Nhận thức của GVMN

Một phần của tài liệu nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.1. Nhận thức của GVMN

Theo từ điển triết học [31, tr.407], nhận thức là “quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi những quy luật phát triển

xã hội và gắn liền không thể tách rời với thực tiễn”. Có thể hiểu trong quá trình nhận

thức con người thu nhận kiến thức, tái tạo lại cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống vì nhận thức không xa rời thực tiễn, cũng từ đó giúp con người hiểu rõ thế giới xung quanh để thích ứng. Hỗ trợ cho quan niệm trên, từ điển tâm lý học [10, tr.553] cho rằng, nhận thức là “tiếp thu được những kiến thức, hiểu biết những quy luật về những

hiện tượng, quá trình ….. Như vậy, có thể hiểu nhận thức của GVMN về cách tiếp

cận tích hợp trong GDMN nghĩa là giáo viên có hiểu biết, kiến thức như thế nào về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN. Trong hội thảo, GVMN thể hiện sự hiểu biết về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN: “dạy học tích hợp không chú trọng cung cấp những kiến thức kĩ năng đơn lẻ mà cung cấp những kinh nghiệm sống, những kiến

thức gần gũi xung quanh trẻ một cách tổng thể” [3]. Đây là quan niệm được thể hiện

trong chương trình GDMN và tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình. Giáo viên bắt đầu từ đâu không quan trọng bằng việc họ thực hiện như thế nào và bọn trẻ sẽ được đi đến đâu trong sự phát triển của chúng [15, tr.48]. Xavier [22, tr.12] nhận định “một giáo viên giỏi không phải là người biết nói phải tổ chức lớp học như thế nào, mà biết

tổ chức một lớp cụ thể”. Chính vì thế, GVMN phải có ý thức trau dồi kiến thức, nâng

cao trình độ, mở rộng tư duy, trao đổi với đồng nghiệp và mọi người xung quanh để có nhận thức đúng đắn về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN. Quá trình học tập của GVMN diễn ra mọi lúc mọi nơi như chính quá trình học của trẻ, giáo viên có thể học qua những giờ rảnh rỗi của ngày làm việc, trong cuộc trò chuyện với đồng nghiệp, cái nhìn thoáng qua của lớp học bên cạnh hay những kinh nghiệm hàng ngày trong lớp

học [33, tr.18]. Chính vì thế, nếu GVMN có ý thức về quá trình học tập của mình sẽ có ý thức về quá trình học tập của trẻ em.

Một phần của tài liệu nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)