Đặc điểm thích nghicủa lồi Bích trai mồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển phan thiết, tỉnh bình thuận (Trang 100 - 106)

Tên thơng thường: Bích trai mồng

Tên khoa học: Cyanotis cristata (L.) D. Don Họ Thài lài: Commelinaceae

Bộ Thài lài: Commelinales Phân lớp Hành: Liliidae Lớp Hành: Liliopsida

Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta

3.11.2. Đặc điểm hình tháithích nghi

Phiến lá cĩ lơng hai mặt, dài 1-5 cm; bẹ ngắn. Phát hoa cĩ một lá hoa to và rất nhiều lá hoa nhỏ kết hợp; hoa màu lam hoặc tím, cánh hoa rộng 2 mm; nhị 6, chỉ cĩ lơng lam tím, bao phấn cam. Quả dài 1-5 mm, hột cĩ màng bao bọc.

Bích trai mồng cĩ rễ cây đâm nơng dưới đất để hút nước và muối khống. Cây thân thảo hàng năm, cĩ thân mảnh, cao khoảng 25-50 cm, bị rồi đứng, mềm, cĩ lơng, mọng nước và nằm sát mặt đất, nhờ đĩ cây ít bị cháy khơ trước nhiệt độ cao và ánh nắng gay gắt của mơi trường.

Lá hình thuơn hoặc hình giáo, cĩ kích thước khá nhỏ, chiều dài trung bình 22,7 mm, chiều rộng trung bình 7,9 mm. Lá mọng nước, cĩ lơng phủ quanh ở cả hai mặt, phản chiếu một phần ánh nắng mặt trời khơng bị thiêu đốt và giảm nhiệt độ ở lá.

Hoa cĩ kích thước nhỏ, mọc thành cụm cĩ 8 – 10 , cĩ các lá hoa bao phủ bên ngồi che chở cho hoa. Mỗi cụm hoa mọc trên phần thân đứng, cĩ nhị và nhụy, chỉ nhị cĩ lơng và bao phấn cao hơn cánh hoa. Quả cĩ kích thước nhỏ, thuận lợi để phát tán đến những nơi cĩ điều kiện thích hợp để nảy mầm và phát triển.

A B

C D

Hình 3.81. Lồi Bích trai mồng.

A. Bích trai mồng mọc thành bụi B. Bơng Bích trai mồng C. Rễ, thân, lá Bích trai mồng D. Quả Bích trai mồng 3.11.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi

3.11.3.1. Cấu tạo giải phẫu lá

Cấu tạo giải phẫu lá và độ dày của các mơ lá Bích trai mồng được thể hiện ở hình 3.82, 3.83 và bảng 3.12.

Lục lạp phân bố nhiều trong lục mơ giậu, lục mơ khuyết cũng cĩ khá nhiều lục lạp. Vịng bao quanh bĩ dẫncủa các bĩ dẫn cĩ lục lạp, đây là cấu trúc Kranz cĩ ở những lồi thực vật sống ở những vùng cĩ nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh.

Hình 3.83. Cấu tạo giải phẫu lá Bích trai mồng.

1. Biểu bì trên2. Mơ nước3. Lơng che chở4. Lục mơ giậu 5. Bĩ dẫn6. Biểu bì dưới7. Khí khổng

Hình 3.84. Cấu tạo một bĩ dẫn.

1. Mơ nước2. Lục mơ giậu 3. Vịng bao bĩ dẫn 4. Gỗ5. Libe 6. Lục mơ khuyết 7. Biểu bì dưới

Bảng 3.12. Độ dày trung bình (µm) các lớp mơ của phiến lá Bích trai mồng (n = 10).

LOẠI MƠ ĐỘ DÀY (µm) TỈ LỆ (%)

Biểu bì trên 84,35 ± 11,95 13,48 Mơ nước 351,75 ± 33,42 56,21 Lục mơ giậu 51,80 ± 8,38 8,28 Lục mơ khuyết 67,55 ± 6,18 10,79 Biểu bì dưới 70,35 ± 5,82 11,24 Tổng 625.8 ± 46,95 100

Bích trai mồng là thực vật thuộc lớp Hành, cĩ cấu tạo đồng đều ở các phần của lá, cĩ các bĩ dẫn xếp song song nhau.

Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào cĩ kích thước khơng đều nhau, các tế bào gần mép lá cĩ kích thước nhỏ hơn, ở trên biểu bì dưới cĩ một số tế bào phụ nằm đơn độc.Các khí khổng và lơng bảo vệ cĩ ở mặt trên và mặt dưới lá, nhưng mặt trên chỉ cĩ khí khổng ở mép lá, mặt dưới cĩ khí khổng rải rác trên mặt lá, nhờ đĩ, lá ít bị mất nước khi mơi trường cĩ nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh.

