L ời cam đoan
2.4.4. Phương pháp nhuộm Gram
a. Nguyên tắc
Dựa trên khả năng bắt màu của TB chất và thành TB với thuốc nhuộm tím kết tinh và iot mà hình thành nên hai loại phức chất khác nhau.
Loại phức chất thứ nhất vẫn giữ nguyên màu của thuốc nhuộm nên không bị rửa trôi khi xử lí bằng cồn. VSV có phức chất này thuộc loại Gram dương.
Loại phức chất thứ hai không giữ được màu của thuốc nhuộm nên mất màu khi xử lí bằng cồn và bắt màu của thuốc nhuộm bổ sung. VSV có phức chất này thuộc loại Gram âm
− VK được cấy trong ống thạch nghiêng chứa môi trường MPA từ 16 – 24h. Cho một giọt nước cất vô trùng lên phiến kính, dùng que cấy vô trùng lấy một ít tế bào VK hòa vào giọt nước và dàn mỏng.
− Hơ phiến kính lên ngọn lửa đèn cồn 2 – 3 lần, chú ý không để phiến kính nóng quá vì như thế tế bào VK sẽ bị biến dạng. Khi giọt nước bay hơi dần VK sẽ gắn chặt vào phiến kính.
− Nhuộm màu bằng cách nhỏ tím gentian lên vết bôi qua giấy lọc, giữ 1 – 2 phút.
− Tiếp theo nhỏ dung dịch lugol lên tiêu bản để trong 1 phút, sau đó bỏ giấy lọc và đổ thuốc đi, rửa lại tiêu bản bằng nước cất.
− Tiếp tục rửa bằng cồn 960
trong thời gian 30 – 40 giây, rửa lại tiêu bản bằng nước cất rồi để khô vết bôi.
− Nhuộm bổ sung bằng Fuchsin khoảng 1 – 2 phút, rửa lại bằng nước cất đến khi hết màu rồi để tiêu bản cho khô.
Quan sát dưới kính hiển vi với vật kính x100.
c. Kết quả
Nếu VK bắt màu tím thì đó là vi khuẩn Gram dương, VK bắt màu hồng là VK Gram âm. Chọn các chủng VK Gram dương để tiếp tục nghiên cứu.