8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Giáo viên mầm non hiểu cách tiếp cận tích hợp như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi này, người nghiên cứu tìm hiểu hiểu biết của GVMN về cách tiếp cận tích hợp; đánh giá của GVMN về cách tiếp cận tích hợp (ưu điểm và hạn chế) cũng như đánh giá của họ về thực tế dạy học theo hướng tích hợp (thành công và khó khăn).
Bảng 2.3. Đánh giá của GVMN về việc tổ chức hoạt động tích hợp và tích
hợp trong GDMN Đánh giá Địa bàn TP. HCM % Tỉnh BP % Tổng % Tổ chức các hoạt động TH Có thực hiện 96.0 100.0 98.0 Không thực hiện 4.0 .0 2.0 Đánh giá TH trong GDMN Rất cần thiết 44.0 76.0 60.0 Cần thiết 46.0 22.0 34.0 Bình thường 8.0 2.0 5.0 Ít cần thiết 2.0 .0 1.0 Không cần thiết .0 .0 .0 n = 100
Bảng thống kê 2.3 cho thấy 98% GVMN “có” tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp, 2% (TP HCM) “không” tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp, trong đó có ý kiến cho rằng “dạy tích hợp sẽ không nắm rõ từng phương pháp của bộ môn để
dạy, dạy trẻ không đạt kĩ năng của từng bộ môn” (BH-88). Đánh giá mức độ cần thiết
của tích hợp trong GDMN, 94% đánh giá rất cần thiết và cần thiết (60% - rất cần thiết, 34% - cần thiết) với những lý giải: phù hợp với tâm sinh lý, khả năng của trẻ; gây
hứng thú cho trẻ trong quá trình học bởi vì trẻ học mà chơi, chơi mà học; giúp trẻ hứng thú, học nhiều môn thông qua khám phá 1 chủ đề, giúp trẻ phát triển toàn diện; giúp trẻ phát triển về các mặt nhận thức, thể chất, ngôn ngữ và tình cảm xã hội; giúp trẻ lĩnh hội kiến thức sâu hơn, nhanh hơn trong mỗi chủ đề; trẻ khám phá, nhận biết, tư duy và sáng tạo nhiều hơn; mang lại hiệu quả cho người dạy và người học; dạy trẻ dựa vào khả năng của trẻ, dựa vào tình hình thực tế; mở rộng thêm hiểu biết, kĩ năng sống cho trẻ, giúp trẻ hiểu sâu hơn về chủ đề khám phá; giáo viên được chủ động khi lập kế hoạch, tùy theo tình hình thực tế lớp; trẻ có thể nhận thức nhanh hơn, tiếp nhận được kiến thức dễ hơn; trẻ được phát triển hết khả năng tư duy của trẻ; sử dụng phương pháp dạy học tích cực giúp cho tiết học không bị khô cứng, nhàm chán; trẻ không chỉ tìm hiểu 1 khía cạnh của vấn đề, đối tượng mà còn mở rộng ở lĩnh vực kiến thức khác… Song song đó, một số ít (5%) cho rằng tích hợp trong GDMN là bình thường với những lý giải:“không đi vào trọng tâm môn học mà kết hợp nhiều môn” (BH-87),
“khi tổ chức hoạt động dạy trẻ giáo viên không nên xem nhẹ hay chú trọng quá đến nội dung đưa ra mà dạy trẻ dựa vào khả năng của trẻ và tình hình thực tế để dạy trẻ”
(BH-88); 1% đánh giá tích hợp trong GDMN “ít cần thiết” với lý do “có nhiều đề tài
dạy không cần tích hợp” (BH-90); không có giáo viên nào đánh giá tích hợp trong
GDMN là không cần thiết. Mặc dù đồng ý với ý kiến BH-88 (dạy tích hợp sẽ không nắm rõ từng phương pháp của bộ môn để dạy, dạy trẻ không đạt kĩ năng của từng bộ môn) và BH-90 (có nhiều đề tài dạy không cần tích hợp) nhưng không có nghĩa tích hợp trong GDMN là ít cần thiết hay không tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp trong thực tế sẽ tốt hơn cho người học, bởi nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục đã kết luận: “lấy người học làm trung tâm với cách tiếp cận tích hợp là phù
hợp và đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục” [49, tr.14] và “một số hoạt
động riêng bên ngoài chủ đề có thể là cần thiết” [14, tr.5]. Không nhất thiết hoạt động nào cũng chứa đựng sẵn kiến thức của các lĩnh vực, có những hoạt động chỉ đặc thù là dạy kĩ năng, kiến thức của hoạt động đó bởi tích hợp theo chiều dài từ mở chủ đề đến kết thúc chủ đề, không nằm riêng trong giờ học tích hợp. Krogh và Morehouse [43, tr.2] có niềm tin “dạy học khám phá thử nghiệm thông qua chương trình tích hợp là rất cần thiết để chuẩn bị cho trẻ em một cuộc sống an toàn, hiệu quả và hài hòa trên
hành tinh mà sự sống đang bị đe dọa”.Hơn nữa, tích hợp là cách tiếp cận dạy học tiến bộ đang được sử dụng trong các cấp học ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới: Mỹ, Úc, Anh, Singapo… bởi những thành công mà nó đem lại.