Hình 3.85. Khí khổng mặt trên lá

Bích trai mồng (10x). Hình 3.86. Khí khBích trai mồng (10x). ổng mặt dưới lá

Dưới biểu bì trên là 1 lớp tế bào đa giác cĩ chức năng dự trữ nước, càng đến giữa lá, mơ nước càng dày. Mơ nước chiếm phần lớn độ dày của phiến lá (chiếm 56,21%)

Kế tiếp mơ nước là 1 lớp lục mơ giậu, gồm các tế bào hình chữ nhật, thuơn dài xếp khít nhau. Dưới lục mơ giậu là 2-3 lớp lục mơ khuyết gồm các tế bào hình trịn hoặc gần trịn cĩ khoảng gian bào.

Các bĩ dẫn gồm gỗ ở trên, libe ở dưới, được bao bởi vịng tế bào bao bĩ dẫn cĩ lục lạp ở bên trong, giúp cây thích nghi trong điều kiện quang hợp với ánh sáng mạnh.

* Nhận xét:

Lá cây Bích trai mồng cĩ mơ nước, nhờ đĩ cây cĩ thể sống tốt ở mơi trường đất cát khơ hạn vùng ven biển.

Mặt trên và mặt dưới lá đều cĩ lơng che chở đơn bào,khí khổng ở mặt dưới để giảm được sự thốt hơi nước ở lá và phản chiếu một phần ánh sáng cho lá bớt nĩng.

Lá cĩ cấu trúc Kranz, cấu trúc này giúp cho cây quang hợp ở những nơi cĩ cường độ chiếu sáng mạnh như vùng đất cát ven biển khơ hạn, nhiều nắng.

3.11.3.2. Cấu tạo giải phẫu thân

Hình 3.88. Cấu tạo giải phẫu thân Bích trai mồng.

1. Lơng che chở2. Biểu bì3. Hậu mơ4. Nhu mơ ngồi

5. Vịng cương mơ 6, 9. Bĩ dẫn7. Khí khổng8. Nhu mơ trong10. Libe11. Gỗ

Cấu tạo giải phẫu thân Bích trai mồng cĩ hình gần trịn.Phía ngồi là biểu bì được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào hình chữ nhật cĩ kích thước khơng bằng nhau,cĩ lơng và cĩ khí khổng.

Dưới biểu bì là 1-2 lớp hậu mơ gĩc khơng liên tục. Tiếp phía trong là nhu mơgồm 3-6 lớp tế bào hình trịn hoặc hình đa giáckích thước khơng đều nhau, các tế bào bên trong lớn hơn tế bào bên ngồi, xếp cạnh nhau tạo những khoảng gian bào, bên trong các tế bào nhu mơ cĩ tinh bột.

Kế tiếp là 1-2 lớp tế bào cương mơ hình đa giác xếp thành vịng, trên vịng cĩ một số bĩ dẫn tiếp giáp.

Bên trong vịng cương mơ là nhu mơ trong cĩ kích thước lớn hơn các tế bào nhu mơ bên ngồi, bên trong các tế bào này dự trữ nước và tinh bột.

Các bĩ dẫn nằm rải rác trong nhu mơ trong, cĩ kích thước khơng đều nhau: các bĩ dẫn nằm giữa thân cĩ kích thước to nhất, các bĩ dẫn gần vịng cương mơ cĩ kích thước nhỏ hơn.Mỗi bĩ dẫn gồm một cụm nhỏ libe nằm ngồi, gỗ nằm trong libe cĩ 1 -3 mạch hậu mộc to, hình trịn hoặc bầu dục, 1-2 mạch tiền mộc hình trịn nằm trong vùng mơ mềm cĩ vách cellulose hoặc dưới libe ở bĩ dẫn phụ.

* Nhận xét:

Thân Bích trai mồng đặc ruột bên trong là các tế bào nhu mơ vỏ to để dự trữ nước và tinh bột trong điều kiện khơ hạn, khan hiếm nước.

Thân cây cĩ lơng che chở và biểu bì chứa nước giúp hạn chế nhiệt độ bên ngồi và ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến cây.

3.12. Đặc điểm thích nghi của lồi Cỏ chân gà 3.12.1. Phân loại

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số thực vật ở vùng đất cát ven biển phan thiết, tỉnh bình thuận (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)