Những yếu tố chi phối GVMN nhận thức về cách tiếp cận tích hợp

Một phần của tài liệu nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 31 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.3. Những yếu tố chi phối GVMN nhận thức về cách tiếp cận tích hợp

Nhận thức của GVMN ảnh hưởng đến thực tế dạy học và đưa đến thành công trong công tác giáo dục là điều không thể chối bỏ. Vấn đề đặt ra, những yếu tố nào chi phối nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp và thực tế dạy học tích hợp của họ? Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: “Việc thực hiện chương trình GDMN mới phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ GVMN nhưng trình độ, chuyên môn của GVMN chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Đây là trách

nhiệm của các cơ sở đào tạo GVMN”. Như vậy các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đào

tạo GVMN có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của chương trình mới – chương trình với cách tiếp cận tích hợp theo chủ đề. Nhận nhức của giáo viên được hình thành từ khi ngồi trên ghế trường sư phạm bởi ở đó họ sẽ được lĩnh hội tri thức từ các nhà khoa học (giảng viên), họ sẽ được tiếp cận với các quan niệm, triết lý giáo dục nền tảng để vận dụng những hiểu biết đó vào quá trình thực tập và công việc sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, niềm tin, thái độ đối với triết lý chương trình GDMN đang thực thi của GVMN hình thành từ quan điểm của các giảng viên. Các nhà giáo dục cũng nhận định GVMN sẽ khó có thể dạy trẻ cách học như thế nào nếu khi ngồi trên ghế nhà trường họ không được dạy như vậy. Tác giả Hoàng Tụy [51] khẳng định “nếu không đặt nặng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn giáo viên thì khó lòng giải quyết được chất lượng dạy học” do đó, quan trọng đối với giáo viên là “kiến thức

phong phú và linh hoạt cho các đối tượng”(Borko, dẫn theo [33, tr.22]). Quả vậy, một

số tồn tại trong thực tế làm việc có thể nói xuất phát từ chính các cơ sở đào tạo.

Sau khi rời trường sư phạm, sinh viên sẽ làm việc tại các cơ sở chăm sóc – giáo dục trẻ, trở thành GVMN, và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các cấp quản lý (khối trưởng, ban giám hiệu, cấp phòng, sở…) bởi lẽ GVMN tiếp cận chương trình mới và thực thi trong thực tế thông qua các buổi hội thảo, tập huấn từ chỉ đạo của các cấp quản lý. Công tác bồi dưỡng, tập huấn là con đường hỗ trợ không chỉ GVMN mà còn các cấp quản lý tiếp cận với tích hợp. GVMN là người làm việc trực tiếp với trẻ cùng với rất nhiều ban ngành liên quan đến chương trình, do đó sự thống nhất chỉ đạo cũng như hợp tác của ban ngành liên quan (trường sư phạm, cơ quan chính quyền quản lý cơ sở giáo dục…) là yếu tố quan trọng nền tảng đem đến thành công.“Mối nguy hiểm đáng lo ngại nhất trong ngành giáo dục đó chính là đội ngũ làm việc trong lĩnh vực

này và sự thống nhất chỉ đạo dưới sự kiểm soát của các ban liên quan là tiền đề cần

thiết cho sự thành công của tích hợp” [48, tr.40]. Vì vậy, hiểu biết của GVMN và các

cấp lãnh đạo về cách tiếp cận tích hợp cũng như chất lượng của các buổi tập huấn, bồi dưỡng ảnh hưởng đến nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp và thực tế dạy học tích hợp của họ. Bởi “giáo viên là nguồn lực quan trọng trong hệ thống giáo dục. Họ là chiếc chìa khóa để tiến tới cải cách, GVMN đóng vai trò quan trọng và chính họ

phải thay đổi cách suy nghĩ và phương pháp của mình” (Rgeo Lowry dẫn theo [21,

tr.15]) để đáp ứng chương trình với cách tiếp cận tích hợp theo chủ đề. Do đó, nếu giáo viên còn ảnh hưởng bởi phương pháp dạy học truyền đạt, không có khả năng tự học hỏi tìm tòi sẽ khó khăn cũng như không thực hiện thành công chương trình với cách tiếp cận tích hợp. “Chính vì thế, để thực hiện thành công đổi mới GDMN cần nhìn nhận thẳng thắn, khắc phục hạn chế, những thói quen ăn sâu không còn thích

hợp trong một số cán bộ quản lý và giáo viên” [21, tr.8]. Hơn nữa, trong khi chương

trình với cách tiếp cận tích hợp thực thi đại trà trên cả nước nhưng “sách tham khảo

còn ít, ít tài liệu nguồn” [3, tr.19] ảnh hưởng đến nhận thức của GVMN về cách tiếp

cận tích hợp và thực tế dạy học tích hợp của họ.

Như vậy, ngoài những yếu tố khách quan: cơ sở đào tạo – nhận thức của giảng viên sư phạm, các cấp quản lý về cách tiếp cận tích hợp; chất lượng của các buổi hội thảo, tập huấn; tài liệu hướng dẫn… ảnh hưởng đến nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp và thực tế dạy học tích hợp của họ. Yếu tố cốt lõi đem đến thành công trong chương trình tích hợp chính là nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp.

Tiểu kết chương 1

Tích hợp trong giáo dục nói chung và GDMN nói riêng không phân chia các môn học, các lĩnh vực nhận thức hay các mặt giáo dục riêng rẽ trong những ngăn hộp mà đảm bảo mối liên kết giữa chúng thông qua các chủ đề giáo dục gắn liền với cuộc sống; tổ chức hoạt động mọi lúc mọi nơi, trong mọi hình thức dạy học; tích hợp luôn đi kèm với dạy học tích cực và lấy trẻ là trung tâm. Tích hợp đem lại nhiều thành công cho người học bên cạnh những khó khăn khi thực thi chương trình với cách tiếp cận tích hợp xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

R. Batliner khẳng định “giáo viên là yếu tố chủ chốt quyết định việc dạy và học có

chất lượng”. Do đó, GVMN cần có hiểu biết về bản chất của cách tiếp cận tích hợp

trong GDMN đem lại nhiều thành công trong dạy học, quá trình thực thi tích hợp sẽ đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp và thực tế dạy học tích hợp ảnh hưởng bởi các yếu tố: khả năng linh hoạt, sáng tạo của giáo viên; cơ sở đào tạo (các trường sư phạm); nhận thức các cấp quản lý về tích hợp; chất lượng các buổi tập huấn, hội thảo về chương trình với cách tiếp cận tích hợp; sách, tài liệu tham khảo… Trong đó, yếu tố cốt lõi đem đến thành công trong dạy học chương trình tích hợp chính là nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp.

Chương 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ TÍCH HỢP

Một phần của tài liệu nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)