Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi đặt ra mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN và đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN để đáp ứng tinh thần của chương trình GDMN với cách tiếp cận tích hợp. Nghiên cứu được khảo sát trên địa bàn TP HCM – nơi Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn lựa chọn để thử nghiệm hoặc thực hiện thí điểm bất kì đổi mới và tỉnh Bình Phước – một tỉnh miền núi còn nhiều khu vực vùng sâu vùng xa - được đánh giá là khá xa “mặt trời” nên mọi vấn đề tiếp cận là con đường dài và đáng quan tâm.

Nghiên cứu này điều tra nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN một cách có hệ thống dưới cả hai góc độ định lượng và định tính. Trước hết, tôi tập hợp số liệu để tìm hiểu nhận thức, đánh giá của GVMN về cách tiếp cận tích hợp, thực tế dạy học ở các trường mầm non và những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp. Tiếp theo, thu thập số liệu từ phỏng vấn sâu cán bộ quản lý phòng GDMN, ban giám hiệu các trường mầm non cũng như GVMN và quan sát tự nhiên thực tế dạy học của GVMN. Từ đó, tôi đánh giá nhận thức của GVMN và thực tế dạy học của họ có như những gì họ nhận thức và có đáp ứng được chương trình GDMN với cách tiếp cận tích hợp; những thành công và khó khăn khi thực thi chương trình và ghi nhận những đề xuất nâng cao nhận thức của giáo viên về cách tiếp cận tích hợp của các đối tượng điều tra. Trên cơ sở đi sâu tìm hiểu thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp; những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên cũng như thu thập những đánh giá, giải thích, ý kiến phản hồi của các bên liên quan, tôi phỏng vấn sâu 2 giảng viên trường sư phạm và 2 chuyên gia.

Ngoài ra, tôi sẽ lý giải thực trạng dựa trên cơ sở lý luận của cách tiếp cận tích hợp. Trên kết quả phân tích thực trạng và những đề xuất của các khách thể khảo sát cũng như ý kiến các bên liên quan, tôi đưa ra các biện pháp hỗ trợ GVMN nâng cao nhận thức về tích hợp, giúp họ vận dụng vào thực tế dạy học đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)