9 .C ấu trúc luận văn
3.3.1. Tổ chức và phương pháp tác động thử nghiệm biện pháp
* Mục đích thử nghiệm: Thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện KN sử dụng Internet trong học tập TLH cho SV.
* Giả thuyết thử nghiệm: Từ kết quả thực trạng, chúng tôi nhận thấy nếu có sự thay đổi về nhận thức và KN tìm kiếm, lưu giữ, sử dụng thông tin sẽ giúp SV thay đổi thái độ, xuất hiện nhu cầu sử dụng Internet vào mục đích học tập nói chung, môn TLH nói riêng, từ
78
đó hình thành thao tác khai thác và dụng internet một cách thuần thục cho SV, mang lại kết quả học tập cao.
* Khách thể thử nghiệm: Khách thể là 30 SV năm thứ nhất, trong đó 15 SV ngành tự nhiên (TN) và 15 SV ngành xã hội (XH).
* Nội dung và cách tiến hành thử nghiệm:
Bước 1: Tiến hành khảo sát trước thử nghiệm mức độ nhận thức của SV về các mặt nhận thức về kỹ năng sử dụng internet cuả SV bằng phiếu điều tra (phụ lục 5)
+ Nhận thức về cách tìm kiếm (câu 1); cách lưu giữ, xử lý (câu 2) và cách sử dụng thông tin (câu 3) trên Internet với 3 mức độ “biết nhiều – biết ít – không biết” tương ứng với số điểm 3-2-1 cho mỗi lựa chọn.
Bước 2:
1. Chúng tôi tiến hành tổ chức giới thiệu một số thao tác tìm kiếm, lưu giữ, xử lý và sử dụng thông tin trên Internet
- Mục đích: Nhằm giúp SV nâng cao nhận thức về cách tìm kiếm, lưu giữ và sử dụng thông tin trên Internet.
- Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành với 30 SV nhóm thử nghiệm tại phòng máy tính thư viện trường. Tác giả cùng với một giáo viên tin học và cán bộ quản lý phòng máy trực tiếp hướng dẫn.
- Nội dung: Xem phụ lục 6
2. Tổ chức, hướng dẫn cho SV thực hành trên máy.
- Mục đích: Nhằm giúp SV vận dụng tri thức ở biện pháp 1 vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể, hình thành thao tác cho SV.
- Cách tiến hành: Nêu yêu cầu, hướng dẫn cách thực hiện, SV tự tiến hành thao tác trên máy, kiểm tra kết quả, nhận xét.
- Nội dung: Nội dung kiểm tra gồm hai bài tập sau:
◦ Bài tập 1: Hãy khai thác và sử dụng các thông tin trên Internet về trường phái “Tâm lý học hành vi” theo các nội dung sau:
+ Tác giả tiêu biểu + Nội dung
+ Đóng góp và hạn chế
◦ Bài tập 2: Hãy khai thác hình ảnh trên Internet về tác giả tiêu biểu của các trường phái “Tâm lý học hoạt động”.
79
Bước 3: Sau thời gian 4 tuần thử nghiệm, chúng tôi tiến hành đo lại mức độ thay đổi về nhận thức của SV thông qua phiếu điều tra (phụ lục 5) và mức độ biểu hiện kỹ năng bằng việc hoàn thành 2 bài tập mà chúng tôi xây dựng:
- Bài tập 1: Hãy khai thác và sử dụng các thông tin trên Internet về các nội dung đã học trong bài “tri giác”?
Kết quả thực hiện của SV phải đảm bảo các nội dung sau: + Khái niệm, đặc điểm (1điểm)
+ Các loại tri giác (điểm)
+ Các quy luật cơ bản của tri giác, gồm nội dung và ví dụ (Mỗi quy luật được tính 2 điểm)
+ Vai trò (1điểm)
+ SV nào tìm được nhiều thông tin, hình ảnh minh họa được cộng thêm 1 điểm - Bài tập 2: Hãy khai thác các hình ảnh trên Internet để minh họa cho “các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng”?
+ Mỗi hình ảnh minh họa cho từng cách sáng tạo được tính 1,5 điểm, nếu tìm nhiều hơn được cộng 1 điểm. Thang đánh giá kết quả vận dụng KN sau khi thử nghiệm như sau:
Điểm Mức độ
Từ 9 đến 10 điểm Rất cao
Từ 8 đến dưới 9 điểm Cao
Từ 7 đến dưới 8 điểm Trung bình Từ 6 đến dưới 7 điểm Thấp
Dưới 6 điểm Rất thấp
Bước 4: So sánh, đối chiếu kết quả hai lần đo trước và sau thử nghiệm, đưa ra nhận xét, đánh giá.
80 http://www.google.com/ Hình 3.1. Nàng tiên cá (Chắp ghép) http://www.google.com/ Hình 3.2.Con rồng (Chắp ghép) http://www.google.com/ Hình 3.3. Người khổng lồ (Nhấn mạnh) http://www.google.com/
Hình 3.4. Ô tô bay (Liên hợp)
http://www.google.com/ Hình 3.5. Phật bà nghìn tay, nghìn mắt
http://www.google.com/
81
(Nhấn mạnh) cái cào
(Loại suy)