Như vậy, đa số GVMN “có” tổ chức các hoạt động tích hợp vì họ đánh giá sự cần thiết của tích hợp trong GDMN nhưng thực hiện như thế nào người nghiên cứu sẽ tìm hiểu thực tế dạy học của họ và phân tích trong phần sau. Bên cạnh đó, một số ít (không đáng kể) GVMN đánh giá tích hợp trong GDMN là bình thường, ít cần thiết, xuất phát từ cách nhìn nhận của họ về tích hợp - minh chứng từ lý giải của BH-87 (tích hợp không đi vào trọng tâm môn học mà kết hợp nhiều môn) và BH-88 (khi tổ chức hoạt động dạy trẻ giáo viên không nên xem nhẹ hay chú trọng quá đến nội dung đưa ra mà dạy trẻ dựa vào khả năng của trẻ và tình hình thực tế). Trong thực tế, GVMN đang hiểu cách tiếp cận tích hợp như thế nào? Để trả lời câu hỏi, trước hết tôi tìm hiểu quan niệm của GVMN về tích hợp trong GDMN.
Biểu đồ 2.3. Quan niệm của GVMN về tích hợp trong GDMN (n=100) Lựa chọn 1: Thực hiện các lĩnh vực phát triển (thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm - xã hội) thông qua khám phá một chủ đề.
Lựa chọn 2: Dạy đồng thời nhiều môn học khác nhau thông qua khám phá một chủ đề.
Lựa chọn 3: Tổ chức hoạt động dạy học mọi lúc mọi nơi, trong mọi hình thức (trong nuôi có dạy, trong dạy có nuôi, học mà chơi, chơi mà học).
Lựa chọn 4: Giáo viên linh hoạt, chủ động, sáng tạo khi lập kế hoạch cũng như lựa chọn nội dung bài học.
Lựa chọn 5: Lấy trẻ làm trung tâm và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
Biểu đồ 2.4. Quan niệm của GVMN về tích hợp giữa 2 địa bàn (n=100) Nghiên cứu cho thấy quan niệm của GVMN tập trung cao ở tiêu chí 5 với 23.8%, tiếp theo 22.4% tiêu chí 3, 20.1% tiêu chí 4, 18.3% tiêu chí 1, cuối cùng 15.4% tiêu chí 2 (biểu đồ 2.3). Như vậy, phần lớn GVMN đồng tình các quan niệm về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN và số lượng chênh lệch không lớn giữa địa bàn TP HCM và tỉnh Bình Phước (biểu đồ 2.4). Bên cạnh kết quả từ câu hỏi nhiều lựa chọn (câu 4 trong phụ lục 1), câu hỏi mở (câu 2 trong phụ lục 1) giúp người nghiên cứu đánh giá hiểu biết của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN. GVMN nêu lên hiểu biết về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN (câu 2 phụ lục 1) với 14% không đưa ra nhận định và 86% thể hiện sự hiểu biết về tích hợp trong đó 31% cho rằng tích hợp trong GDMN là lồng ghép/kết hợp nhiều môn học/lĩnh vực/vấn đề liên quan đến chủ đề để dạy trẻ (11%); tích hợp là dạy/cung cấp kiến thức ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động diễn ra trong ngày (10%); giáo viên linh hoạt, chủ động, sáng tạo khi lập kế hoạch, lấy trẻ làm trung tâm, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (7%) và 3% cho rằng trong một
môn học tích hợp thêm nhiều môn học khác. Thêm vào đó, 4% cùng ý kiến “tích hợp là học tập nghiên cứu sáng tạo một cách toàn diện các công cụ, phương tiện dạy học với các mô hình theo tích hợp, các kĩ năng kiến thức, cách tiếp cận cần đa dạng xung quanh cuộc sống” và 3% nhận định tích hợp trong GDMN là cho trẻ tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 48% còn lại hiểu tích hợp trong GDMN là: dựa trên hứng thú của trẻ, giúp trẻ phát triển 5 mặt, phát triển nhiều lĩnh vực; tạo hứng thú cho trẻ; tích hợp giúp trẻ hứng thú hơn; lồng ghép các hoạt động học với nhau; trẻ được trải nghiệm; hướng đến chương trình GDMN tốt nhất; tích hợp nhiều lĩnh vực với nhau; lấy người học làm trung tâm, kết hợp những hoạt động thành một khối chức năng để giải quyết nhiệm vụ học tập; thiết kế các nội dung và tổ chức các