chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích phát triển phôi, từ đó làm cho phôi phát triển thành cơ thể mới
- Không
- Số tính trạng biểu hiện ở gà con phong phú hơn ở gà bố mẹ.
- Do có sự tổ hợp vật chất di truyền
- Giao tử đực và giao tử cái không có sự kết hợp với nhau thì cơ thể gà con không được tạo ra.
* Nêu vấn đề: Nếu như nuôi riêng gà trống và gà mái ở các nơi khác nhau và không cho chúng gặp nhau thì điều gì sẽ xảy ra? Chỉ cần 1 cơ thể gà trống hoặc gà mái thì có thể tạo được những chú gà con hay không?
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới có sự tham gia của 2 giao tử đực và cái, hình thức này luôn kèm theo sự tổ hợp vật chất.
- Đưa khái niệm vào hệ thống
- Yêu cầu HS so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở động vật - Học sinh so sánh - Luyện tập vận dụng khái niệm - Nêu 1 tình huống: “Có 2 vợ chồng nhà nọ, cưới nhau đã 10 năm rồi mà không có con. Vì công việc và tương lai sự nghiệp của mình, ông chồng đi du học ở nước ngoài liên tục 2 năm không về nhà. Trong một lần về phép sau 2 năm xa nhà được một tháng. Sau
đó ông lại tiếp tục đi 3 tháng thì vợ ông báo tin là đã mang thai một đứa con trai, ông chồng vô cùng vui mừng và hạnh phúc. Hai năm sau, ông chồng trở về nhà, thấy con trai không có nét giống mình nhiều nên trong lòng cũng không được thoải mái, nhưng vì thương vợ nên cũng cố gắng vui vẻ. Mọi người xung quanh nói ra nói vào, gia đình chồng cũng không vui vẻ gì khi đứa cháu đích tôn không giống bố mà thấy giống ông hàng xóm hơn. Thế rồi một ngày kia, thằng bé bị bệnh, phải truyền máu, nhưng cả cha lẫn mẹ đều không thể truyền máu cho con được vì không cùng nhóm máu. Mọi người càng nghi ngờ và quả quyết rằng đứa con kia không phải của ông ấy. Nếu là em thì trong trường hợp này em sẽ làm
gì? Theo em đứa con kia có phải của ông ấy hay không?
truyền (đứa con phải có sự tổ hợp di truyền của bố và mẹ).
2.23.BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Các hình thức thụ tinh trong sinh sản hữu tính (trang 175)
Khái niệm tự phối: Tự phối – tự thụ tinh là hình thức sinh sản hữu tính mà 1 cá thể có thể hình thành giao tử đực và giao tử cái, rồi giao tử đực và giao tử cái này có thể thụ tinh với nhau.
Khái niệm giao phối: Giao phối là hình thức sinh sản hữu tính mà có 2 cá thể, một cá thể sản sinh ra tinh trùng, một cá thể sản sinh ra trứng, rồi hai loại giao tử đực và giao tử cái này thụ tinh với nhau để hình thành cơ thể mới.
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm tự phối và giao phối; Phân biệt được hình thức tự phối và giao phối; Liên hệ thực tế, cho được VD về tự phối và giao phối.
Phương pháp: Hỏi – đáp, trực quan, thảo luận nhóm. Phương tiện: Bảng hệ thống câu hỏi, bảng, phấn. Xác định khái niệm: Thuộc dạng khái niệm cụ thể.
Các bước hình thành khái niệm cụ thể:
Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Xác định nhiệm vụ nhận thức
* Cho HS quan sát hình 29. Heo cái và heo đực, hình 30. Giun đất có cả tính đực và tính cái. Hãy
cho biết loài nào là động vật đơn tính?
- Thế nào là động vật đơn tính
- Heo là động vật đơn tính.
- Loài nào là loài động vật lưỡng tính?
- Thế nào là động vật lưỡng tính?
- Vậy, cá thể con được tạo ra như thế nào ở loài động vật lưỡng tính?
sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái.
- Giun đất
- Loài có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái.
- Trả lời.
- Chỉ ra đăc trưng, bản chất của khái niệm
* Cho HS quan sát hình 31. Quá trình hình thành
Sán lá đơn chủ
Gyrodactylus sp. con. Yêu
cầu HS cho biết cá thể con được sinh ra như thế nào?
- Điều kiện để sán lá đơn song chủ con được hình thành là gì? - Giao tử đực và giao tử cái được hình thành từ mấy cơ thể bố mẹ. - Sán con sinh ra có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái từ một cơ thể mẹ sinh sản hữu tính tự phối. Vậy sinh sản hữu tính tự phối là gì?
- Sán con được sinh ra bằng sinh sản hữu tính.
- Phải có sự kết hợp giao tử và giao tử cái.
* Sau đó cho HS nêu khái niệm tự phối – tự thụ tinh.
- Phân tích dấu hiệu, bản chất của khái niệm
- Cho HS quan sát hình 32. Giun đất đang bắt cặp sinh sản, mô tả hiện tượng
và trả lời câu hỏi: Giun đất con được hình thành như thế nào? Tại sao người ta không xếp giun đất vào nhóm động vật có hình thức tự phối?
- Quá trình thụ tinh chỉ xảy ra khi nào?
- Tự phối cần phải có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái của 1 cá thể. Theo các em, giun đất có hình thức thụ tinh nào? * Nếu HS trả lời không được thì GV khẳng định giun đất có hình thức thụ tinh chéo. Yêu cầu HS nêu khái niệm thụ tinh chéo.
- Vì giao tử đực, giao tử cái trên 1 cá thể không thể kết hợp được với nhau. - Có sự kết hợp giao tử đực và gioa tử cái từ 2 cơ thể khác nha. Nghĩa là tinh trùng của cá thể này kết hợp với trứng của cá thể khác và ngược lại. - Thụ tính chéo
- Nêu khái niệm thụ tinh chéo
- Đưa khái niệm vào hệ thống
- Dựa vào những kiến thức đã học, cho biết có những hình thức thụ tinh
nào trong sinh sản hữu tính ở thực vật? Gợi ý: Đối với thực vật có hoa thì quá trính thụ tinh được gọi là thụ tinh kép, muốn có quá trình thụ tinh thì phải trải qua quá trình nào? - Vậy, ở thực vật có mấy hình thức thụ phấn? - Ở động vật cũng giống như thực vật có 2 hình thức thụ tinh: tự thụ và thụ tinh chéo. Người ta dùng chính xác hơn là tự phối – tự thụ tinh và giao phối – thụ tinh chéo.
- 2 hình thức: tự thụ phấn và thụ phấn chéo
- Luyện tập vận dụng khái niệm
- Những loài động vật nào có kiểu sinh sản tự phối?
- Cho HS thảo luận nhóm (2 HS / nhóm) trong vòng 2 phút và trả lời câu hỏi sau: So sánh hình thức giao phối và tự phối. Tại sao nói giao phối tiến hóa hơn tự phối?
- Những loài động vật lưỡng tính.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi