Một số biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN về tích hợp và vận

Một phần của tài liệu nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 77 - 113)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Một số biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN về tích hợp và vận

Căn cứ vào kết quả tìm hiểu thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nguyên tắc phát huy những ưu điểm, thành công mà tích hợp đem lại và khắc phục những khó khăn GVMN gặp phải trong thực tế dạy học tích hợp, những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo viên nhận thức về tích hợp, cũng như đề xuất của GVMN và các bên liên quan về một số biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN về tích hợp.

2.4.2. Một số biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN về tích hợp và vận dụng vào thực tế dạy học vào thực tế dạy học

Những biện pháp hỗ trợ GVMN nâng cao nhận thức về tích hợp:

Biện pháp 1: Mở các lớp bồi dưỡng về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN có chất lượng và cần có chỉ tiêu, điều kiện cụ thể trong việc chọn, cử người báo cáo hoặc đại diện tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn từ Vụ mầm non đến cơ sở

Biện pháp 2: Đẩy mạnh các nghiên cứu về tích hợp trong GDMN

Biện pháp 3: Các tài liệu về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN cần phong phú và có những ví dụ minh họa cụ thể

Biện pháp 4: Giảng viên khoa GDMN các trường sư phạm cần tiếp cận tích hợp và dạy học theo hướng tích hợp cũng như đổi mới phương pháp dạy học

Những biện pháp hỗ trợ GVMN vận dụng tích hợp vào thực tế dạy học:

Biện pháp 5: Khuyến khích GVMN tự học, tự nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau trên thế giới (Facebook, blog, web các nhà giáo dục và các trường mầm non trên thế giới…)

Biện pháp 6: Khuyến khích GVMN làm việc cùng trường dự giờ lẫn nhau (không chính thức)

Biện pháp 7: Cần có sự liên kết, thống nhất quan điểm về cách tiếp cận tích hợp giữa cơ sở đào tạo và các cấp quản lý GDMN (Vụ, Sở, Phòng mầm non)

Biện pháp 8: Giải quyết số lượng trường lớp, số lượng trẻ bằng cách hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm trường mầm non. Bên cạnh đó cần tuyên truyền đến phụ huynh về chương trình GDMN với cách tiếp cận tích hợp.

Tiểu kết chương 2

Dựa trên kết quả khảo sát, những ý kiến thu thập từ GVMN, cán bộ quản lý, giảng viên sư phạm, quá trình quan sát GVMN tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích hợp cũng như ý kiến của chuyên gia về vấn đề nghiên cứu và thực trạng đang diễn ra - bằng chứng giá trị lý giải thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN.

GVMN hiểu tích hợp khá cứng nhắc, khiên cưỡng khi cho rằng trong một hoạt động cần tích hợp thêm một số hoạt động, môn học khác, hiểu theo kiểu nghe nhiều, xem người ta làm tích hợp thì hiểu và nói như thế bên cạnh phần lớn GVMN hiểu tích hợp khá mù mờ thậm chí hiểu sai về tích hợp. Kết quả này được khẳng định qua đánh giá của GVMN về ưu điểm, hạn chế của cách tiếp cận tích hợp; những thành công và khó khăn khi thực thi chương trình với cách tiếp cận tích hợp cũng như quan sát thực tế dạy học của họ. Không riêng GVMN mà các cấp quản lý, giảng viên sư phạm hiểu tích hợp theo kiểu lý thuyết và cho rằng trong một hoạt động cần cộng thêm các hoạt động khác, đảm bảo các mặt phát triển, hơn nữa khá mù mờ về ưu điểm và hạn chế của chính cách tiếp cận tích hợp thậm chí nhầm lẫn giữa ưu điểm của tích hợp với những thành công mà tích hợp mang lại cũng như giữa hạn chế của tích hợp với những khó khăn khi thực thi tích hợp.

GVMN thừa nhận trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của GVMN về tích hợp và dạy học tích hợp của họ, trong đó có những yếu tố người nghiên cứu đưa ra bên cạnh yếu tố xuất phát từ bản thân giáo viên (khả năng linh hoạt sáng tạo của giáo viên còn hạn chế) và một số yếu tố khách quan bên ngoài (tài liệu

chưa đầy đủ, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thời gian phân bố chưa hợp lý…) – xuất phát từ cách hiểu của họ về tích hợp.

Từ thực trạng thu được người nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp và vận dụng vào thực tế dạy học hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Tích hợp trong GDMN đảm bảo mối liên kết giữa các môn học, các lĩnh vực nhận thức hay các mặt giáo dục thông qua các chủ đề giáo dục gắn liền với cuộc sống; tổ chức hoạt động mọi lúc mọi nơi, trong mọi hình thức dạy học; tích hợp luôn đi kèm với dạy học tích cực và lấy trẻ là trung tâm. Chương trình với cách tiếp cận tích hợp đem lại nhiều thành công cho người học bên cạnh những khó khăn khi thực thi xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, yếu tố cốt lõi đem đến thành công trong dạy học chương trình tích hợp chính là nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp. Chính vì thế, GVMN cần có hiểu biết về bản chất của cách tiếp cận tích hợp trong GDMN từ đó đem lại nhiều thành công trong thực tế dạy học.

2. Kết quả khảo sát đáng báo động khi phần lớn GVMN hiểu tích hợp mù mờ thậm chí hiểu sai về tích hợp trong GDMN bên cạnh một số GVMN hiểu tích hợp khá cứng nhắc, khiên cưỡng khi cho rằng trong một hoạt động cần tích hợp thêm một số hoạt động, môn học khác, hiểu theo kiểu nghe nhiều, xem người ta làm tích hợp thì hiểu và nói như thế. Kết quả này được khẳng định qua đánh giá của GVMN về ưu điểm, hạn chế của cách tiếp cận tích hợp; những thành công và khó khăn khi thực thi chương trình với cách tiếp cận tích hợp cũng như quan sát thực tế dạy học của họ. Không riêng GVMN mà các cấp quản lý, một số giảng viên sư phạm hiểu tích hợp theo kiểu lý thuyết và cho rằng trong một hoạt động cần cộng thêm các hoạt động khác, đảm bảo các mặt phát triển, hơn nữa khá mù mờ về ưu điểm và hạn chế của chính cách tiếp cận tích hợp thậm chí nhầm lẫn giữa ưu điểm của tích hợp với những thành công mà tích hợp mang lại cũng như giữa hạn chế của tích hợp với những khó khăn khi thực thi tích hợp. GVMN thừa nhận trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của họ về tích hợp và dạy học tích hợp xuất phát từ bản thân GVMN, các cấp quản lý, cơ sở đào tạo.

3. Xuất phát từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng, người nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp và vận dụng vào thực tế dạy học hiệu quả.

II. Kiến nghị

1. Các cấp quản lý cần nhìn nhận đúng thực trạng nhận thức về tích hợp và thực tế dạy học tích hợp của GVMN hiện nay.

2. Chú trọng, quan tâm và tăng cường công tác nâng cao nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN.

3. Cần biên soạn thêm tài liệu về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN cũng như tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp dễ hiểu và gần gũi với thực tế dạy học.

4. Khoa GDMN các trường sư phạm cần tiếp cận tích hợp và giảng dạy theo hướng tích hợp, bên cạnh đó các giảng viên viết bài, nghiên cứu về tích hợp và chia sẻ trên các trang mạng xã hội (facebook, blog…)

5. GVMN cần có tinh thần tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu cách tiếp cận tích hợp để có nhận thức đúng đắn về bản chất của tích hợp trong GDMN để người học – trẻ mầm non được hưởng những thành công mà chương trình với cách tiếp cận đem lại.

6. Kết quả nghiên cứu của đề tài về thực trạng nhận thức GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN, do đó các nghiên cứu tiếp theo có thể xây dựng hệ thống giải pháp và thử nghiệm biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN về tích hợp trong GDMN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ph.Ăng-Ghen (1976), Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (12/2009), Hội thảo khoa học đào tạo giáo viên đáp ứng

yêu cầu thực hiện chương trình GDMN, TP HCM.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (11/2012), Hội thảo khoa học dạy học tích hợp – dạy

học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông, TP HCM.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Điều lệ trường mầm non, Văn bản hợp nhất thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT và thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Bộ giáo dục và đào tạo – Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch: Hướng dẫn định

mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập, Số:

71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV.

7. Phạm Mai Chi (2000), Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp bộ: Đổi mới tổ chức

hoạt động học tập và vui chơi theo hướng tiếp cận tích hợp theo chủ đề,

số B98-49-TDD46, Viện khoa học giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

8. Phạm Thị Mai Chi, Lê Thu Hương, Trần Thị Thanh (2005), Đổi mới hình thức tổ

chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

9. Dewey, J. (2012), Kinh nghiệm và giáo dục, Phạm Anh Tuấn dịch, Nxb trẻ, TP HCM.

10. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học,Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội.

11. Giselle O. Martin-Kniep (2011), “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên

giỏi”, Lê Văn Canh dịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, TP HCM..

12. Lê Minh Hà, Lê Thị Ánh Tuyết (2007), Hướng dẫn tổ chức thực hiện thí điểm

chương trình GDMN, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Phan Thị Thu Hiền (2007), Dạy học tích hợp ở bậc học mầm non, bài giảng cho sinh viên trình độ đại học, ĐHSP TP HCM.

15. Nguyễn Thị Hòa (2010), Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

16. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

17. Trương Thị Xuân Huệ (2014), Lý luận dạy học hiện đại dạy học tích hợp trong

trường phổ thông và trường mầm non,Nxb Lao động, TP HCM.

18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

19. Nguyên Ngọc (2006), “Cần thay đổi triết lý giáo dục”, Khoa học giáo dục – đi

tìm diện mạo mới, tr.9-13, Nxb Trẻ, TP HCM.

20. Hoàng Phê (2008), Từ điển tiếng Việt,Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

21. Phòng GDMN – Sở GD & ĐT TP HCM (2008), “Một số rào cản trong đơi mới GDMN TP HCM”, Tạp chí GDMN, số 2, tr.8-10, 15.

22. Roegiers, Xavier (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển

các năng lực ở nhà trường, Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị (dịch),

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Vũ Thị Sơn (11/2012), “Dạy học tích hợp: Những vấn đề đặt ra đối với giáo viên phổ thông”, Bài tham luận trong hội thảo khoa học: Dạy học tích hợp

– dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và

Đào tạo.

24. Stronge, H. J. (2011), Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả, Lê Văn Canh dịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, TP HCM.

25. Phạm Thị Sửu (2006), 60 năm giáo dục mầm non Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Trần Quang Thái (2013), “Về mục tiêu đào tạo của giáo dục đại học nước ta trong xu thế phát triển hiện nay”, Tạp chí Đại học Sài Gòn,số 18, tr.40-44.

27. Nguyễn Đăng Trung (2008), “Phương hướng vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong quá trình dạy học môn giáo dục học ở trường Cao đẳng Sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, 2(182), tr.25-28.

28. Trường Đại học Sư phạm TP HCM (2014), tập huấn: “Xây dựng và thực hiện chương trình GDMN để thúc đẩy sự phát triển của trẻ”, Shelagh Miller (UPC – Sydney), TP HCM.

29. Trường Đại học Sư phạm TP HCM (2014), tập huấn: “Thiết kế các hoạt động

học tập để thúc đẩy sự phát triển của trẻ”, Shelagh Miller (UPC – Sydney),

TP HCM.

30. Hoàng Thị Tuyết (12/2012), “Đào tạo – dạy học theo quan điểm tích hợp: chúng ta đang ở đâu”, Bài tham luận trong hội thảo khoa học: Dạy học tích

hợp ở Tiểu học hiện tại và tương lai, Trường ĐHSP TPHCM.

31. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ Mát –xcơ-va.

32. Wiley, J & Sons (2012), Người thầy giỏi ở mọi lớp học, Lê Thị Cẩm dịch, Nxb Trẻ, TP HCM.

Tiếng Anh

33. Aminudin, N. A. (2012), teachers’ perceptions of the impact of professional

development on teaching practice: the case of one primary school, Master

of Educational Leadership and Management, Unitec Institute of Technology, New Zealand.