hoạt động thành một thể thống nhất; giáo viên sử dụng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau để truyền đạt kiến thức; giáo viên luôn đổi mới thực hiện linh hoạt các phương pháp hình thức tổ chức; giáo viên linh hoạt trong mọi hoạt động; luôn tạo sự gần gũi yêu thương giữa cô và trẻ;… Mâu thuẫn diễn ra khi phần lớn GVMN (N=100) đồng tình các quan niệm về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN (hình 2.3) nhưng khi đưa ra quan niệm khoảng 31% hiểu biết một khía cạnh của tích hợp nhưng chưa rõ ràng và còn nhầm lẫn giữa các khái niệm (tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, dạy học tích cực) khi cho rằng tích hợp trong GDMN là: lấy trẻ làm trung tâm; sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; lồng ghép nhiều môn học; một môn tích hợp được nhiều môn; cung cấp kiến thức mọi lúc mọi nơi hay giáo viên linh hoạt, chủ động…; 14% không đưa ra nhận định; 55% hiểu tích hợp khá mù mờ thậm chí hiểu sai về tích hợp khi cho rằng tích hợp trong GDMN là cho trẻ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hay tích hợp là học tập nghiên cứu sáng tạo một cách toàn diện các công cụ, phương tiện dạy học... Trong khi tích hợp trong GDMN được hiểu là đảm bảo mối liên kết giữa các môn học, các lĩnh vực nhận thức hay các mặt giáo dục thông qua khám phá các chủ đề giáo dục gắn liền với cuộc sống; tổ chức hoạt động mọi lúc mọi nơi, trong mọi hình thức dạy học; luôn đi kèm với dạy học tích cực và lấy trẻ là trung tâm đã được khẳng định trong chương 1.
Hỗ trợ kết quả từ phiếu hỏi, kết quả phỏng vấn 6 GVMN - theo đánh giá của ban giám hiệu họ có chuyên môn vững trong trường (giáo viên giỏi) thậm chí
quận/huyện/thị xã – với những nhận định: tích hợp trong GDMN là một hoạt động có
thể tích hợp nhiều môn học khác trong tiết học (GV-01, GV-02) hay “các nội dung
đan xen lại với nhau” (GV-05), GV-06 cho rằng “tích hợp tất cả các hoạt động lồng
ghép vô để giáo dục trẻ, tích hợp cần nhẹ nhàng, thoải mái, hợp lý chứ không phải
đưa ra cứng nhắc”. Bốn giáo viên đưa ví dụ minh chứng gần giống nhau khi cho rằng:
dạy tiết môi trường xung quanh tích hợp được nhiều hoạt động như âm nhạc, toán, thể dục và nhiều môn học khác; có giáo viên nêu cụ thể hơn: dạy đề tài tìm hiểu cây xanh, có thể cho trẻ hát “em yêu cây xanh”, tạo hình cây (cho trẻ vẽ, nặn), học toán khi đếm trong sân trường có bao nhiêu cây… GV-03 với ý kiến, “trong 1 giờ hoạt động của trẻ
giáo viên sử dụng nhiều các hoạt động nhưng không nháo nhào vào với nhau mà tích
hợp nhẹ nhàng, hợp lý, phù hợp vào các hoạt động” với minh chứng: hoạt động thể
chất có thể lồng vào âm nhạc, môi trường xung quanh; trong quá trình dạy tạo những tình huống có vấn đề cho trẻ cùng xử lý, cùng trải nghiệm (đây là trường hợp sau khi quan sát thực tế dạy học tôi tự liên hệ xin phỏng vấn). Kết quả không đồng nhất giữa câu hỏi nhiều lựa chọn (câu 4 phụ lục 1) - khá nhiều GVMN đồng tình các quan niệm về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN – với câu hỏi mở (câu 2 phụ lục 1) và phỏng vấn. Khi GVMN thể hiện hiểu biết về tích hợp trong GDMN, số lượng không nhiều GVMN hiểu biết về một khía cạnh của tích hợp nhưng chưa rõ ràng, đầy đủ, còn nhầm lẫn giữa các khái niệm (5/6 trường hợp phỏng vấn và 31% từ phiếu hỏi) bởi họ suy nghĩ tích hợp chỉ thực hiện trong giờ học (hoạt động chung) và lồng ghép, đan xen nhiều môn học khác trong một hoạt động bên cạnh một số lượng lớn (trên 50%) còn mù mờ thậm chí hiểu sai về tích hợp trong GDMN. Mặc dù, đối tượng phỏng vấn đi đầu về chuyên môn (đánh giá của ban giám hiệu) nhưng hiểu biết về tích hợp chỉ dừng ở việc lồng ghép, đan xen nhiều môn học vào trong một tiết học, do đó, 31% trong mẫu khảo sát hiểu một khía cạnh của tích hợp và còn nhầm lẫn giữa các khái niệm; 55% hiểu tích hợp khá mù mờ thậm chí hiểu sai về tích hợp trong GDMN là điều có thể lý giải được. Một trường hợp khả quan hơn, GV-04 cho rằng “trong quá trình