34. Beane, J. (1991), “The middle school: The natural home of integrated curriculum”, Integrating the Curriculum, Association for Supervision and Curriculum Development, pp.9-13.

35. Craig H. Hart, Diane C. Burts, Rosalind Charlesworth (1997), Integrated curriculum and developmentally appropriate practice: birth to age eight,

State University of New York Press, United States.

36. Department of Education, Culture and Employment (2012-2013), “Integrated kindergarten curriculum: A holistic approach to children’s early learning”,

37. Drake, S. M, Burns, R.C. (2004), “Chapter 1: What is integrated curriculum”,

Meeting standards through integrated curriculum, Association for

Supervision and Curriculum Development.

38. Fan, M. (2004), “The Idea of Integrated Education: From the point of view of Whitehead’s philosophy of Education”, paper presented at the Forum for Integrated Education and Educational Reform sponsored by the Council for Global Integrative Education, Santa Cruz, CA.

39. Fogarty, R. (1991), “Ten ways to integrate curiculum”, Integrating the Curiculum.

40. Franzie, L.L. (2012), “Model of curriculum integrated”, the journal of technology studies, United States.

41. Howard Woodhouse (1995), “Towards a Process Theory of Learning: Feeling the Beauty of the World”, Interchange, 26(4), pp.349.

42. Ivanitskaya, L., Clark, D., Montgomery, G. and Primeau, R. (2002), “Interdisciplinary Learning: Process and Outcomes”, Innovative Higher Education, 27(2), pp.95-111.

43. Krogh, S., P Morehouse, P. (2007), The early childhood curriculum: inquiry

learning through integration, the McGraw-Hill Higher Education, United

States.

44. Lake, K. (2000), “Integrated Curriculum”, School improvement Research series, Close-up # 16.

45. Obiozor, W.E and et al (2010), “Integration and Innovation in Early Childhood Education childhood education in Nigeria: implications for quality teacher

production”, African journal of teacher education, 1(1), pp.209-221.

46. Susan, M. D., Joanne. R (2010), “Integrated Curriculum: Increasing relevance while maintaining accountability”, What work? Research into Practice,

Research Monograph # 28.

47. Susuwele-Banda, W. J. (2005), Classroom Assessment in Malawi: Teachers’

Perceptions and Practices in Mathematics, Doctor of philosophy, Virginia

48. UNESCO (2002), An integrated approach to early childhood education and care, Early childhood and family policy series no3.

49. Vars, G.F. (1991), “Integrated curriculum in historical perspective”, Integrating

the Curriculum, Association for Supervision and Curriculum Development,

pp.14-15.

50. WACE (2008), “Integrated approaches to teaching and learning in the senior secondary school”, Curriculum council government of western Australia.

Các website liên quan

51. http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/hoangtuy/nguoithaytrongnhatruonghiendai .htm. 52. http://baodientu.chinhphu.vn/Doi-moi-giao-duc-dao-tao/Vai-tro-cua-giao-vien- trong-doi-moi-giao-duc/186020.vgp. 53. http://www.jpgmonline.com/article.asp?issn=0022- 3859;year=1994;volume=40;issue=4;spage=231;epage=2;aulast=Joglekar 54. http://lyman.rsd13ct.org/About-Us/Integrated-Day-Program 55. http://www.wisegeek.org/what-is-bruners-scaffolding-theory.htm. 56. http://personalweb.donet.com/~eprice/bennett.htm 57. https://www.archeworks.org/projects/tcsp/ic_guide_p6.html 58. http://en.wikipedia.org/wiki/Waldorf_education 59. http://www.vietnamplus.vn/thuc-trang-truong-mam-non-vua-mat-can-doi-vua- thieu-an-toan/281390.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu hỏi dành cho GVMN

Phụ lục 2. Phiếu quan sát thực tế dạy học của GVMN Phụ lục 3. Kết quả kiểm định

Một phần của tài liệu nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 77 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)