chăm sóc – giáo dục trẻ thì lồng ghép rất nhiều nội dung tích hợp vào trong đó”, minh
chứng cho nhận định trên “trong một hoạt động phát triển 5 mặt ở trẻ: thể chất, thẩm mĩ, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội, bên cạnh đó còn tích hợp nhiều vấn đề
khác, những vấn đề nổi cộm trong xã hội như tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tiết
kiệm năng lượng, an toàn giao thông”. Mặc dù cách hiểu tích hợp trong GDMN của
GV-04 không hạn hẹp trong giờ học mà còn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tuy nhiên minh chứng GV-04 đưa ra vẫn là “trong một hoạt động”, không những thế GV- 04 hiểu khá cứng nhắc khi cho rằng trong một hoạt động tích hợp nhiều vấn đề nổi cộm của xã hội và phát triển cả 5 mặt. Khi nói đến “ngày tích hợp”, 5/6 trường hợp chưa nghe thấy; GV-04 biết đến và mô tả khá rõ ràng, cụ thể, thể hiện hiểu biết của mình về ngày tích hợp: “1 ngày rất nhiều hoạt động, cụ thể với nội dung an toàn giao thông, lúc đón trẻ có thể hỏi trẻ: ai đưa con đi học? Con đi bằng phương tiện gì? Để
bảo vệ an toàn cho bản thân con thì khi đi trên xe con phải như thế nào? Giáo dục trẻ
cùng với sự phối hợp với gia đình, trẻ biết được đi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
Nội dung học tích hợp 2 nội dung: bảo vệ môi trường, trong quá trình các phương tiện
giao thông lưu thông trên đường thì xả ra khói bụi, ảnh hưởng đến môi trường, làm
thế nào bảo vệ bản thân? Đeo khẩu trang / đội mũ bảo hiểm để bảo vệ bản thân. Hoạt
động chiều: làm các sản phẩm về an toàn giao thông từ các vật liệu phế thải như ô tô,
máy bay, nón bảo hiểm. Hoạt động tích hợp (hoạt động chung): hát “em đi qua ngã tư
đường phố” trọng tâm là hát thuộc bài hát, diễm cảm. Tích hợp kĩ năng sống khi đi qua ngã tư đường phố: đèn đỏ dừng, đèn xanh được đi; trẻ biết được đèn có hình dạng
gì, màu sắc thẩm mĩ, hành vi văn minh khi đi trên đường như thế nào; có tín hiệu cho
người đi bộ thì trẻ đi trên vạch trắng, khi gặp cụ già, em nhỏ trẻ biết nhường đường”.
Tuy nhiên, “ngày tích hợp” theo cách hiểu của GV-04, giáo viên chủ động, hướng dẫn hoạt động cho trẻ hay đặt những câu hỏi để trẻ trả lời và trẻ chưa được đặt câu hỏi cũng như theo đuổi câu trả lời cho mình; khi nói đến hoạt động tích hợp (hoạt động chung) một lần nữa chứng minh GV-04 khá cứng nhắc khi cho rằng trong một hoạt động tích hợp nhiều vấn đề xã hội và đảm bảo các mặt phát triển. Trong khi đó “ngày tích hợp” đúng nghĩa trẻ được khuyến khích đặt câu hỏi và theo đuổi câu trả lời, trẻ làm việc cùng nhau, chia sẻ ý tưởng và tìm câu trả lời sáng tạo cho các vấn đề; giáo viên là người hỗ trợ và hướng dẫn [54]. Hơn nữa, Bennett [56] cho rằng “ngày tích hợp có thể thành công xuất sắc và có thể thảm hại, ngày tích hợp vô tổ chức không có
công trước tiên giáo viên cần có hiểu biết đúng đắn về “ngày tích hợp” để xây dựng kế hoạch cũng như cần sự hợp tác của trẻ. Như vậy, GV-04 có những hiểu biết nhất định về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN mặc dù chưa đầy đủ, rõ ràng và chính xác bởi